3.1.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế huyện giai đoạn 2011 - 2020
Mục tiêu chung
Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH trên cơ sở khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế sẵn có, huy động mạnh mẽ nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ƣơng, của Tỉnh, của các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông lâm nghiệp. Tạo tiền đề vững chắc, tạo bƣớc phát triển nhanh và bền vững, nhanh chóng thu hẹp chênh lệch về trình độ phát triển với các huyện trong tỉnh và khu vực, sớm thoát khỏi tình trạng là huyện đặc biệt khó khăn, kém phát triển của tỉnh.
Tăng cƣờng tiềm lực Quốc phòng - An ninh, gắn Quốc phòng - An ninh với phát triển kinh tế, đảm bảo chủ quyền biên giới quốc gia đƣợc giữ vững, biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Mục tiêu cụ thể
+ Trong thời kỳ quy hoạch, phấn đấu đạt mức tăng trƣởng kinh tế thời kỳ 2011 - 2015 từ 13 - 15%/năm; thời kỳ 2016 - 2020 từ 11 - 13% (đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế ứơc đạt 12,7%).
- Về cơ cấu kinh tế: Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp.
Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế nhƣ sau: + Công nghiệp - Xây dựng 30%;
+ Thƣơng mại, dịch vụ, du lịch 35%; + Nông - Lâm nghiệp 35%.
44 + Công nghiệp - Xây dựng 35%; + Thƣơng mại, dịch vụ, du lịch 37%; + Nông - Lâm nghiệp 28%.
- Đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 20 triệu đồng/ngƣời/năm. - Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt năm 2020 đạt 40.937 tấn, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt trên 600,00 kg/ngƣời/năm.
3.1.1.2. Phương án quy hoạch phát triển kinh tế huyện Hoàng Su Phì
Để đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng kinh tế cơ bản trong kỳ quy hoạch 2011 - 2020, thì việc lựa chọn cơ cấu kinh tế và hƣớng đi có ý nghĩa quyết định. Cơ cấu kinh tế phải hƣớng tới sử dụng lao động và nhanh chóng chuyển một bộ phận đáng kể lao động từ khu vực năng suất thấp sang khu vực năng suất cao (cả chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ và chuyển từ việc trồng trọt, chăn nuôi có năng suất thấp sang trồng trọt, chăn nuôi có năng suất lao động cao hơn). Tăng nhanh tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, trong đó đặc biệt là tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ làm tiền đề để đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm tới:
- Đảm bảo an ninh lƣơng thực trong toàn huyện trên cơ sở tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện có.
- Tiếp tục chƣơng trình xây dựng phát triển ruộng bậc thang trồng lúa nƣớc, xây dựng nƣơng định canh. Tăng diện tích đất trồng cây thức ăn giá súc, diện tích đất canh tác trồng cây lƣơng thực phục vụ chăn nuôi.
- Chủ động trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng theo Nghị quyết 30A. Đặc biệt là trồng rừng kinh tế và rừng phòng hộ, nâng độ che phủ của rừng đến năm 2020 đạt 60%.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tập trung vào phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp dựa trên cơ sở tiềm lực của huyện. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc tham gia đầu tƣ phát triển các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn huyện nhất là những ngành sử dụng nhiều lao động.
- Phát triển mạnh các hoạt động DV - TM, tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất cho các khu du lịch trọng điểm trên địa bàn các xã nhƣ Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên, Túng Sán, Tả Sử Chóong phát
45
triển đa dạng các loại hình du lịch trong đó lấy du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng làm trọng tâm, từng bƣớc đƣa ngành thƣơng mại - du lịch trở thành ngành có tỷ trọng lớn nhất trong kinh tế huyện.
Hình 3.1. Dự báo tốc độ tăng trƣởng các ngành kinh tế huyện đến năm 2020
Nguồn: UBND huyện Hoàng Su Phì
Ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản:
Tốc độ tăng trƣởng thời kỳ 2011- 2015 bình quân 7,6% năm và thời kỳ 2016 - 2020 bình quân 6,8% năm. Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp thâm canh, đƣa cơ cấu giống mới, chất lƣợng cao vào sản xuất để ổn định diện tích cây lƣơng thực hiện có. Tập trung chính cho quy hoạch và phát triển vùng lúa chất lƣợng cao trở thành hàng hóa tại các xã có diện tích lúa lớn. Phát triển vùng chăn nuôi đại gia súc, chú trọng phát triển 3 con gia súc có giá trị kinh tế cao (trâu, bò, dê...) tại các xã phía nam và 12 xã nội địa, phấn đấu tốc độ tăng trƣởng tổng đàn đạt từ 4 - 6%/năm (trâu 4%, bò 6% dê 8%).
