Hoàn thiện chính sách thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế ở huyện Hoàng Su Phì đến năm 2020 (Trang 117)

(1) Chính sách đất đai

Nông - lâm nghiệp vẫn là hai ngành kinh tế quan trọng đóng vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế xã hội của huyện, là ngành sản xuất then chốt và quyết

109

định đến thu nhập, đời sống ngƣời dân. Vì vậy, việc khai thác sử dụng đất của huyện phải dựa trên những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đƣợc Đại hội Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra là: Tập trung sử dụng đất nhằm khai thác tối đa thế mạnh của huyện.

Việc sử dụng đất phải đảm bảo an toàn lƣơng thực, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới. Do vậy, chính sách đất đai của huyện cần đƣợc xây dựng theo các định hƣớng sau:

- Đảm bảo khai thác triệt để quỹ đất:

Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế, diện tích cố định và là điều kiện không thể thiếu đƣợc trong sự phát triển của xã hội. Do diện tích sử dụng các loại đất ngày càng bị thu hẹp nên việc khai thác sử dụng phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên từng đơn vị diện tích. Vì vậy, giai đoạn 2011-2020 mục tiêu cơ bản là khai thác triệt để quỹ đất chƣa sử dụng, đƣa loại đất này sử dụng vào các mục đích nông - lâm nghiệp, giao thông, thuỷ lợi theo phƣơng châm giao đất cho các hộ gia đình sử dụng lâu dài để xây dựng mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ. Hạn chế tối đa diện tích đất bị bỏ hoang hoá không sử dụng.

Huy động mọi nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng hệ thống thuỷ lợi, phục vụ tƣới tiêu, khai hoang phục hoá, bảo vệ đất đai và môi trƣờng sinh thái. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhƣ: Chƣơng trình 135/CP, Chƣơng trình 30a của Chính phủ về hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, bên cạnh đó tạo môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các doanh nghiệp đầu tƣ vào địa bàn huyện... Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để thúc đẩy chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020 và xa hơn nữa.

- Ưu tiên đất cho sản xuất nông - lâm nghiệp

Thực hiện các chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn cũng nhƣ việc triển khai các chƣơng trình dự án trên địa bàn huyện. Do đó trong thời gian tới đất đai sẽ có sự biến động, chuyển mục đích sử dụng để phù hợp với nền kinh tế đa dạng, nhiều thành phần. Tạo cơ chế mở cửa để thu hút các nhà đầu tƣ vào đầu tƣ làm giàu cho huyện.

Tuy nhiên vẫn phải tập trung ƣu tiên cho sản xuất nông - lâm nghiệp, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích khác. Chuyển mục đích sử dụng phải phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

110

Chủ trƣơng phát triển một nền nông nghiệp bền vững trên phạm vi toàn huyện, đảm bảo an toàn lƣơng thực, đáp ứng đủ lƣơng thực cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa. Muốn vậy, cần ổn định diện tích đất trồng cây lƣơng thực, thực phẩm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng hàng hoá phù hợp với điều kiện đất đai của địa phƣơng. Khai thác tiềm năng đất đồi có độ dốc 300 để trồng cây hoa màu, chú trọng phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày nhƣ: cây đậu đỗ, cây ăn quả… Tăng vụ, tăng và nâng hệ số sử dụng đất 1,6 lần nhƣ hiện nay lên 2,0 lần vào năm 2020, tận dụng tối đa những chân ruộng có thể thâm canh 2 vụ lúa nƣớc gấp 1,2 - 1,5 lần so với hiện nay.

Bảo vệ nguồn tài nguyên rừng hiện có, quản lý tốt diện tích rừng trồng theo Chƣơng trình 661 và Nghị quyết 30A, đẩy mạnh công tác trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, khoanh nuôi tái sinh kết hợp với khai thác tài nguyên rừng hợp lý góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

- Đảm bảo khai thác sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, làm giàu đất

Trong những năm qua, việc sử dụng đất đai ở các ngành còn có sự chồng chéo bất hợp lý, gây lãng phí đất. Cần phải có quy hoạch tổng thể và quản lý thống nhất, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất theo từng thời điểm phát triển. Kết hợp với tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai để sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm cho hiệu quả cao, phối hợp giữa mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với trật tự an toàn xã hội.

