* Lịch thời vụ: Qua điều tra thực tế, nông hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL canh tác lúa 3 vụ chiếm tỷ lệ 57,2% và 2 vụ chiếm 41,8% và rất ít hộ chỉ sản xuất 1 vụ
lúa, chiếm 0,1%. Đối với các nông hộ sản xuất lúa 2 vụ, họ thường sản xuất vụ Đông xuân và Hè thu vì 2 vụ lúa này thường mang lại hiệu quả tốt hơn, một vụ
còn lại họ có thể xen canh màu hay bỏ trống nhằm tránh tình trạng bạc màu của đất. Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi ở một số địa bàn còn chưa được đảm bảo nên việc sản xuất lúa vụ 3 còn gặp rất nhiều khó khăn. Mỗi vùng sinh thái ở ĐBSCL có điều kiện về đất đai và khí khác nhau, từ đó dẫn đến tính thời vụ khác nhau. Lịch thời vụ chung của vùng ĐBSCLđược mô tả như sau:
* Vùng sản xuất 2 vụ lúa
+ Vụ Đông Xuân – Hè Thu
- Đông Xuân: từ 1/11 đến 30/12. Hè Thu: từ 1/5 đến 30/6
* Vùng 3 vụ lúa: Đông Xuân – Hè Thu – Thu Đông
- Vụ Đông Xuân: từ 10/11 đến 30/12. Hè Thu: từ 15/4 đến 15/5. Thu Đông: từ 20/7 đến 20/8. Theo Phạm Văn Dư (2008)
Bảng 4.1: Lịch thời vụ sản xuất lúa của nông hộ ở ĐBSCL
Tháng 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Vụ 1
Vụ 2
Vụ 3
* Biến động về diện tích
Đồng bằng sông Cửu Long một vựa lúa quan trọng với tổng diện tích khoảng 4 triệu hecta, chiếm khoảng 12% tổng diện tích lãnh thổ Việt Nam.
ĐBSCL là khu vực có tiềm năng rất lớn để phát triển nền nông nghiệp hiện đại của đất nước, sản lượng lúa hằng năm chiếm hơn 53% tổng sản lượng lúa và
Vụ Đông Xuân
Vụ Hè Thu
64
đóng góp 90% sản lượng gạo xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giai đoạn 2000 - 2008, diện tích đất trồng lúa cả nước giảm 255.300 ha; trong đó khu vực ĐBSCL giảm nhiều nhất với 205.400 ha. Cũng theo thống kê của ngành nông nghiệp, trong 5 năm gần đây, diện tích gieo trồng lúa cả năm tại ĐBSCL tương đối ổn định với khoảng
3,85 triệu ha, tạo việc làm và thu nhập cho hơn 1,46 triệu hộ trồng lúa (chiếm
73,5% so với tổng số hộ làm nông nghiệp toàn vùng ĐBSCL). Với việc diện tích đất trồng lúa ngày càng giảm như trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề
thời sự cho các nhà làm nghiên cứu. Sự biến động về diện tích trồng lúa và năng
suất được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.2: Diện tích trồng lúa theo quy hoạch vùng ĐBSCL
Năm DT canh tác (Nghìn ha) DT gieo trồng (Nghìn ha) Năng suất (Tấn/ha) 2007 1.893 3.683 5,06 2009 1.859 3.835 5,38 2010 1.880 3.760 5,2 2015 1.830 3.670 5,6 2020 1.800 3.600 5,8 2030 1.780 3.560 5,9 Nguồn: Cục trồng trọt, 2013
Như vậy, với số liệu thống kê của Cục trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), diện tích đất gieo trồng từ năm 2007 đến nay nhìn chung có sự sụt giảm đáng kể, nếu tình hình biến động về diện tích gieo trồng diễn ra theo đúng dự đoán của các nhà nghiên cứu thì đến năm 2030 diện tích giảm xuống chỉ còn 3.560 nghìn ha, theo đó diện tích canh tác cũng giảm từ 1.893 nghìn ha còn 1.780 nghìn ha vào năm 2030. Sự giảm sút về mặt diện tích trồng lúa được giải thích dưới nhiều góc nhìn khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu bởi 2 nguyên nhân, một là do sự chuyển đổi đất canh tác sang trồng những loại cây có năng
suất, giá trị cao hơn hoặc do chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang đất đô thị.
Điển hình như tại thành phố Cần Thơ, theo quy hoạch sử dụng đất thành phố định
hướng đến năm 2020, đất nông nghiệp sẽ giảm từ 108.494 ha năm 2010 xuống còn 99.527 ha năm 2020, nhiều nhất ở vùng đất ven sông, ven đô thị hiện hữu.
Trong đó, diện tích đất trồng lúa năm 2010 từ 75.210 - 79.780 ha/năm, sang năm
2020, diện tích này định hình giảm xuống chỉ còn khoảng 64.360 ha - 54.220 ha. Ngoài khu vực Cần Thơ, hiện diện tích đất Đồng Tháp cũng đang nằm trong vùng quy hoạch, ngay trong giai đoạn 2005 - 2008, diện tích trồng lúa bình quân của tỉnh khoảng 460.000 ha/năm, sang đến năm 2010, diện tích đất lúa của Đồng Tháp còn 430.000 ha, năm 2015 khoảng 420.000 ha, năm 2020 giảm còn 410.000 ha, nguyên nhân thứ hai là do sự tác động xấu của biến đổi khí hậu đến diện tích
65
trồng lúa, các nhà khoa học, chuyên gia cho biết, sau năm 2020 biến đổi khí hậu,
chất thải công nghiệp... sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất trồng lúa.
Trong vòng 100 năm tới, ĐBSCLsẽ có từ 1,5 - 2 triệu ha đất nông nghiệp bị
nhiễm mặn không sản xuất được, chủ yếu là đất lúa... Hằng năm, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 50.000 ha lúa hè thu và tác động trực tiếp đến hệ thống canh tác
lúa tôm khoảng 250.000 ha ở các tỉnh ven biển; khô hạn cũng tác động đến
300.000 ha lúa hè thu (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Long An), đồng thời gây khô hạn cục bộ cho 500.000 ha vào cuối tháng 4 đến giữa tháng 5 hằng năm. Những vấn đề này đang trở thành thách thức cho
những người nông dân sản xuất nông nghiệp và cả những nhà thực hiện chính
sách. Ngày nay, nhiều công trình nghiên cứu về kỹ thuật trồng lúa trên đất phèn, mặn đang được ứng dụng và triển khai đồng bộ, việc quản lý vấn đề thủy lợi đang
có chiều hướng tích cực. Kế đến là chọn giống với phương châm “đất nào cây
ấy”, kết hợp biện pháp hóa học, biện pháp canh tác, chọn mùa vụ đã và đang đẩy
lùi dấu hiệu nhiễm phèn tại một số vùng miền, nâng cao diện tích đất nông nghiệp
cho toàn khu vực.
* Sản lượng và năng suất
Từ năm 1989, ĐBSCLđã giải quyết được nội dung quan trọng là thỏa mãn nhu cầu lương thực trong nước và bắt đầu trở lại tham gia thị trường xuất khẩu
gạo thế giới. Tính từ năm 1980 đến nay, năng suất lúa vùng ĐBSCL tăng 4,4%
và sản lượng tăng trung bình 9,3% mỗi năm. Cùng với việc ứng dụng nhanh
thành tựu nghiên cứu giống mới đưa ra sản xuất và việc đáp ứng đầy đủ vấn đề
thủy lợi đã làm thay đổi đáng kể sản lượng của vựa lúa, đưa năng suất lúa bình quân từ 3,298 tấn/ha năm 1990 lên 5,38 tấn/ha năm 2009. Theo thống kê của Cục
Trồng trọt (2008), với diện tích trồng lúa toàn vùng gần 3,878 triệu ha (tăng
175.000 ha so với năm 2007) đạt sản lượng đạt 20,67 triệu tấn (tăng 2,03 triệu tấn
so với năm 2007). Sang năm 2009, diện tích trồng lúa toàn vùng giảm 24.800 ha
còn 3,835 triệu ha, nhưng sản lượng lúa lại tăng lên đạt 20,633 triệu tấn lúa, tăng
10.000 tấn so năm 2008, năng suất bình quân đạt 5,38 tấn/ha. Đến nay, Việt Nam đang là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, với số lượng bình quân hơn 4 triệu
tấn/năm.
Tính đến thời điểm cuối năm 2012, các tỉnh thuộc vùng ĐBSCLđã cơ bản kết thúc thu hoạch vụ lúa thu đông, với diện tích đạt gần 650.000ha, năng suất bình
quân đạt khoảng 5,0 tấn/ha, giá lúa tiêu thụ trong những tháng cuối năm cũng tương đối thuận lợi cho nông dân. Sang đầu năm 2013, nhiều địa phương tại vùng
ĐBSCLđang triển khai thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai xuống giống vụ lúa đông xuân 2012 - 2013. Đến nay, tổng diện tích xuống giống toàn vùng
66
này đã đạt hơn 408.000ha, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điển hình là các tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang.
Bảng 4.3: Sản lượng lúa vùng ĐBSCL so với cả nước
Năm Sản lượng cả nước
(Triệu tấn) Sản lượng ĐBSCL (Triệu tấn) 1990 19,2 9,5 2000 32,5 16,7 2005 35,8 19,2 2007 35,9 18,6 2008 38,8 20,7 2009 38,4 20,6 2010 40,0 19,6 2015 (dự kiến) - 20,8 Nguồn: Cục Trồng trọt (2013)
Có thể nói vai trò của ĐBSCL trong chiến lược an ninh lương thực quốc
gia không có vùng, miền nào thay thế được. Tuy nhiên, sự quan tâm đầu tư cho
vùng ĐBSCL chưa tương xứng với những đóng góp của vùng cho cả nước. Mặt
khác, nhiều vấn đề thực tế đang tồn tại là diện tích đất trồng lúa giảm, thách thức
của biến đổi khí hậu, áp lực sâu bệnh, quá trình đô thị hóa nhanh... đang tạo áp lực
cho vùng trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
4.4. ĐẶT ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
4.4.1. Tứ giác Long Xuyên
Tứ giác Long Xuyên là một vùng đất hình tứ giác, trên địa phận của ba tỉnh
Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ. Bốn cạnh của tứ giác này là biên giới Việt
Nam - Campuchia, vịnh Thái Lan, kênh Cái Sắn và sông Hậu. Vùng Tứ giác Long
Xuyên có diện tích tự nhiên khoảng 489,000 ha. Địa hình trũng, tương đối bằng
phẳng với độ cao từ 0.4 đến 2 m trên mực nước biển. Trong mùa lũ, vùng này
thường ngập nước với độ sâu từ 0.5 đến 2.5 m. Tương đối dễ thoát nước. Vào mùa
khô, vùng này thường khô hạn và bị nước mặn thâm nhập. Đất thuộc loại phèn. Tứ giác Long Xuyên cũng là phần thượng châu thổ của ĐBSCL, có địa hình tương đối cao (2 - 3,5m) nhưng vẫn bị ngập nước thường xuyên vì
đây là vùng trũng, khi mực nước biển dâng 1m thì phần lớn diện tích của
Tứ giác Long Xuyên sẽ bị ngập. Vùng Tứ giác Long Xu yên – Hà Tiên và một số vùng trũng nhỏ ở U Minh thượng sẽ bị ngập với tỷ lệ khá cao. Dựa
vào bản đồ phân vùng địa lý môi trường của vùng Tứ giác Long Xuyên ta có thể nhận thấy rằng tỷ lệ ngập nước của Tứ giác Long Xuyên là rất cao.
Mức độ ngập sâu của vùng được thể hiện theo các mức độ sau:
- Khu vực ngập sâu: ngập từ 2 - 3m, chiếm khoảng 800 nghìn ha. Tập trung
67
Chợ Mới, vùng ven thành phố Long Xuyên và một bộ phận ngập sâu nằm ở vùng trũng phía Tây- Bắc Hà Tiên.
- Khu vực ngập trung bình: ngập 0,5 - 2m, chiếm khoảng 500 nghìn ha. Tập trung chủ yếu ở các huyện Tịnh Biên, Tây Nam huyện Tri Tôn, Tây Bắc
huyện Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang và huyện Hòn Đất, Tây Nam huyện Tân
Hiệp, Đông Nam huyện Giồng Riềng, Đông Bắc huyện Gò Quao,…
Hình 4.2. Bản đồ phân vùng Địa lý môi trường vùng tứ giác Long Xuyên
4.4.2. Vùng Đồng Tháp Mười
Đồng Tháp Mười ở tả ngạn sông Tiền, là một vùng đất ngập nước, có diện
tích 697,000 ha, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, trong
đó Long An chiếm non phân nửa. Đồng Tháp Mười là một đồng lụt kín được bao
quanh bởi các giồng đất cao ven biên giới Việt Nam – Campuchia, đê tự nhiên dọc sông Tiền và giồng duyên hải cổ dọc vùng Tân Hiệp, Cai Lậy, và chặn lại bởi
sông Vàm Cỏ Đông .
Đồng Tháp Mười được tạo thành trong phân đại Đệ Tứ. Quá trình tạo
thành hoàn tất sau thời kỳ Hậu Pleistocen cách đây khoảng 8,000 năm. Nền trầm
tích Pleistocen với các vật liệu phù sa cổ không đồng đều được phủ lên bằng vật
liệu mới của trầm tích Holocen. Do đó, có thể tìm thấy những gò phù sa cổ và những giồng cát cổ nằm chen lẫn giữa cánh đồng phù sa mới. Đồng Tháp Mười, vùng đất dọc theo sông Tiền, dọc các bờ kinh, các gò đất cao, và trục Mỹ Tho – Chợ Lớn có địa hình tương đối cao, ít ngập lụt, là nơi có làng mạc, thị trấn. Đặc
68
biệt, ở Mỹ An, nơi có 3 con sông gặp nhau, có gò đất cao tới 6 m, nơi có ngôi tháp
cổ 10 tầng –Tháp Mười - một di tích của thời văn minh Phù Nam.
Phần đất còn lại là một bồn trũng, có độ cao từ 0.5 m đến 3 m. Trong vùng trũng này chỉ có một dòng chảy nhỏ là sông Cái Cót, đổ vào sông Long Khốt lớn hơn. Các sông cùng với kênh rạch quanh năm vận chuyển một dòng nước đục như
bùn, chảy chậm. Đây là vùng rừng tràm, cỏ Năng (Eleocharis sp.) và Lác
(Cyperus sp.). Khu rừng tràm ngập phèn bị phá hủy nhiều, phân tán, hiện nay còn
46,300 ha. Vào mùa mưa, cả đồng bằng đều ngập nước. Nước từ sông Tiền, Vàm Cỏ tràn bờ, và từ biên giới Campuchia tràn qua, tạo thành một hồ nước mênh
mông. Đây là vùng bị ngập lụt có định kỳ, lụt kéo dài 3 - 6 tháng, có nơi nước lụt
sâu 3m. Trên mặt hồ đó thỉnh thoảng có những gò đất cao với dân cư đông đúc. Đất đa số thuộc loại phèn nặng, ngoài ra còn một số ít là loại đất phù sa cổ, đất
giồng cổ đất phù sa và phù sa ven sông. Vùng Đồng Tháp Mười có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.
Đó là các tỉnh giáp biên giới Campuchia, là nơi hai nhánh sông Mêkông và sông Bassac đi vào lãnh thổ Việt Nam và lũ sông Mêkông tràn bờ và tràn đồng
vào ĐBSCL. Với kịch bản nguồn nước từ thương nguồn chảy về đồng bằng như
hiện nay, tiểu vùng này chịu tác động về môi trường tự nhiên của mực nước biển dâng nhưng không mạnh như hai tiểu vùng nằm giữa hai sông Tiền, sông Hậu và
Bán đảo Cà Mau. Do quá trình biển mạnh lên do biển dâng, ranh dưới của tiểu
vùng sẽ lùi về phía nguồn, độ sâu ngập vào mùa lũ sẽ sâu hơn và thời gian ngập
cũng có thể kéo dài hơn. Bồi lở bờ sông, cồn bãi hoạt động mạnh hơn.
4.4.3. Vùng Bán đảo Cà Mau
Gồm vùng hữu ngạn sông Hậu cho tới mũi Cà Mau. Đây là vùng đất thấp, địa hình cao ở phía biển (Biển Đông và Biển Tây), thấp dần về phía nội địa, tạo
thành các vùng trũng, các đầm lầy, ở phần giữa. U Minh là một bồn trũng với
rừng tràm nửa ngập nước lợ, nằm giữa Cà Mau và Rạch Giá. Trước đây 100 năm, đây là khu rừng tràm nguyên sinh mênh mông, rộng khoảng 190,000 ha, có cây
cao 30 m, giới hạn phía bắc bởi sông Cái Lớn (Kiên Giang), phía nam bởi sông Ông Đốc. Sông Cái Tàu và sông Trèm Trẹm chia đôi khu rừng làm hai; phần phía
bắc là U Minh Thượng và phần phía nam là U Minh Hạ. Nền đất là than bùn (peat), dày từ 2 đến 5 m, được cấu tạo bởi xác thực vật của rừng bên trên.
Trước năm 1945, diện tích rừng U Minh Thượng khoảng 142.000 ha;
nhưng vào năm 2002 chỉ còn 21.000 ha, trong số này 13.000 ha là vùng rừng đệm
và 8.053 ha rừng được bảo vệ. Rừng nguyên sinh thực sự không tới 4.000 ha. Vào
năm 2001, rừng U Minh Hạ chỉ còn 39.000 ha, đa số là rừng tái sinh hay mới
69
để cung cấp nhà máy bột giấy. Phía Tây U Minh, dọc Biển Tây là một dải rừng
sú, vẹt, chạy dài liên tục từ Rạch Giá đến rừng Đước Cà Mau. Rừng U Minh phong phú đa dạng sinh học, hiện có 250 loài thực vật, 185 loài chim, 24 loài thú, 18 loài bò sát, 8 loài dơi, 208 loại côn trùng và 34 loài thủy sản.
Đây là vùng duyên hải của các tỉnh giáp với Biển Đông và Vịnh Thái Lan.
Tiểu vùng này chịu tác động về môi trường tự nhiên của mực nước biển dâng trực tiếp nhất. Hệ sinh thái bãi triều và rừng ngập mặn qua gánh chịu các tác động sẽ
thể hiện vai trò “đệm” giảm sóng, phòng hộ và giữ đất. Tình hình xói lở đường bờ
sẽ mạnh hơn. Tình hình bồi lắng ở các cửa sông sẽ thay đổi. Đường ranh với tiểu
vùng nằm giữa sông Tiền, sông Hậu sẽ bị “đẩy lên” về phía nguồn. Quy hoạch
thủy lợi, chương trình ngọt hóa vùng trung tâm Bán đảo Cà Mau, chương trình đê