Lâm nghiệp: Thực hiện giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh rừng cho nhân dân và các tổ chức xã hội, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân, doanh nghiệp đầu tƣ trồng rừng kinh tế. Hoàn thành việc phân giao, cắm mốc 3 loại rừng. Phấn đấu độ che phủ rừng từ 54% năm 2013 lên 58% năm 2015 và 60% vào năm 2020.
Ngành công nghiệp - tiểu thủ công và xây dựng:
46
thác lợi thế điều kiện tự nhiên của Sông Chảy. Phát triển các làng nghề truyền thống dựa trên nét bản sắc văn hóa của các dân tộc.
Đầu tƣ, quy hoạch và mở rộng không gian thị trấn Vinh Quang phát triển thành đô thị loại V và hoàn thành quy hoạch đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại 24 xã trong huyện; xây dựng nông thôn mới tại các xã Thông Nguyên, Bản Máy, Nậm Dịch, Tân Tiến, Chiến Phố, Nam Sơn, Pố Lồ, Tụ Nhân.
Xây dựng 100% số xã hoàn thành tiêu chí điện khí hóa nông thôn đƣợc 199 thôn. Xây dựng đƣờng kiên cố đến trung tâm xã đạt 88%.
Công trình trƣờng học, trạm y tế xã đảm bảo kiên cố đạt 25/25 xã
Ngành thƣơng mại - dịch vụ:
Tốc độ tăng trƣởng thời kỳ 2011 - 2015 bình quân 17,3% năm và thời kỳ 2016 - 2020 bình quân 12,9% năm. Duy trì hoạt động của các chợ nông thôn. Tập trung nguồn lực đầu tƣ cho phát triển du lịch: Hoàn thiện các tua tuyến du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo con ngƣời làm du lịch. Xây dựng các làng văn hóa du lịch; khôi phục bản sắc văn hóa ẩm thực phục vụ du khách. Phát triển mở rộng các làng nghề, HTX sản xuất mây tre đan, thêu dệt thổ cẩm.
Hƣớng chuyển dịch dân số và lao động:
Dân số đô thị có xu hƣớng tăng mạnh do định hƣớng quy hoạch mở rộng thị trấn Vinh Quang - Hoàng Su Phì vào năm 2020 và do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng thƣn mại dịch vụ và công nghiệp hoá. Dự kiến đến năm 2020 dân số đô thị chiếm khoảng 20% tổng dân số toàn huyện (Tỷ lệ dân số đô thị tính đến năm 2013 chiếm 7,4%).
3.1.1.3. Thực trạng quy hoạch phát triển kinh tế huyện Hoàng Su Phì a) Quy hoạch vùng kinh tế
Căn cứ theo điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế và dân cƣ, định hƣớng phát triển 03 tiểu vùng của huyện nhƣ sau:
Tiểu vùng 1
Vùng gồm các xã biên giới: Bản Máy, Thàng Tín, Pố Lồ, Thèn Chu Phìn. Định hƣớng phát triển: Tập trung thăm dò và khai thác, vật liệu xây dựng; Phát triển các cơ sở chế biến đậu tƣơng, thức ăn gia súc tại Bản Máy và phát triển chợ biên mậu tại 2 xã Bản Máy, Thàng Tín để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Về nông
47
nghiệp: phát triển vùng thâm canh đậu tƣơng ở 4 xã, mở rộng diện tích cây thảo quả tại Thèn Chu Phìn; Về Lâm nghiệp: khoán chăm sóc bảo vệ rừng và trồng rừng.
Tiểu vùng 2
Vùng gồm các xã: Bản Phùng, Chiến Phố, Nàng Đôn, Pờ Ly Ngài, Sán Xả Hồ, Tụ Nhân, Tân Tiến, Ngàm Đăng Vài, Bản Nhùng, Đản Ván và thị trấn Vinh Quang, Tùng Sán.
