Hoàn thiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế ở huyện Hoàng Su Phì đến năm 2020 (Trang 132)

Đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động kiểm tra, giám sát theo hƣớng bổ sung và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực làm công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên nghiệp, hiệu quả. Đẩy mạnh áp dụng phƣơng pháp quản lý rủi ro, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích đánh giá rủi ro tuân thủ pháp luật của các địa phƣơng, ban, ngành; áp dụng hiệu quả các kỹ năng kiểm tra, giám sát để phát hiện ngăn chặn kịp thời các lỗi phát sinh.

* Nghiên cứu, đề xuất kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ kiểm tra, giám sát đủ phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu chuyên sâu, chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công vụ cao:

Kiện toàn hệ thống tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế của huyện, nghiên cứu đề xuất theo hƣớng cơ cấu tổ chức cần đi sâu vào đối tƣợng kiểm tra, giao cho một đội kiểm tra làm chức năng tổng hợp và thẩm định, phúc tra kết quả của các đoàn kiểm tra.

* Xây dựng và hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ kiểm tra, giám sát toàn ngành trên cơ sở áp dụng phương pháp quản lý rủi ro:

- Hoàn thiện quy trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch.

- Xây dựng và hoàn thiện phƣơng pháp lập kế hoạch kiểm tra và lựa chọn, phân loại đối tƣợng đối tƣợng để kiểm tra.

- Xây dựng hệ thống tiêu chí để phân tích, nhận dạng rủi ro phục vụ cho công tác kiểm tra tại các địa phƣơng, ban, ngành.

* Đổi mới toàn diện hoạt động kiểm tra, giám sát theo hướng thống nhất, hiện đại, chính quy, chuyên nghiệp và hiệu quả:

- Thúc đẩy hoạt động kiểm tra, giám sát toàn huyện một cách toàn diện, đồng đều, thống nhất; nghiên cứu xác định rõ mô hình xử lý sau kiểm tra, giám sát cho phù hợp với thực tế và đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

124

- Áp dụng phƣơng pháp rủi ro trong tất cả các khâu của công tác kiểm tra, giám sát từ việc lập kế hoạch, lựa chọn các trƣờng hợp, xác định phạm vi và tổ chức kiểm tra, giám sát.

- Chú trọng kiểm tra, giám sát theo chuyên đề. Tổ chức thực hiện các chƣơng trình kiểm tra, giám sát chuyên đề theo nhóm đối tƣợng, theo ngành nghề…

* Phát triển ứng dụng công nghệ tin học vào công tác kiểm tra, giám sát:

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, đầy đủ, thống nhất về việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế huyện dƣới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin từ khâu thu thập, chuyển đổi cơ sở dữ liệu đến khâu xử lý, phân tích thông tin xác định mức độ rủi ro phục vụ công tác kiểm tra, giám sát.

- Ứng dụng lập kế hoạch kiểm tra, giám sát.

- Ứng dụng phân tích rủi ro phục vụ công tác kiểm tra.

* Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng kiểm tra, giám sát:

Ngoài việc đào tạo theo tiêu chuẩn ngạch bậc theo quy định của nhà nƣớc, lực lƣợng kiểm tra, giám sát cần đƣợc tập trung đào tạo kỹ năng chuyên ngành và các kiến thức bổ trợ cho công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế.

- Tập trung xây dựng hệ thống, chƣơng trình, giáo trình và triển khai đào tạo, bồi dƣỡng kỹ năng kiểm tra, giám sát theo các cấp độ nhƣ xây dựng chƣơng trình, giáo trình đào tạo, kỹ năng kiểm tra, giám sát cơ bản theo ngành, lĩnh vực.

- Đẩy mạnh đào tạo đạo đức công vụ, văn hoá ứng xử cho lực lƣợng kiểm tra, giám sát nhƣ đẩy mạnh đào tạo đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công vụ của cán bộ kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử của cán kiểm tra, giám sát.

4.2.5. Nhóm các giải pháp khác

(1) Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng trong việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế huyện

Để việc quy hoạch phát triển kinh tế huyện trở thành hiện thực, phải coi trọng phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, cần tập trung vào một số vấn đề sau:

125

- Làm tốt công tác tƣ tƣởng trong Đảng và quần chúng nhân dân về ý nghĩa của việc xây dựng quy hoạch và việc tổ chức thực hiện những nội dung quy hoạch phát triển kinh tế nêu ra.

- Cần quán triệt trong các cấp ủy đảng về mối quan hệ tác động qua lại giữa sự phát triển xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội. Những chỉ tiêu lớn, các mục tiêu đƣợc xây dựng trong quy hoạch đã đƣợc cân nhắc thận trọng sự tác động qua lại giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Do vậy, khi triển khai quy hoạch và các kế hoạch hành động hàng năm cần thận trọng khi thực hiện những công việc cụ thể có nguy cơ phá vỡ sự cân bằng đã đƣợc xây dựng trong quy hoạch.