- Đảm bảo môi trường sinh thái

Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với các biện pháp bảo vệ môi trƣờng. Xây dựng, mở rộng, các công trình phải có các giải pháp xử lý rác thải, phế thải, tránh ô nhiễm đất và môi trƣờng.

Bố trí hệ thống cây trồng hợp lý, tích cực trồng cây phân tán để tăng độ che phủ rừng, chống bạc màu hoá, xói mòn rửa trôi đất, bảo đảm cho việc sử dụng đất ổn định, lâu dài và bền vững.

(2) Chính sách tín dụng

Thực tế cho thấy, các chính sách tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất nói riêng, phát triển kinh tế địa phƣơng nói chung, đặc biệt là đối với kinh tế hộ và kinh tế trang trại bởi nó thể hiện sự hỗ trợ, tác động của Nhà nƣớc với nông nghiệp, nông thôn.

111

tăng cƣờng hoạt động tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế hộ. Hoạt động tín dụng của hai hệ thống ngân hàng là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng chính sách đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên trong thực tế, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của kinh tế hộ còn rất hạn chế. Không phải lúc nào cũng chứng minh đƣợc doanh thu bằng hóa đơn tài chính, hoạt động buôn bán và tiêu thụ sản phẩm của phần lớn các hộ gia đình nông thôn đều theo hình thức “mua - bán trao tay”, nhận tiền mặt trực tiếp không sử dụng hóa đơn tài chính. Vì vậy, phần lớn kinh tế hộ không đáp ứng đủ điều kiện của các ngân hàng thƣơng mại trong thủ tục vay vốn kinh doanh.

Nhìn chung, nhu cầu vay vốn mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh của các đối tƣợng trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì hiện nay là rất lớn, nhất là đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh ở nông thôn trong khi nguồn vốn cho vay của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn hạn chế. Đồng thời, cũng còn tình trạng một bộ phận nông hộ không dám hoặc ngại vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh do không tính toán đƣợc khả năng trả nợ. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng chính sác tín dụng và tạo vốn đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh ở nông thôn nhằm thực hiện các mục tiêu của quy hoạch phát triển kinh tế huyện chính là tạo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay của nông hộ, quản lý các nguồn và đối tƣợng vay vốn, khuyến khích các nông hộ mạnh dạn vay vốn đầu tƣ phát triển sản xuất.

Về khuyến khích các hộ gia đình vay vốn sản xuất

Để mở rộng tín dụng cho các hộ gia đình, cần tập trung giải quyết những vấn đề sau: - Tạo những điều kiện để thúc đẩy tăng trƣởng nhu cầu tín dụng của kinh tế hộ. Để thực hiện đƣợc điều đó, Nhà nƣớc phải tạo ra những điều kiện ổn định vĩ mô, thúc đẩy đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn, tham gia giảm thiểu rủi ro của nông dân trong kinh doanh bằng cách nâng cao trình độ nông hộ, tiêu thụ sản phẩm, bình ổn giá...

- Tạo điều kiện để các hộ gia đình có thể tiếp cận với các nguồn tín dụng Nhà nƣớc nhƣ mở rộng mạng lƣới cho vay đến trực tiếp đến hộ hoặc thông qua các tổ chức đại diện nhƣ hội quần chúng, các hợp tác xã, các hiệp hội ngành nghề.

- Tăng quy mô vốn dài, trung hạn trong cơ cấu vay phù hợp với cơ cấu nông nghiệp.

112

- Tổ chức lại hệ thống tín dụng, có ƣu đãi cho các hộ gia đình, nhất là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với đặc điểm cho vay phân tán, nhiều món nhỏ lẻ để tất cả hộ gia đình, nhất là nông hộ đều đƣợc hƣởng lãi suất thực của các tổ chức tín dụng Nhà nƣớc, hạn chế những chi phí tiêu cực làm cho lãi suất tín dụng thực tế cao hơn lãi suất danh nghĩa.

