1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CẤP HUYỆN 10 1. Quy hoạch
1.2.2. Quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện
1.2.2.1. Khái niệm quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện
Để hiểu khái niệm quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện, trước hết hãy đề cập đến khái niệm về kinh tế.
Theo Adam Smith, cha đẻ của môn kinh tế, định nghĩa thuật ngữ “Kinh tế”
15
trong cuốn sách “Sự giàu có của các quốc gia” (Wealth of Nations) của ông là:
Khoa học học gắn liền với những quy luật về sản xuất, phân phối và trao đổi. Ông cho rằng “sự giàu có” chỉ xuất hiện khi con người có thể sản xuất nhiều hơn với nguồn lực lƣợng lao động và tài nguyên sẵn có. Về định nghĩa từ kinh tế, xét theo bản chất, làm kinh tế là con người cố gắng thực hiện những công việc để sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có của mình nhƣ: tiền, sức khỏe, tài năng thiên bẩm và nhiều tài nguyên khác, để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu nhân loại. Từ đó tạo ra của cải vật chất cho chính mình. Hoạt động kinh tế là bất kì hoạt động nào mà sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mình để tạo ra những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, đem trao đổi và thu đƣợc một giá trị lớn hơn cái mà mình đã bỏ ra.
Nhƣ vậy, định nghĩa “kinh tế” vào thời mới khai sinh của môn khoa học này đơn giản là: “ nghiên cứu về sự giàu có “.
Theo Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia thì: Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
Tuy nhiên, quan điểm về kinh tế khái quát nhất đƣợc công nhận hiện nay bởi nhiều nhà khoa học cho rằng: “Kinh tế là toàn bộ các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của một cộng đồng hay một quốc gia”.
Trong xã hội hiện nay, khái niệm kinh tế vẫn chƣa có một cách nhìn thống nhất, hay là một chuẩn mực nhất định. Có thể hiểu một cách cơ bản rằng, kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có hạn. Nói cách khác, kinh tế có nghĩa là: “Dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và hạn hẹp, con người và xã hội loài người tìm cách trả lời 3 câu hỏi:
Sản xuất cái gì? Sản xuất nhƣ thế nào? Sản xuất cho ai?”
Nhƣ vậy, kết hợp với khái niệm về quy hoạch đã đƣợc đƣa ra ở trên, ta có thể khái quát lại khái niệm quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện nhƣ sau: Quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện là việc lựa chọn phương án phát triển và tổ chức không gian cho các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn huyện trong một khoảng thời gian nhất định.
16
1.2.2.2. Vai trò của quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện
Thứ nhất, quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện là công cụ quản lý kinh tế của chính quyền cấp huyện:
Theo Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, nội dung chủ yếu quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện, bao gồm:
- Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế của huyện.
- Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng.
- Xác định nhiệm vụ để đạt mục tiêu đề ra trong quy hoạch phát triển kinh tế.
Luận chứng phát triển cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển và phân bố các ngành và lĩnh vực then chốt và các sản phẩm quan trọng và lựa chọn cơ cấu đầu tƣ.
- Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế trên lãnh thổ huyện.
- Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch.
- Thể hiện phương án quy hoạch phát triển kinh tế huyện trên bản đồ quy hoạch.
Như vậy, quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện chính là một công cụ đặc biệt hữu hiệu của chính quyền cấp huyện trong quản lý lĩnh vực kinh tế huyện nói riêng, quản lý tổng thể kinh tế - xã hội huyện nói chung.
Thứ hai, quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện là cơ sở để xây dựng các quy hoạch, kế hoạch kinh tế trên địa bàn huyện:
Một trong những căn cứ quan trọng để lập quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện là quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện. Trong Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11/01/2008 của Chính phủ, sửa đổi một số điều của Nghị định 92/CP đã quy định: Để làm cơ sở cho việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với các sở, ngành trong tỉnh, lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện. Luật Đất đai cũng quy định: Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất bao gồm: chiến lƣợc, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương...
Quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện là cơ sở để lập kế hoạch phát triển kinh tế huyện 5 năm và hàng năm. Theo quy trình kế hoạch hóa hiện hành: chiến
17
lƣợc - quy hoạch - kế hoạch ở cấp quốc gia và quy hoạch - kế hoạch ở cấp địa phương, ở cấp huyện cần tiến hành lập trước quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện và triển khai thực hiện quy hoạch thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế huyện 5 năm và hàng năm.
