6. Cấu trúc đề tà i
2.5.1. Thành phần sản phẩm
Công ty Unilever từ khi vào Việt Nam năm 1995 cho đến nay đã xây dựng được hình ảnh là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh với số lượng sản phẩm rất đa dạng với trên 350 mặt hàng khác nhau chia thành các lĩnh vực: (1) các mặt hàng hóa mỹ phẩm chăm sóc gia đình với các thương hiệu nỗi tiếng trên thị trường hiện nay như nước xã vải Comfort, bột giặt Omo, Viso, Surf nước rửa chén Sunlight, nước tẩy rửa Sift, Vim, Sunlight…(2) các mặt hàng mỹ phẩm chăm sóc cá nhân như kem Pond, Vaseline, Hazeline, kem đánh răng PS, Close Up, các sản phẩm chăm sóc tóc như Sunsilf, Lifeboy, Clear, Dove…(3) các mặt hàng về thực phẩm như bột nêm, nước mắm nhãn hiệu Knorr, nước sốt Hellman, kem Wall…
- Sản phẩm của công ty Unilever rất đa dạng trên thị trường để khách hàng lựa
chọn, tại các kênh phân phối hiện nay, thị phần các sản phẩm của Unilever luôn chiếm trên 50% các mặt hàng được trưng bày. Công ty thường xuyên tung ra các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và các sản phẩm của công ty Unilever hiện nay được đánh giá là phù hợp với nhu cầu của thị trường và có tính cạnh tranh cao, điều này thể hiện qua vị trí thị phần của các sản phẩm Unilever hiện nay.
Bảng 2.1: Vị trí sản phẩm của Unilever Việt Nam trên thị trường Stt Ngành hàng Vị trí (thị phần) trên thị trường Nhãn hiệu
1 Bột giặt 1 Omo, Viso, Surf
3 Nước xã vải 1 Comfort
4 Hóa phẩm 1 Sunlight
5 Dưỡng sóc da 1 Pond, Vaseline, Hazeline
6 Chăn sóc tóc 1 Dove, Clear, Lux, Sunsilf, Lifeboy
7 Chăm sóc da 1 Lifeboyt, Lux
8 Chăm sóc răng miệng 1 PS, Close Up
9 Khử mùi 2 Rexona, Exe
10 Bột nêm 1 Knorr, Hellman
11 Giải khát 1 Lipton, Wall
(Nguồn: Phòng Marketing Unilever Việt Nam) Tuy nhiên, sản phẩm của công ty cũng gặp một số khó khăn trong quá trình phần phối đến tay khách hàng:
Do tính đa dạng của sản phẩm nên việc cạnh tranh với những đối thủ chỉ chuyên sản xuất một loại sản phẩm gặp nhiều khó khăn, vì vậy một số mặt hàng có nguy cơ mất thị phần về tay đối thủ cạnh tranh.
Công ty rất ít tung ra thị trường những sản phẩm hoàn toàn mới trong thời
gian gần đây mà đa phần chỉ tung ra những cải tiến từ những sản phẩm củ đã có sẳn trên thị trường và gần đây giá cả của các mặc hàng của công ty có xu hướng tăng nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh gây nguy cơ mất thị phần về tay đối thủ trong ngành.
Việc công ty có chính sách phân phối như nhau với tất cả các loại sản phẩm
của công ty, sản phẩm chăm sóc gia đình cũng giống với các loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm sẽ là không hợp lý, vì các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là mỹ phẩm mang giá trị cao, thông tin phức tạp mang tính nhạy cảm nên cần phải được phân phối một cách khác biệt so với những sản phẩm tiêu dùng hàng
ngày của gia đình. Nếu công ty đánh đồng tất cả sẽ gây tâm lý mất lòng tin của khách hàng cũng như làm giảm giá trị của hàng giá trị cao của công ty.
Các sản phẩm mới của công ty với tính năng đặc biệt và khách hàng chưa
quen với những sản phẩm này cần có chính sách hỗ trợ để thông tin của sản phẩm được người tiêu dùng hiểu đủ và hiểu đúng nhằm tránh tình trạng bị khách hàng tảy chay vì hiểu sai thông tin của sản phẩm.
- Để có thể kiểm soát được vấn đền tính sẵn sàng của hàng hóa công ty trên thị
trường và tại nhà phân phối, cũng như theo dõi tình hình thiếu hàng hóa của công ty trên thị trường hiện nay, bộ phận chuyên biệt mang tên cửa hàng hoàn hảo của công ty sẽ tiến hành kiểm tra tại nhà phân phối và các cửa hàng 1 lần/tháng. Hoạt động này đã giúp cho công ty phần nào nắm được tình hình trống kho, trống kệ của hàng hóa công ty trên thị trường nhưng vẫn chưa giải quyết hiệu quả được vấn đề này do những lý do:
Bộ phận phận kiểm soát việc thiếu hàng này thuộc phòng kinh doanh, vì vậy
phòng dịch vụ phân phối còn bị động trong việc nắm bắt thông tin để giải quyết vấn đề kịp lúc.
Tầng suất kiểm tra như hiện nay là 1 lần/tháng là quá ít dẫn đến vấn đề thiếu
hàng hóa bị kéo dài ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của công ty và nhà phân phối, cũng như ảnh hưởng xấu đến niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của công ty.
Quy trình kiểm tra chưa xác định được nguyên nhân của vấn đề thiếu hàng vì
vậy vấn đề chưa được giải quyết tận gốc và có thể sẽ lập lại trong tương lai, gây thiệt hại cho công ty.