Xây dựng các chính sách thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế huyện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế ở huyện Hoàng Su Phì đến năm 2020 (Trang 72)

3.1.3.1. Chính sách đất đai

Khi chính sách cải cách kinh tế theo hƣớng thị trƣờng đƣợc áp dụng, yếu tố thị trƣờng sẽ ngày càng chi phối sự phát triển, tƣ duy pháp lý tất yếu trở nên thắng thế và đòi hỏi phải xem xét lại tính phù hợp của khái niệm sở hữu toàn dân đối với đất đai. Cƣỡng lại yêu cầu này sẽ khiến động lực phát triển kinh tế bị triệt tiêu và ổn định xã hội bị đe dọa.

Đất đai luôn đƣợc xem là loại tài sản đặc biệt, hiện diện ở hầu hết các hoạt động đầu tƣ và sản xuất của xã hội, dù trực tiếp hay gián tiếp. Nhà nƣớc ở đâu và thời nào cũng xem trọng và đặt chính sách đất đai vào vị trí ƣu tiên trong chiến lƣợc phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Chính vì vậy, chính sách đất đai trở thành một trong những chính sách đặc biệt quan trọng trong việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế của các địa phƣơng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của chính sách đất đai trong phát triển kinh tế, trong thời gian qua, UBND huyện Hoàng Su Phì đã ban hành rất nhiều văn bản pháp quy quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến đất đai trên địa bàn huyện. Trong số đó, có thể

64

kể ra một số văn bản quan trọng đƣợc ban hành trong thời gian gần đây nhƣ sau:

- Kế hoạch số 66/KH-UBND phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

Kế hoạch này đƣợc ban hành nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai, khẩn chƣơng chuẩn bị các điều kiện để thi hành Luật Đất đai, góp phần nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và mỗi cá nhân đối với việc thực hiện quy định của pháp luật về đất đai.

Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai để cán bộ và nhân dân nắm đƣợc những quy định cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực đất đai, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân ngƣời sử dụng đất trong việc quản lý, sử dụng đất đai.

- Công văn số 946/UBND - TNMT Về trình tự xây dựng bảng giá đất năm 2015 trên địa bàn huyện

Công văn này đƣợc xây dựng nhằm điều tra và xây dựng bảng giá đất áp dụng trong 5 năm từ 2015 đến 2019 trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì. Hoàng Su Phì đã tiến hành phân loại vùng đất, phân loại vị trí đối với các loại đất, bao gồm:

+ Phân loại vùng đất: Hoàng Su Phì là huyện miền núi của tỉnh Hà Giang, nên việc phân loại vùng trong xây dựng bảng giá đất tại địa phƣơng đƣợc thực hiện theo 1 loại: Vùng miền núi.

+ Phân loại vị trí đối với các loại đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm; đất trồng cây hàng năm; đất sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản) và nhóm đất phi nông nghiệp (đất ở, đất thƣơng mại, dich vụ, đất sản xuất kinh doanh và có phân chia giữa thành thị và nông thôn).

* Đánh giá về chính sách đất đai của chính quyền huyện Hoàng Su Phì

- Về mức độ cung cấp thông tin về chính sách đất đai cho người dân và doanh nghiệp:

Theo khảo sát mới đây của UBND huyện Hoàng Su Phì về mức độ cung cấp thông tin chính sách đất đai của chính quyền huyện cho ngƣời dân và doanh nghiệp thì, có 39/258 đối tƣợng đƣợc khảo sát cho rằng họ không tiếp cận đƣợc thông tin về chính sách, chiếm 15,1%; có 113/258 (43,8%) đối tƣợng đƣợc khảo sát cho rằng việc tiếp cận thông tin còn chậm, chƣa rõ ràng, đầy đủ; chỉ có 40/258 đối tƣợng đƣợc khảo sát cho rằng tiếp cận đầy đủ thông tin về chính sách và 17/258 đối tƣợng đƣợc khảo sát (chiếm 6,6%) cho rằng dễ dàng tiếp cận đầy đủ thông tin về chính sách (trung bình đánh giá đạt 2,55).