Thứ ba, quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện là cơ sở để lập các quy hoạch ở quy mô lãnh thổ nhỏ hơn trên địa bàn huyện:
Quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện là cơ sở để lập các quy hoạch với quy mô lãnh thổ nhỏ hơn trên địa bàn huyện, nhƣ: quy hoạch xây dựng nông thôn mới (hiện nay tất cả các xã đều lập quy hoạch xã nông thôn mới), quy hoạch phát triển khu kinh tế (nằm trên địa bàn một huyện), quy hoạch chung thị trấn, các đô thị mới...
Quy hoạch nông thôn mới bao gồm: quy hoạch định hướng phát triển không gian; quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
Cuối cùng, dù tiến hành ở cấp huyện và xã loại quy hoạch này, thì hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập lớn ở khâu cơ cấu tổ chức. Cấp huyện chỉ có một phòng kế hoạch - tài chính, nhưng bản thân phòng này cũng không thể đảm đương chức năng tham mưu về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho cấp huyện. Xuống cấp xã, chức năng này lại càng yếu.
1.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lập quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện a) Nhóm yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
- Tác động của bối cảnh quốc tế
Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ; tự do hóa kinh tế và tài chính tiếp tục gia tăng, nhiều hình thức liên kết kinh tế mới xuất hiện. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế, điều chỉnh các thể chế điều tiết kinh tế - tài chính toàn cầu diễn ra mạnh mẽ cùng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ... sẽ mở ra những cơ hội và thách thức mới cho sự phát triển của mỗi quốc gia.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Tuy vậy, vẫn tiềm ẩn
18
những nhân tố gây mất ổn định như: tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên.
Tổ chức ASEAN đang ở thời điểm lịch sử chuyển sang giai đoạn quan trọng, hướng tới hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Cộng đồng sẽ dựa trên 3 trụ cột: Cộng đồng An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng văn hóa - xã hội. Hiệp hội trở thành một tổ chức liên kết Chính phủ chặt chẽ, gắn bó, năng động, hướng tới người dân. Nguyên tắc chung được đưa ra theo một trật tự lựa chọn: công nghệ cao phải là hàng đầu, tiếp đến là sử dụng nhiều lao động, tạo cơ sở tiếp cận đến các khu vực thị trường của Trung Quốc. Việt Nam sẽ là một thành viên chủ động và tích cực phát huy vai trò chủ đạo trong việc thực hiện sáng kiến liên kết ASEAN hỗ trợ các thành viên mới, các chương trình phát triển Tiểu vùng Mekong mở rộng, Hành lang Đông - Tây, khu vực Tam giác phát triển 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam...
nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển và hỗ trợ liên kết kinh tế khu vực.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh đan xen phức tạp sẽ đƣa đến cho Việt Nam nói chung và huyện Hoàng Su Phì nói riêng nhiều cơ hội thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức khó khăn mới, đòi hỏi mỗi địa phương nỗ lực vươn lên, nắm bắt thời cơ, hội nhập và phát triển để theo kịp trào lưu chung và không bị tụt hậu. Trong đó, các công cụ quản lý kinh tế nói chung, công cụ quy hoạch nói riêng cần đƣợc huyện đặc biệt chú trọng trong việc xây dựng và triển khai thực hiện.
- Tác động của môi trường chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước
Nhà nước thông qua chính sách kinh tế vĩ mô của mình tác động vào nền kinh tế, tạo điều kiện để các quy luật của thị trường phát huy tối đa mặt tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, nhằm tạo cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, một trong những tác động quan trọng của chính sách kinh tế là tác động vào cải cách kinh tế. Đây là yếu tố then chốt mà quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện cần phải tính đến khi xây dựng.
Nền kinh tế nói chung nếu chỉ có sự tác động của các quy luật thị trường thì cải cách kinh tế chỉ hình thành và biến đổi một cách tự phát, làm lãng phí việc sử dụng các nguồn lực. Do vậy, để cải cách kinh tế chuyển dịch đúng hướng về sử dụng có hiệu quả các nguồn lực ở địa phương, chính quyền địa phương buộc phải can thiệp
19
vào thông qua việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế (trong đó gồm có quy hoạch vùng kinh tế, quy hoạch ngành kinh tế) và ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô để thúc đẩy việc hình thành cải cách kinh tế một cách hợp lý và có hiệu quả.