Định hƣớng phát triển: Vùng này tập trung phát triển thành vùng thâm canh đậu tƣơng: Chiến Phố, Tụ Nhân, Tân Tiến, Ngàm Đăng Vài, Sán Sả Hồ, Pờ Ly Ngài, Nàng đôn…; Phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lƣợng cao tại các xã có diện tích lúa lớn nhƣ: Tân Tiến, Tụ Nhân, Ngàm Đăng Vài, Sán Sả Hồ, Pờ Ly Ngài, Nàng Đôn; Phát triển cây ăn quả tại 4 xã biên giới và 4 xã nội địa. Mở rộng diện tích trồng thảo quả tại Pờ Ly Ngài, Đản Ván; Phát triển trồng chè tại Túng Sán. Trồng cây thức ăn gia súc để phát triển chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: xây dựng cơ sở chế biến lâm sản tại thị trấn Vinh Quang; phát triển cơ sở chế biến đậu tƣơng, thức ăn gia súc tại thị trấn Vinh Quang, Chiến Phố, sản xuất rƣợu thóc tại xã Nàng Đôn. Đầu tƣ xây dựng lò giết mổ gia súc tập trung tại trung tâm thị trấn Vinh Quang. Về phát triển thƣơng mại - du lịch: xây dựng các làng văn hoá du lịch cộng đồng nằm trên các tuyến du lịch tạo sự liên kết giữa các điểm du lịch nhƣ: làng văn hoá Coóc Be, xã Nàng Đôn; Pố Lũng (thị trấn Vinh Quang). Đầu tƣ, quy hoạch và mở rộng không gian thị trấn Vinh Quang phát triển thành đô thị loại V.
Tiểu vùng 3 (Vùng động lực)
Vùng gồm các xã: Hồ Thầu, Nậm Khòa, Nam Sơn, Thông Nguyên, Nậm Ty, Bản Péo, Nậm Dịch, Bản Luốc, Tả Sử Choóng.
Định hƣớng phát triển: phát triển thành vùng động lực, trục kinh tế của huyện, làm vệ tinh cho các xã khác phát triển. Đây là vùng phát triển nhất của huyện, điều kiện tự nhiên ở đây thích hợp cho trồng chè và trồng lúa hàng hóa chất lƣợng cao (nhất là tại Thông Nguyên) nên vùng này tập trung trồng cây lƣơng thực đặc biệt là trồng lúa, ngô, cây ăn quả. Cây công nghiệp tập trung trồng chè với diện tích lớn. Mở rộng diện tích trồng thảo quả tại, Hồ Thầu, Nậm Ty, Nậm Khòa, Bản Péo, Nam Sơn, Tả Sử Choóng, Thông Nguyên. Về lâm nghiệp: trồng rừng phòng
48
hộ, rừng sản xuất. Về chăn nuôi: nuôi trâu, bò, phát triển các trang trại chăn nuôi kết hợp trồng rừng. Về công nghiệp, thủ công nghiệp: phát triển cơ sở chế biến lâm sản tại xã Thông Nguyên, Nậm Ty, Nậm Khòa và Nậm Dịch; phát triển các cơ sở chế biến chè tại 9 xã; phát triển các công trình thủy điện có công suất vừa và nhỏ để khái thác lợi thế điều kiện tự nhiên của Sông Bạc.
Đây cũng là vùng phát triển mạnh về thƣơng mại - dịch vụ nhƣ xây dựng các làng văn hoá du lịch cộng đồng nằm trên các tuyến du lịch tạo sự liên kết giữa các điểm du lịch nhƣ: Làng Văn hoá, Du lịch thôn Làng Giang, Nậm Hồng, Phìn Hồ, Giàng Thƣợng xã Thông Nguyên xung quanh khu du lịch PanHour; triển khai 4 làng văn hoá du lịch,đồng thời đƣa vào quy hoạch xây dựng các làng văn hoá du lịch Bản Luốc nằm trên tuyến du lịch đi bộ Thông Nguyên - Nam Sơn - Bản Luốc - Vinh Quang.
b) Quy hoạch ngành, lĩnh vực kinh tế đến năm 2020
Ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản
Định hướng chung
- Khai thác hợp lý quỹ đất và các nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào nông - lâm nghiệp, gắn sản xuất nông - lâm nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trƣờng tiêu thụ.
- Tiếp tục thực hiện bảo vệ, khoanh nuôi bảo vệ rừng có hiệu quả.