65

Bảng 3.5. Đánh giá về mức độ cung cấp thông tin chính sách đất đai của chính quyền huyện cho ngƣời dân và doanh nghiệp

Đối tƣợng

đánh giá Tiêu chí đánh giá

Số lƣợng Điểm TB Độ lệch chuẩn Ngƣời dân; Doanh nghiệp

Chính quyền tỉnh cung cấp đầy đủ thông tin quy hoạch đất đai cho ngƣời

dân và doanh nghiệp

258 2,55 1,123

Cán bộ 91 2,70 0,901

Nguồn: Kết quả khảo sát của UBND huyện Hoàng Su Phì năm 2013

Doanh nghiệp đánh giá

15%

43% 19%

16% 7%

Khong cung cap thong tin Cung cap thong tin khong ro rang day du Trung tinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cung cap thong tin ro rang day du

Cung cap thong tin rat ro rang day du Cán bộ đánh giá 4% 44% 31% 19% 2%

Hình 3.4. Đánh giá về dịch vụ cung cấp thông tin chính sách đất đai của chính quyền huyện huyện Hoàng Su Phì cho ngƣời dân và doanh nghiệp

66

Về phía cán bộ, những chủ thể hoạch định và tổ chức thực thi chính sách cũng có đánh giá không tốt về việc cung cấp thông tin chính sách đất đai. Cụ thể, 4/91, chiếm 4,4% cán bộ cho rằng chính quyền huyện Hoàng Su Phì không cung cấp thông tin quy hoạch cho ngƣời dân và doanh nghiệp; 44% cho rằng việc cung cấp thông tin không rõ ràng, đầy đủ; 30,8% cho rằng mức độ cung cấp thông tin quy hoạch trung bình; chỉ 18,7% cho rằng thông tin quy hoạch đất đai đã đƣợc cung cấp đầy đủ, rõ ràng; 2,2% rất rõ ràng (điểm số trung bình chỉ đạt 2,70). Nhƣ vậy, có thể thấy sự đánh giá của cán bộ quản lý nhà nƣớc về vấn đề này cũng có điểm tƣơng đồng so với sự đánh giá của ngƣời dân và doanh nghiệp.

Nhƣ vậy, có thể thấy cơ bản đánh giá về thông tin chính sách đất đai của chính quyền huyện Hoàng Su Phì của cả các đối tƣợng đƣợc khảo sát là ngƣời dân, doanh nghiệp và cán bộ quản lý đều tƣơng đồng nhau.

- Về mức giá cho thuê đất sản xuất kinh doanh:

Bảng 3.6. Mức giá cho thuê đất của huyện Hoàng Su Phì

Đối tƣợng

đánh giá Tiêu chí đánh giá

Số lƣợng Điểm TB Độ lệch chuẩn Ngƣời dân;

Doanh nghiệp Mức giá cho thuê đất của chính quyền tỉnh so với các tỉnh lân cận

258 2,79 1,177

Cán bộ 91 2,23 0,967

Nguồn: Kết quả khảo sát của UBND huyện Hoàng Su Phì năm 2013

12% 33% 29% 14% 12% Rat thap Thap Trung tinh Cao Rat cao

Hình 3.5. Đánh giá của ngƣời dân và doanh nghiệp về mức giá cho thuê đất của huyện Hoàng Su Phì so với các địa phƣơng lân cận

67

Đối với cán bộ quản lý, đối tƣợng đƣợc khảo sát cũng đánh giá đến 27,5% cho rằng mức giá cho thuê đất của chính quyền huyện Hoàng Su Phì là rất thấp so với các địa phƣơng lân cận; 30,8% cho rằng thấp; 34,1% đánh giá ở mức trung bình; chỉ có 6,6% đánh giá ở mức cao; 1,1% đánh giá rất cao (điểm số trung bình 2,23). Nhƣ vậy, mặc dù có sự chênh lệch trong đánh giá của cán bộ quản lý và nhóm đối tƣợng ngƣời dân, doanh nghiệp về mức giá cho thuê đất của chính quyền huyện Hoàng Su Phì nhƣng cả hai đối tƣợng đƣợc khảo sát đều cho rằng mức giá cho thuê đất là thấp và ở dƣới mức trung bình so với các địa phƣơng lân cận. Qua đó có thể thấy, chính sách ƣu đãi sử dụng đất của chính quyền huyện Hoàng Su Phì hiện đã đƣợc quan tâm và có nhiều quy định có lợi cho ngƣời dân và doanh nghiệp và những ngƣời có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất kinh doanh.

- Những thành tựu đạt được của chính sách đất đai đối với phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì:

+ Các quyền sở hữu tài sản đối với đất đai của nhân dân đƣợc thiết lập và đảm bảo thực hiện

Chính quyền huyện tổ chức thực hiện hệ thống pháp lý của Nhà nƣớc, đồng thời ban hành những quy định quản lý đất đai riêng của huyện để thực thi các quyền sở hữu tài sản về đất đai cũng nhƣ đối với các tài sản khác là tiền đề hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế.

+ Sự đổi mới quản lý và sử dụng đất đai:

Trong quãng thời gian 10 năm trở lại đây, huyện Hoàng Su Phì đã tạo ra một thị trƣờng đất đai chính thức khá năng động ở khu vực nông thôn.

Chính sách đất đai đã từng bƣớc thể hiện đƣợc sự phân định các quyền năng đối với đất đai giữa Nhà nƣớc và ngƣời sử dụng đất; đã thể hiện những nội dung cơ bản của quản lý nhà nƣớc đối với đất đai, bao gồm những hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để thực hiện quyền đại diện sở hữu toàn dân và bảo vệ quyền đó về đất đai. Từ những quy định về giao đất sử dụng ổn định lâu dài đến việc mở rộng các quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để sản xuất kinh doanh đã giúp cho ngƣời sử dụng đất yên tâm đầu tƣ, bảo vệ và khai thác sử dụng đất có hiệu quả. Đất đai đã đƣợc chuyển dịch và tập trung vào những ngƣời làm ăn giỏi. Quyền sử dụng đất đai

68

đã trở thành một nguồn lực tài chính để đầu tƣ phát triển sản xuất. Việc thừa nhận về mặt pháp lý các giao dịch về đất đai góp phần hình thành và phát triển thị trƣờng bất động sản - là một loại thị trƣờng không thể thiếu trong nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một số vấn đề cản trở sự tham gia bình đẳng của ngƣời dân vào thị trƣờng đất đai khu vực nông thôn. Ví dụ, việc phải đóng phí sử dụng đất khá cao để đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đã làm cho nhiều hộ nghèo chƣa nhận đƣợc giấy chứng nhận. Mức phí phải đóng để đăng ký một số thay đổi mục đích sử dụng đất cũng là cao đối với ngƣời nghèo.

- Những hạn chế trong chính sách đất đai của huyện Hoàng Su Phì và nguyên nhân: Thứ nhất, do công tác tuyên truyền chƣa tốt nên sự phân định của Nhà nƣớc giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai thiếu rõ ràng, không chặt chẽ dẫn đến những cách hiểu khác nhau và thực hiện khác nhau từ những cơ quan quản lý nhà nƣớc đến ngƣời dân. Ngƣời sử dụng đất không nắm chắc quyền và nghĩa vụ của mình, trong khi pháp luật quy định chƣa chặt chẽ đã xảy ra tình trạng vi phạm, tranh chấp, khiếu kiện gây mất ổn định trị an trong xã hội; chính quyền các cấp, nhất là các cấp xã, phƣờng, thị trấn quản lý đất đai không nghiêm, ảnh hƣởng đến sự phát triển xã hội. Thực tế đã chứng minh lý luận lờ mờ thì thực tế tùy tiện.

Thứ hai, về mặt pháp lý cũng nhƣ thực tiễn thừa nhận đất đai là một hàng hóa đặc biệt, quyền sử dụng đất là có giá trị và đƣợc đem ra trao đổi, mua bán, chuyển nhƣợng trên thị trƣờng. Tuy nhiên, các chính sách về đất đai, nhà ở lại chƣa phù hợp với các yêu cầu và các quy luật hoạt động của nền kinh tế thị trƣờng.

Thứ ba, các chính sách về đất đai, cụ thể là chính sách thuế, phí, lệ phí sử dụng đất, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng… chƣa thể hiện đƣợc nguyên tắc phân phối địa tô giữa ngƣời sử dụng đất và chủ sở hữu đất làm thất thoát các nguồn lợi do đất mang lại từ Nhà nƣớc chuyển sang ngƣời sử dụng và chiếm giữ đất đai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tƣ, công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai của Hoàng Su Phì bộc lộ nhiều yếu kém và mang nặng tính hình thức, còn chƣa phù hợp với yêu cầu thực tế và định hƣớng phát triển kinh tế xã hội.