Quy hoạch phát triển kinh tế huyện cùng với các chính sách kinh tế vĩ mô, hệ thống pháp luật kinh tế, sẽ tạo môi trường kinh tế thuận lợi và kích thích lợi ích kinh tế để các chủ thể sản xuất kinh doanh theo định hướng của nhà nước. Hệ thống chính sách kinh tế nhƣ: chính sách đất đai, chính sách về vốn tín dụng, chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, chính sách thị trường, giá cả… nếu ban hành kịp thời, đồng bộ và phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhất định, sẽ có tác dụng làm chuyển biến mạnh mẽ CCKT.
- Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương
Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, nhà nước luôn xây dựng cho mình chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước. Đó chính là một trong những căn cứ quan trọng cho các vùng, miền, địa phương cấp dưới dựa vào để xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện riêng có của vùng, miền, địa phương đó. Tuy nhiên, nhất thiết quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phải gắn bó mật thiết với quy hoạch của Trung ương, lấy quy hoạch của Trung ương làm kim chỉ nam cho hành động của địa phương.
- Sự tác động của luồng vốn đầu tư nước ngoài
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng rất nhanh, tuy nhiên giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua, lƣợng vốn FDI đã giảm đáng kể. Sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào giai đoạn phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng. Nguồn vốn FDI và ODA sẽ tăng dần trở lại.
Xu thế nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ có sự chuyển dịch đáng kể một phần vốn đầu tƣ sang các địa bàn còn nhiều dƣ địa để phát triển. Trong đó, Hoàng Su Phì có vị trí khá thuận lợi, với hạ tầng giao thông đang đƣợc đầu tƣ nâng cấp, các khu, cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đang đƣợc xây dựng, thủ tục hành chính đƣợc cải thiện nhiều, dƣ địa để phát triển công nghiệp còn nhiều. Do vậy có thể dự báo trong giai đoạn tới lượng vốn đầu tư nước ngoài có thể tăng lên.
Mặt khác, Việt Nam ở vào trình độ nước đang phát triển có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người/năm đã đạt khoảng 1.230 USD năm 2013 và
20
phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp. Theo thông lệ viện trợ quốc tế, vốn ODA cung cấp cho các nước có thu nhập trung bình thường có các điều kiện cung cấp kém ƣu đãi hơn. Do vậy, dự kiến thời kỳ tới, việc cung cấp ODA sẽ có những thay đổi rất cơ bản về cơ cấu nguồn vốn này cũng nhƣ các điều kiện tài chính. Tuy nhiên, về cơ cấu vốn chắc sẽ thay đổi theo chiều hướng ODA viện trợ không hoàn lại sẽ giảm, ODA vốn vay sẽ tăng lên theo hướng giảm dần tính ƣu đãi (lãi suất cho vay có thể cao hơn, thời hạn vay, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ sẽ ngắn hơn) so với các điều kiện tài chính ƣu đãi của ODA mà Việt Nam được hưởng trong thời kỳ vừa qua.
b) Nhóm yếu tố thuộc về địa phương
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương là kim chỉ nam cho mọi hoạt động phát triển kinh tế các ngành, các lĩnh vực của địa phương. Chiến lược này đƣợc xây dựng trên cơ sở đánh giá một cách kỹ lƣỡng, khách quan các yếu tố từ: chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước, xu hướng vận động của thị trường, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương v.v… Chính vì vậy, quy hoạch phát triển kinh tế địa phương có sự gắn kết chặt chẽ và chịu ảnh hưởng chi phối rất lớn từ chính sách phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Một yếu tố đặc biệt quan trọng khi xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội hay quy hoạch phát triển kinh tế địa phương đó chính là nguồn vốn tích lũy cho phát triển địa phương. Vốn đầu tư là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế. Vốn đầu tƣ không chỉ là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, góp phần đáng kể vào việc đầu tƣ theo chiều sâu, hiện đại hóa quy trình sản xuất. Việc tăng vốn đầu tƣ cũng góp phần vào giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương
Quy hoạch phát triển kinh tế huyện bao gồm 2 vấn đề chính là quy hoạch vùng kinh tế và quy hoạch ngành kinh tế. Nhƣ vậy, để có thể xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế một cách hiệu quả nhất, đảm bảo sự phát triển bền vững của các