- Quy hoạch sản xuất, lồng ghép các chƣơng trình, dự án trên từng địa bàn cụ thể để tín dụng gắn với những nhu cầu thực sự của hoạt động kinh tế có triển vọng chắn chắc. Việc cho vay vốn cần gắn với hƣớng dẫn chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo vùng, gắn với khuyến nông, chuyển giao công nghệ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhanh chóng hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông hộ để các hộ đƣợc thực hiện các quyền thực sự theo luật định. Cải thiện thủ tục xét duyệt vay vốn nhất là giảm thời gian xét duyệt cho vay vốn từ nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.

Về tạo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay của hộ nông dân

Thực tế cho thấy, hệ thống cung cấp tín dụng cho kinh tế hộ và các thành phần kinh tế khác hiện nay mới chỉ đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu vay vốn của các chủ thể sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn.

Kinh nghiệm của nhiều nƣớc cho thấy, tín dụng cho nông hộ vay chỉ ƣu đãi giai đoạn đầu khi năng lực nội tại của nông hộ còn kém, giai đoạn sau đƣợc điều tiết theo cơ chế thị trƣờng và Nhà nƣớc hỗ trợ qua hệ thống ngân hàng phát triển nông nghiệp chủ yếu là đáp ứng nhu cầu vay vốn tín dụng.

Thực tế, các nông hộ thƣờng thiếu vốn ở thời điểm đầu vụ hoặc thời kỳ đang xây dựng cơ bản đối với các hộ làm trang trại trồng cây công nghiệp dài ngày, nhƣng có thể dƣ dật tại thời điểm thu hoạch. Nhƣ vậy, nếu có chính sách lãi suất hợp lý sẽ thu hút thêm đƣợc nguồn vốn này phục vụ cho vay các chủ thể phát triển sản xuất kinh doanh.

Một trong những giải pháp để tăng cƣờng vốn tín dụng cho hộ gia đình vay, giảm thủ tục phiền hà vay trả và đáp ứng thời gian vay cho nông dân là mở rộng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Quỹ tín dụng nhân dân, ngoài lợi thế nói trên còn có ý nghĩa chiến lƣợc trong việc xã hội hóa công tác tín dụng, dần dần giảm bớt hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với kinh tế hộ qua hệ thống ngân hàng bởi cho vay với lãi suất

113

thấp không phải là giải pháp mang lại hiệu quả lâu dài. Do vậy, Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ vốn ban đầu cho các quỹ tín dụng nhân dân mới thành lập.

Về đổi mới phương thức cho vay đối với các hộ nông dân

Nâng cao hiệu quả của vốn tín dụng, giảm rủi ro vốn có trong kinh doanh nông nghiệp, hỗ trợ kinh tế hộ sản xuất hàng hóa theo hƣớng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những yêu cầu đối với hệ thống ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Giải pháp quan trọng để thực hiện yêu cầu này là: Đổi mới hình thức và cách thức cho vay theo hƣớng số lƣợng, lãi suất vay theo từng đối tƣợng; thủ tục vay trả nhanh gọn, không phiền hà và đặc biệt là cho vay đúng thời điểm.

Nói chung cần phải chia ra hai loại đối tƣợng vay: Cho vay xóa đói giảm nghèo với lãi suất thấp, món nhỏ, ngắn hạn và trung hạn đối với các hộ trong diện nghèo. Đồng thời cho vay với số lƣợng không hạn chế đối với các hộ đã bắt đầu sản xuất hàng hóa, làm trang trại với số lƣợng, thời gian vay vốn phụ thuộc vào dự án. Khuyến khích những dự án của các hộ sản xuất theo quy hoạch vùng chuyên cây con và các chƣơng trình kinh tế địa phƣơng.