Thứ năm, việc phân định trách nhiệm quản lý đất đai cho các cấp các ngành chƣa rõ ràng, còn thiếu cụ thể, không rõ trách nhiệm dẫn đến sự trùng lắp trong các văn bản làm cho việc triển khai thi hành pháp luật khó khăn, lúng túng. Việc lập

69

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do nhiều cơ quan quy định nên thƣờng chồng chéo.

Nguyên nhân của những hạn chế:

Thứ nhất, do chƣa nhận thức đầy đủ về vai trò vị trí của đất đai đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện, nên chƣa phát huy đƣợc sức mạnh của công tác tuyên truyền nhằm thực thi đầy đủ và nghiêm túc pháp luật về đất đai.

Thứ hai, bộ máy quản lý còn chồng chéo nhiều đầu mối dẫn đến buôn lỏng trong nhiều khâu quản lý.

Thứ ba, lực lƣợng cán bộ quản lý còn yếu về lý luận lẫn nghiệp vụ tác nghiệp, đặc biệt là cán bộ quản lý cấp cơ sở (xã, thị trấn). Vì vậy tùy tiện trong các quyết định gây hậu quả nghiêm trọng.

Thứ tư, ý thức chấp hành luật pháp của ngƣời dân chƣa nghiêm

Thứ năm, nếp suy nghĩ và làm việc còn mang nặng tính quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu… gây trở ngại không những cho các giao dịch và thực thi hiệu quả chính sách đất đai, cũng nhƣ trong công cuộc cải cách hành chính ở nƣớc ta.

3.1.3.2. Chính sách tín dụng

Hà Giang là một tỉnh có nhiều xã thuộc vùng núi cao, biên giới, nhiều đồng bào dân tộc. Trong điều kiện hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng có những đặc thù và có một số khó khăn riêng.

Thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của một địa phƣơng miền núi cao, có 7 huyện biên giới thuộc diện 30a của Chính phủ, tỉnh Hà Giang đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống còn 12% vào đầu năm 2005; trong đó tập trung xóa đói giảm nghèo cho 7.000 hộ ở các huyện khó khăn, bao gồm: Mèo Vạc 2.400 hộ, Đồng Văn 2.100 hộ, Xín Mần 1.300 hộ và Quản Bạ 1.200 hộ. Các huyện, thị xã khác giảm 1/3 số hộ đói nghèo hiện nay. Cùng với việc xóa đói giảm nghèo, tỉnh đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao đời sống cho khoảng 10.000 hộ mới thoát nghèo, nhằm bảo đảm cho đời sốnggia đình họ khá hơn hiện nay, cũng nhƣ thoát nghèo một cách vững chắc.

Giải pháp quan trọng nhất đƣợc tỉnh Hà Giang thực hiện là: “cho cần câu hơn cho xâu cá”, tức là hỗ trợ vốn, giống và kiến thức làm ăn cho các hộ đồng bào dân tộc nâng cao năng lực sản xuất, làm quen với việc tính toán hiệu quả đồng vốn

70

và sử dụng đồng vốn, vƣơn lên thoát khỏi đói nghèo đói thực sự.

Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND ngày 14/7/2012 về một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang, trong đó tập trung hỗ trợ:

- Hỗ trợ 50% - 70% giá thuê mặt bằng kinh doanh và 30% lãi xuất tiền vay xây dựng nhà, kiốt bán hàng cho các tổ chức, cá nhân xây chuyên kinh doanh giới thiệu các sản phẩm hàng hoá có đăng ký tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lƣợng cao hoặc hàng hoá sản xuất tại địa phƣơng tại các cửa khẩu;

- Hỗ trợ trợ trong 2 năm liên tiếp đối với sản xuất cây vụ đông với mức là 100% giá giống đối với sản xuất ngô, 50% giá giống đối với sản xuất khoai tây, đối với cây chè; cây cam, quýt sạch bệnh; cam, quýt giống mới: Tổ chức, cá nhân đƣợc hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh trong thời hạn 36 tháng, mức tiền vay đƣợc hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 500 triệu đồng với quy mô trồng từ 10ha trở lên. Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong 36 tháng cho các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh để phát triển chăn nuôi trâu, bò, mƣ́c tiền vay đƣợc hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 15 triê ̣u đồng/hô ̣.

- Trồng cây dƣợc liệu: Hỗ trợ hộ gia đình tiền mua cây giống, phân bón và

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế ở huyện Hoàng Su Phì đến năm 2020 (Trang 72)