- Đảm bảo an ninh lƣơng thực cho vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, giao thông khó khăn.
- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng tiểu vùng khí hậu của huyện gắn với nhu cầu của thị trƣờng, phát triển theo chiều sâu nhằm tạo ra giá trị kinh tế,phát triển nông lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến.
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp theo hƣớng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, từng bƣớc đƣa chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp
- Tổ chức lại phƣơng thức sản xuất cho nông dân, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp chuyên sâu, tập trung nhằm tạo ra khối lƣợng nông sản phẩm có tính hàng hóa.
49
Mục tiêu cụ thể
Ngành trồng trọt:
Trồng trọt là ngành có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, đặc biệt giải quyết nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm tại chỗ; xoá đói giảm nghèo và giữ ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn huyện. Trong quá trình quy hoạch cần tạo bƣớc chuyển dịch mạnh cả về cơ cấu giống và thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Các loại cây trồng chính trên địa bàn huyện gồm có 4 loại là: cây lƣơng thực, cây công nghiệp (hàng năm và lâu năm), cây dƣợc liệu và rau đậu các loại. Hƣớng chính trong những năm tới và xa hơn nữa là: Tăng diện tích đất trồng lúa nƣớc, thâm canh tăng vụ trên diện tích đất canh tác hiện có, tăng hệ số sử dụng đất từ 1,6 lần lên 2 lần/năm/ đơn vị diện tích nhằm tăng giá trị sử dụng đất và đảm bảo an ninh lƣơng thực, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bền vững. Quy hoạch vùng trồng cây thức ăn gia súc phục vụ cho chăn nuôi trâu bò.
- Cây lúa: Quy hoạch đến năm 2015 diện tích gieo trồng đạt 3.900 ha, năng suất bình quân 58 tạ/ha, sản lƣợng 27.200 tấn (lúa xuân ƣớc tính là 4.600 tấn, lúa mùa ƣớc tính là 22.620 tấn). Năm 2020 tổng diện tích gieo trồng đạt 3.900 ha, năng suất bình quân 60 tạ/ha, sản lƣợng 28.330 tấn (lúa xuân ƣớc tính đạt 4.930 tấn, lúa mùa ƣớc tính đạt 23.400 tấn). Diện tích đất trồng lúa nƣớc tăng đƣợc chuyển từ đất trồng lúa nƣơng, hoặc từ đất chƣa sử dụng, ven các chân đồi có thể cải tạo thành ruộng bậc thang và bằng các biện pháp thủy lợi.
- Cây ngô: Đƣợc xác định là cây trồng quan trọng của huyện, vừa làm lƣơng thực và phục vụ chăn nuôi đồng thời cũng là hàng hoá có giá trị và dễ tiêu thụ nên hƣớng phát triển chính vẫn là tiến hành thâm canh tăng vụ, tăng năng suất trên diện tích gieo trồng hiện có. Đến năm 2020 diện tích cây ngô 4.150 ha, năng suất bình quân đạt 38 tạ/ha, sản lƣợng 15.770 tấn, tăng 8.165,74 tấn so với năm 2010.
- Cây rau đậu các loại: Nhóm này đƣợc xác định không phải là cây trồng thế mạnh của huyện. Tuy nhiên vẫn phải tiếp tục phát triển cây rau đậu các loại đảm bảo cung cấp rau xanh tại chỗ và một phần phục vụ cho chăn nuôi. Diện tích rau các loại năm 2020 có 2.350 ha, sản lƣợng 18.800 tấn, diện tích đậu các loại là 600 ha, sản lƣợng 720 tấn.
- Trồng cỏ phục vụ chăn nuôi: Định hƣớng đến năm 2020 trồng đƣợc khoảng 2.000 ha cỏ.
50
- Cây ăn quả: Đây không phải là cây thế mạnh của huyện, diện tích trồng cây ăn quả ít, trong thời gian quy hoạch nên cải tạo vƣờn cây ăn quả có giá trị kinh tế thấp, đƣa một số loài cây có chất lƣợng hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất (lê, mận, xoài), chú trọng khâu bảo quản chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm cho ngƣời dân. Quy hoạch, cải tạo, lựa chọn giống lê và mận máu địa phƣơng (gọi là giống cây ăn quả bản địa có thế mạnh, phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhƣỡng