(1) Về Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp:
Phát triển công nghiệp là hƣớng quan trọng, đóng góp phần quyết định trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là đối với một huyện miền núi nhƣ Hoàng Su Phì. Đặc biệt với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thích hợp cho việc phát triển
101
công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng; tạo thế cho ngành công ngiệp - xây dựng phát triển ổn định làm động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nông nghiệp và công nghiệp hoá nông thôn.
Phát huy các ngành có thế mạnh của huyện (vật liệu xây dựng). Xây dựng một số ngành công nghiệp mới với công nghệ sạch, công nghệ cao phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của tỉnh Hà Giang nói chung trong tƣơng lai. Phát triển ngành xây dựng ngày càng tiên tiến, hiện đại.
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng đầu tƣ chiều sâu, đƣa các thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao, giá cả hợp lý nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
Đẩy nhanh quá trình tích luỹ nội bộ, tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng trong các Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế để tập trung vốn cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Kết hợp khai thác tối đa các nguồn lực và lợi thế của huyện với tranh thủ thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài (bao gồm cả trong tỉnh, trong nƣớc và ngoài nƣớc). Có sự phối hợp, hỗ trợ, phân công chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất của công nghiệp Trung ƣơng, công nghiệp địa phƣơng và công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển công nghiệp, xây dựng của huyện, phù hợp với định hƣớng và lợi thế của huyện Hoàng Su Phì nhƣ công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa, thủy điện, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Nhằm thu hút nhiều lao động, phát huy hiệu quả đầu tƣ nhanh, góp phần tăng trƣởng cao và tích luỹ lớn cho nền kinh tế trên địa bàn huyện.
Lập quy hoạch và triển khai xây dựng hạ tầng cụm sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung của huyện. Phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn, khuyến khích phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp nhằm giải quyết việc làm và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Xây dựng cơ chế chính sách phát triển công nghiệp đồng bộ, đặc biệt lƣu ý đến phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ cho phát triển công nghiệp gồm giao thông, thủy lợi, điện, nƣớc, thông tin liên lạc trƣờng học, trạm y tế các công trình phuc lợi,
102
nhà văn hóa phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.
Khuyến khích đầu tƣ phát triển công nghiệp, trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ về tín dụng, mặt hàng sản xuất, tƣ vấn, đào tạo nguồn nhân lực.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tƣ bên ngoài; khuyến khích các dự án đang hoạt động tiếp tục đầu tƣ, mở rộng sản xuất.
Phát triển công nghiệp là một hƣớng quan trọng,góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chú trọng phát triển các ngành có khả năng cạnh tranh và thu hút nhiều lao động. Phát triển và phân bố hợp lý các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ, nhất là nguyên liệu từ lâm nghiệp, nông nghiệp, thúc đẩy phát triển công ngiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề. Quy hoạch để sớm triển khai xây dựng một số khu, cụm công nghiệp, quy hoạch các làng nghề và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp dành cho phát triển công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp.
Định hướng phát triển một số ngành CN - TTCN chủ yếu;
Xuất phát từ những lợi thế của huyện Hoàng Su Phì về vị trí địa lý, về đất đai, về thị trƣờng tiêu thụ, nguồn nhân lực, có thể đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo quy mô lớn và theo xu hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xu hƣớng hiện tại và tƣơng lai của công nghiệp huyện là phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và tập trung vào quy hoạch các nhà máy chế biến chè và chế biến nông lâm sản. Chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng đi tắt đón đầu, kết hợp với các ngành công nghệ thấp tới các ngành công nghệ cao ngang tầm phát triển khoa học công nghệ của thế giới và khu vực. Phát triển công nghiệp phải hƣớng mạnh sang xuất khẩu, khai thác các tiềm năng nguyên liệu tại chỗ.
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và vật liệu xây dựng: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành đã có truyền thống và nhiều ƣu thế. Đối với huyện Hoàng Su Phì cần tập trung vào sản xuất vật liệu tại chỗ nhƣ sản xuất ngói, gạch, xi măng, đồ gỗ dân dụng, định hƣớng đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm để đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
Các ngành tiểu thủ công nghiệp: Cùng với phát triển các ngành công nghiệp nêu trên, cần hết sức coi trọng phát triển ngành nghề tiểu thủ công
103
nghiệp. Cần chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp sau:
Chế biến nông sản: Phát triển các cơ sở chế biến chè khô, dong giềng, đậu tƣơng, thảo quả vừa và nhỏ nhằm khai thác các loại sản phẩm nông nghiệp của địa phƣơng. Chế biến lâm sản các loại: Gỗ sẻ, ván sàn, ván ghép thanh, bột giấy, các loại dƣợc liệu.
Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, giết mổ tập trung để cung cấp cho tiêu dùng ở địa phƣơng và bảo quản giữ vệ sinh môi trƣờng.
Sản xuất hàng xuất khẩu: Phát triển sản xuất các loại hàng mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu tại chỗ và xuất khẩu.
Cơ khí: Phát triển các cơ sở sữa chữa cơ khí dân dụng, ô tô, xe máy, sữa chữa đồ điện, điện tử dân dụng; chế tạo nông cụ cầm tay, đồ sắt xây dựng.
Để khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau: Khai thác và mở rộng thị trƣờng, liên kết với các đơn vị trong tỉnh để tìm kiếm các thị trƣờng xuất khẩu sản phẩm.
Có sự quan tâm hỗ trợ về vốn đầu tƣ của ngân hàng, các tổ chức tín dụng, của các chƣơng trình giải quyết việc làm... Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại các ngành nghề.
Khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển đa dạng các thành phần kinh tế. Đổi mới phƣơng thức hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã.
(2) Phát triển nông lâm nghƣ nghiệp và xây dựng nông thôn mới
Có vị trí quan trọng đối với ổn định và phát triển kinh tế xã hội của huyện, cơ sở để ổn định đời sống, thực hiện công nghiệp hoá trên địa bàn.
- Phát triển nông lâm ngƣ nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho sự nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển khu công nghiệp, du lịch của tỉnh và huyện.
- Huy động đƣợc mọi năng lực sản xuất của tất cả các thành phần kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá trong mối liên hệ hữu cơ: nông - lâm - ngƣ gắn với chế biến, xây dựng nền nông nghiệp sạch, sinh thái bền vững, đa dạng sản phẩm, thâm canh cao và đạt tỷ suất hàng hoá ngày càng cao.
104
(3) Về Thƣơng mại, dịch vụ
Khai thác tối đa lợi thế so sánh của huyện để phát triển mạnh các ngành thƣơng mại, dịch vụ và du lịch theo hƣớng đa dạng hoá, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của các loại hình dịch vụ, phục vụ sản xuất và đời sống. Mở rộng và hoàn thiện hợp lý mạng lƣới chợ nông thôn, tiếp tục nâng cấp các chợ xã, chợ khu vực và mở thêm những chợ ở những nơi có nhu cầu, tào điều kiện cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện có cơ hội kinh doanh mở rộng thị trƣờng. Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tập trung đầu tƣ xây dựng các chợ trung tâm cụm xã, chợ biên giới, các điểm dân cƣ tập trung, duy trì tốt chế độ chợ phiên đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá của đồng bào các dân tộc. Chú trọng mở rộng thị trƣờng giao lƣu hàng hoá, dịch vụ trong và ngoài huyện. Phát triển đa dạng và nâng cao chất lƣợng các hoạt động dịch vụ, bƣu chính, viễn thông, vận tải, du lịch, ngân hàng. Phát triển thị trƣờng tài chính tƣơng ứng với vị trí và yêu cầu của địa bàn tạo điều kiện cho các tổ chức, tín dụng đa dạng hoạt động và phát huy mạnh mẽ của tín dụng ngân hàng, chính sách xã hội để hỗ trợ cho hộ nghèo giải quyết việc làm.
Hoạt động ngân hàng chuyển mạnh theo hƣớng đa dạng hoá các hình thức cho vay tín dụng, huy động tối đa các khoản tiền nhàn rỗi trong dân giải quyết nhu cầu cho vay tại chỗ tạo vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh các loại hình du lịch nhất là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa gắn với du lịch tâm linh và du lịch nghỉ dƣỡng, tập trung khai thác tốt thị trƣờng khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Hoàn thiện phát triển các tua, tuyến có địa điểm du lịch đi qua 25 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, từng bƣớc hoàn thiện các dịch vụ vui chơi, giải trí, nhà hàng, nhà nghỉ... Khuyến khích phát triển mạng lƣới kinh doanh các loại hình dịch vụ và du lịch nhƣ môi giới buôn bán, tƣ vấn đầu tƣ, sữa chữa, vận tải, bƣu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ, phục vụ khách du lịch.
Xã hội hóa một số dịch vụ công ích nhƣ vệ sinh môi trƣờng, quản lý hè phố cây xanh.
Tăng cƣờng công tác kiểm tra xử lý các trƣờng hợp buôn lậu, gian lận thƣơng mại, làm hàng giả, hàng kém chất lƣợng, hàng nhập lậu, hƣớng các hoạt động của thị trƣờng theo đúng quy định của pháp luật, tạo sự bình đẳng trong kinh doanh.
105