Đánh giá chung về tiềm năng, nguồn lực phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế ở huyện Hoàng Su Phì đến năm 2020 (Trang 48)

Khả năng về thị trƣờng và quan hệ hợp tác: Sự phát triển kinh tế của cả nƣớc nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng ảnh hƣởng rất lớn đối với nền kinh tế trên địa bàn huyện. Trong những năm gần đây, nền kinh tế tỉnh Hà Giang và huyện Hoàng Su Phì đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan, đời sống của nhân dân đƣợc nâng cao, nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa dịch vụ ngày càng phát triển nhanh chóng. Nhờ đó, thị

40

trƣờng đối với các loại hàng hóa và dịch vụ ngày càng phát triển và mở rộng.

Nguồn lực tài chính và khả năng huy động vốn cho đầu tƣ phát triển: Do Hoàng Su Phì là một huyện nghèo, thuộc diện nằm trong Nghị quyết 30a của Chính phủ, vì vậy việc huy động vốn chủ yếu là nhờ vào Doanh nghiệp và đầu tƣ của Nhà nƣớc, mức vốn đƣợc Trung ƣơng đầu tƣ vào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và hỗ trợ sản xuất bình quân hàng năm khoảng 300 tỷ (VNĐ) để đầu tƣ phát triển kinh tế. Hoàng Su Phì có vị trí rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch vụ, nên có lợi thế thu hút các nguồn vốn tín dụng, liên doanh, liên kết và các nguồn vốn xã hội nói chung. Với nguồn đất chƣa sử dụng, huyện Hoàng Su Phì có thể huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

- Về lợi thế: Hoàng Su Phì là một trong huyện biên giới tiếp giáp với 2 huyện Ma Ly Pho và Mã Quan của Trung Quốc. Bên cạnh đó Hoàng Su Phì là huyện có tuyến giao thông quan trọng kết nối Đông Tây từ Trung tâm tỉnh Hà Giang đi Bắc Quang - Hoàng Su Phì - Xí Mần và tiếp giáp đi sang Bắc Hà tỉnh Lào Cai, tạo chuỗi liên kết trục phát triển các ngành kinh tế. Với diện tích tự nhiên khá lớn gắn với điều kiện thời tiết khi hậu tƣơng đối thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp - đô thị - sinh thái cũng nhƣ các ngành và các lĩnh vực khác.

Hoàng Su Phì có lợi thế đồi núi dốc, nhiều sông, suối thuận tiện cho việc quy hoạch phát triển thủy điện; có đặc điểm điều kiện tự nhiên và thổ nhƣỡng, đất đai để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Tiềm năng đó tạo thế mạnh cho việc phát triển các ngành, nghề dịch vụ, chế biến và khu công nghiệp thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài huyện. Các cơ sở văn hóa, lịch sử và yếu tố truyền thống cũng là tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế du lịch.

- Về hạn chế: Những hạn chế của huyện Hoàng Su Phì là do nền kinh tế phát

triển còn chậm, địa hình đồi núi dốc, giao thông đi lại khó khăn và xa nơi trung tâm Thị xã, Thành phố lớn, hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu thốn, theo đó Hoàng Su Phì là huyện nghèo nằm trong Chƣơng trình Nghị quyết 30a, Chƣơng trình 135 của Chính phủ. Mặt khác, lại là một huyện có nhiều dân tộc, phong tục tập quán của mỗi dân tộc đều khác nhau; trình độ dân trí thấp, không đồng đều. Tốc độ tăng dân số cơ học tạo nên sức ép nhiều mặt cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện; tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo và lao động có tay nghề chất lƣợng cao còn thấp và có sự

41

mất cân đối trong cơ cấu lao động cả về trình độ lao động cũng nhƣ ngành nghề, một bộ phận lao động chƣa có việc làm, chƣa đƣợc thu hút nhiều vào các doanh nghiệp trong và ngoài huyện. Đó chính là những yếu tố không thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

42

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, luận văn đã làm rõ đƣợc 02 vấn đề chính:

Thứ nhất, xây dựng quy trình lý thuyết phục vụ cho việc nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì.

Thứ hai, khái quát các đặc điểm của huyện Hoàng Su Phì: về điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.

Chƣơng cũng cùng với chƣơng 1 sẽ là căn cứ lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu những chƣơng tiếp theo của luận văn.

43

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế ở huyện Hoàng Su Phì đến năm 2020 (Trang 48)