- Quán triệt trƣớc hết từ các cấp ủy đảng về trách nhiệm lãnh đạo của các Đảng bộ phƣờng đối với mọi hoạt động kinh tế. Trách nhiệm của ngƣời đảng viên và các cấp ủy là không chỉ thụ động chờ đƣợc thông tin, mà quan trọng hơn nếu thấy cần thiết, sẽ đề nghị đƣợc thông tin về các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Từ đó để làm tốt công tác tƣ tƣởng từ trong Đảng ra quần chúng về triển khai các dự án cụ thể. Đảng viên thông suốt về tƣ tƣởng thì mới có thể làm tốt công tác tƣ tƣởng đối với quần chúng.

- Dân cƣ trên địa bàn huyện sẽ chịu sự tác động của mọi dự án phát triển kinh tế kể cả những tác động tích cực, lẫn tác động tiêu cực. Do vậy, không nên phân biệt và từ đó dẫn đến bàng quan đối với các dự án phát triển kinh tế của Trung ƣơng, của tỉnh triển khai trên địa bàn huyện. Vì vậy, các cấp ủy đảng cần có trách nhiệm giám sát, đóng góp để từng dự án triển khai trên địa bàn phát huy tác động tích cực về kinh tế - xã hội và môi trƣờng, giảm thiểu những tác động xấu.

(2) Giải pháp đào tạo nguồn lao động trên địa bàn huyện

Huyện cần chủ động bằng nhiều cách khác nhau thực hiện đào tạo mới nguồn lao động có đủ đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế hoạt động trong cơ chế thị trƣờng.

Việc phát triển nguồn nhân lực là điều kiện thu hút đầu tƣ ngành công nghiệp, đầu tƣ vào nguồn lực con ngƣời đem lại lợi ích cho xã hội, góp phần nâng cao năng suất lao động. Trong chính sách hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, huyện cần chú trọng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

126

hỗ trợ doanh nghiệp về kinh phí để đào tạo và đào tạo lại công nhân. Thực tế cho thấy hầu hết công nhân mới vào nhà máy đều phải đào tạo lại mặc dù họ đã qua đào tạo. Do vậy, tỉnh cần xem xét có chính sách hỗ trợ kinh phí hàng năm cho các doanh nghiệp mới đi vào sản xuất kinh doanh trong việc đào tạo và đào tạo lại nghề.

- Chính sách nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo kỹ năng quản lý, cũng nhƣ cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách có liên quan tới doanh nghiệp. Nhà đầu tƣ cần cung cấp đầy đủ thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trƣờng đầu tƣ, các chính sách đầu tƣ…

Cần cụ thể hoá chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực không phải chỉ đề cập đến mức kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Trong chính sách này cần quan tâm đến cả những hoạt động tƣ vấn, hỗ trợ ngƣời lao động trong quá trình tìm việc làm sau khi học nghề.

Trong nội dung của chính sách cũng không nên bình quân hoá kinh phí dạy nghề đối với các doanh nghiệp. Chính quyền địa phƣơng nên xem xét thay đổi các hình thức hỗ trợ nhằm sử dụng vốn hỗ trợ một cách có hiệu quả. Cụ thể, cần xác định đúng đối tƣợng đƣợc hỗ trợ và mức hỗ trợ tƣơng ứng, đảm bảo đƣợc cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách đến các đối tƣợng cần đƣợc đào tạo, gắn họ với chƣơng trình đào tạo của doanh nghiệp.

Chính sách đầu tƣ và hỗ trợ tài chính cho các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp có tổ chức đào tạo nghề nhằm tăng năng lực đào tạo nghề cả về số lƣợng và chất lƣợng. Để có thể có nguồn lực hỗ trợ tài chính, chính quyền huyện Hoàng Su Phì nên khuyến khích thực hiện xã hội hoá các nguồn vốn đầu tƣ từ nhiều nguồn, bao gồm cả ngân sách nhà nƣớc, tƣ nhân, nƣớc ngoài trong xây dựng và điều hành các trƣờng, các cơ sở đào tạo nghề.

- Phát triển các dịch vụ hỗ trợ, tƣ vấn đào tạo, tăng cƣờng cung cấp thông tin và hoạt động tƣ vấn nghề nghiệp. Cụ thể:

+ Hỗ trợ cung cấp thông tin liên quan đến chính sách, chế độ ƣu đãi của chính quyền địa phƣơng khi tham gia đầu tƣ vào ngành công nghiệp của địa phƣơng, khi dự án có sử dụng lao động tại địa phƣơng

+ Hỗ trợ tƣ vấn về hình thức đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Có thể kết hợp hệ thống đào tạo chính quy từ các trƣờng với đào tạo tại chỗ (tại doanh nghiệp).

127

- Phát triển các Trung tâm đào tạo ngành nghề công nghiệp, nông nghiệp chủ lực. - Hàng năm dành một phần nguồn kinh phí từ ngân sách và huy động từ các nguồn khác để hỗ trợ cho đào tạo nghề, truyền nghề, du nhập nghề mới nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho phát triển công nghiệp.

- Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo cơ chế “ba bên” là Nhà nƣớc - cơ sở đào tạo - doanh nghiệp cùng tham gia/phối hợp thực hiện, gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bƣớc thực hiện đào tạo theo yêu cầu và địa chỉ, nhằm đảm bảo cho lao động đào tạo ra đƣợc làm việc theo đúng chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ của chƣơng trình đã theo học.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế ở huyện Hoàng Su Phì đến năm 2020 (Trang 132)