Do sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ nên đòi hỏi ngân hàng phải giải ngân kịp thời. Hiện nay, do thủ tục còn phiền hà và không đủ cán bộ nên ngân hàng giải ngân chậm, không đúng lúc nông dân cần vốn. Nhiều hộ, để kịp mua vật tƣ kịp thời phục vụ mùa màng đã phải vay lãi cao, khi vay đƣợc từ ngân hàng thì lại bù vào lãi và trả. Nông dân đã khó khăn lại khó khăn thêm. Do vậy, ngân hàng cần phối hợp tốt với các đoàn thể nhân dân, mở rộng các tổ tín dụng - tiết kiệm - lồng ghép của Hội phụ nữ, Hội nông dân, Cựu chiến binh trong việc cho vay đối với hộ. Thông qua hình thức này các hội viên là các hộ sẽ đƣợc vay đúng đối tƣợng và kịp thời, ngân hàng bớt rủi ro do các tổ này gần dân vừa cho vay vừa giúp cách làm ăn, vừa có trách nhiệm động viên, thu trả lãi, gốc kịp thời.

Đối với các đối tƣợng vay số lƣợng lớn, dài hạn theo chƣơng trình, ngân hàng cần có cơ chế phù hợp với các ngành chuyên môn thẩm định và giúp các nông hộ kiến thức về khoa học - công nghệ, quản lý, phù hợp với dự án sản xuất kinh doanh, quá trình đó vừa quản lý, định hƣớng vốn vay sử dụng đúng mục đích vừa tạo điều kiện cho hộ sử dụng vốn có hiệu quả thông qua việc ứng dụng các tiến bộ

114

khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng.

(3) Chính sách huy động vốn

Trong thời gian tới, các nguồn vốn có thể huy động cho phát triển kinh tế huyện Hoàng Su Phì bao gồm những nguồn sau:

- Nguồn vốn của các chƣơng trình mục tiêu Quốc gia.

- Nguồn vốn của các Bộ, ngành Trung ƣơng, các địa phƣơng khác, các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nƣớc hỗ trợ.

- Nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc: Trung ƣơng và Tỉnh hỗ trợ chủ yếu đầu tƣ cho các loại công trình thiết yếu, do tỉnh quản lý phân bổ và giao đến từng xã để thực hiện.

- Nguồn vốn hợp tác quốc gia: ODA (nếu có), kể các viện trợ và vốn vay, thực hiện đầu tƣ theo dự án hoặc chƣơng trình.

- Nguồn vốn tín dụng đầu tƣ: Chủ yếu cho vay phát triển sản xuất. Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo thực hiện theo cơ chế hiện hành.

- Nguồn vốn do tỉnh, huyện huy động: từ các thành phố, thị xã, các quận, huyện, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế - xã hội đóng trên địa bàn, tham gia dƣới ba hình thức:

+ Nhận xây dƣng một công trình cụ thể nào đó trên địa bàn xã.

+ Hỗ trợ vốn cho xã để kết hợp với các nguồn vốn khác đầu tƣ công trình. + Giúp đỡ bằng ngày công lao động trực tiếp hoặc bằng tiền tƣơng ứng.

115

Bảng 4.1. Tổng nhu cầu vốn đầu tƣ của Hoàng Su Phì thời gian tới

Đơn vị: triệu đồng

Hạng mục Vốn ĐT

(Tr.đồng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân kỳ đầu tƣ 2011 - 2015 2016 - 2020

Tổng nhu cầu vốn đầu tƣ toàn huyện 4.026.595 2.240.485 1.786.110

I. Đầu tƣ phát triển các ngành sản xuất 1.246.500 672.230 574.270

1. Đầu tƣ phát triển SX nông - lâm nghiệp 205.200 112.860 92.340 2. Đầu tƣ phát triển CN-TCN và hệ thống điện 939.800 494.870 444.930 3. Đầu tƣ phát triển thƣơng mại-dịch vụ 101.500 64.500 37.000

II. Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng 2.650.095 1.465.755 1.184.340

1. Giao thông 1.316.601 641.500 675.101 2. Thuỷ lợi 509.680 294.260 215.420 3. Cấp nƣớc sinh hoạt 94.244 53.745 40.499 4. Y tế 105.600 51.200 54.400 5. Giáo dục 431.670 318.050 113.620 6. Văn hoá - TDTT 128.300 77.000 51.300

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế ở huyện Hoàng Su Phì đến năm 2020 (Trang 117)