0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 101 -101 )

NÔNG HỘ

Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, nhiều phương

pháp có thể tiếp cận. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng giá trị của hiệu quả hoạt động

sản xuất luôn nằm trong khoảng giá trị từ 0 đến 1. Nói cách khác, trong trường

hợp này, biến phụ thuộc của hàm số ước lượng có thể được xem như là một biến

bị chặn trong khoảng giá trị từ 0 đến 1. Vì thế, Tobit được xem là hàm số phù hợp

nhất để sử dụng cho việc ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hiệu quả hoạt động McCarty and Yaisawarng (1993), Tim Coelli et al (2005).

* Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Kết quả phân tích của mô hình Tobit đã xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến

hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL. Kết quả được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 5.16: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ

TE Nhân tố B Sig. Hằng số 0,860 0,000 Ứng dụng TBKT 0,016 0,022 Trình độ -0,001 0,599 Kinh nghiệm 0,001 0,031

Tham gia đoàn, hội -0,013 0,051

Lao động gia đình 0,001 0,610 Diện tích lúa -0,0004 0,001 Vùng ĐTM 0,035 0,000 Vùng TGLX -0,023 0,003 Prob > chi2 0,000 Log likelihood 923,8

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát của tác giả 2013 - 2014

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, biến giả được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của việc ƯDTBKT vào sản xuất lúa. Chúng ta kỳ vọng rằng, việc

94

ƯDTBKT vào sản xuất sẽ giúp cho hộ sản xuất đạt năng suất cao hơn. Kết quả ước lượng từ hàm Tobit cho thấy việc ƯDTBKT đã giúp hộ sản xuất đạt hiệu quả

kỹ thuật theo quy mô sản xuất cao hơn hộ không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

Trình độ học vấn (TĐVH), biến thể hiện năng lực của chủ hộ liên quan

đến trình độ học vấn. Thông thường với trình độ học vấn càng cao, các quyết định

của chủ hộ sẽ mang đến những cơ hội thành công nhiều hơn. Vì thế, chúng ta kỳ

vọng hệ số ảnh hưởng sẽ dương. Tuy nhiên, kết quả phân tích chỉ ra biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Điều này có thể nói lên rằng, hiệu quả

kỹ thuật của nông hộ không bị ảnh hưởng nhiều bởi trình độ học vấn mà chủ yếu

là các nhân tố tác động khác.

Kinh nghiệm sản xuất (KNSX), biến dùng để ước lượng năng lực của chủ

hộ thông qua số năm kinh nghiệm. Kết quả cho thấy rằng, số năm kinh nghiệm

của nông hộ mối liên hệ với hiệu quả sản xuất của nông hộ. Số năm kinh nghiệm

sản xuất lúa càng nhiều, hiệu quả sản xuất của nông hộ càng cao. Kết quả cho

thấy, kinh nghiệm có tác động thuận chiều đối với hiệu quả kỹ thuật, kết hợp giữa

kinh nghiệm và ƯDTBKT sẽ giúp nông hộ đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất.

Tham gia hội đoàn thể (HĐT), biến giả được sử dụng trong mô hình để ước lượng mối liên hệ giữa hiệu quả sản xuất và việc tham gia các hiệp hội ở địa phương của chủ hộ. Thông thường, khi tham gia các hiệp hội, đoàn thể, câu lạc bộ

sản xuất chủ hộ sẽ có điều kiện tiếp cận nhiều hơn đối với các tiến bộ kỹ thuật.

Tuy nhiên, kết quả ước lượng trong mô hình tobit cho thấy rằng, hộ không tham

gia vào các hội đoàn thể thì đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn. Điều này cho thấy rằng

tổ chức hội đoàn thể tại địa phương chưa phát huy tiềm năng hoạt động cũng như

vai trò của mình trong quá trình hỗ trợ phát triển sản xuất lúa tại địa phương.

Lao động gia đình (LĐGĐ) được sử dụng trong mô hình để đo lường mức ảnh hưởng của số lao động đối với hiệu quả sản xuất. Thông thường, hiệu quả sản

xuất sẽ cao khi hộ sản xuất có lực lượng lao động dồi dào và điều này phù hợp với kết quả hệ số ước lượng của mô hình tuy nhiên các hệ số chưa đạt mức ý nghĩa

thống kê. Điều này chỉ ra sự kém hiệu quả của lao động gia đình. Hộ lãng phí nhiều lao động gia đình trên diện tích sản xuất có giới hạn.

Diện tích sản xuất lúa (DTSX), là biến đưa vào để xem xét mối quan hệ

giữa diện tích lúa mà nông hộ đang canh tác ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả

sản xuất của nông hộ. Kết quả cho thấy rằng, nông hộ sản xuất lúa với diện tích

càng lớn thì hiệu quả sản xuất càng nhỏ. Trên thực tế, những hộ canh tác lúa với

diện tích lớn thường phải thuê mướn nhiều lao động và máy móc trong các công

đoạn gây tốn kém nhiều chi phí. Bên cạnh đó, việc canh tác tên diện tích lớn,

nông hộ sẽ khó khăn hơn trong việc quản lý sâu bệnh, dịch hại,.. chính vì thế mà hiệu quả sản xuất kém đi.

95

Vùng 1 (V1) và vùng 2 (V2) là những biến giả được dử dụng trong mô hình

để đo lường mức độ ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng đến

hiệu quả sản xuất lúa ở ĐBSCL. Kết quả ước lượng cho thấy rằng hiệu quả sản

xuất lúa chịu ảnh hưởng bởi điều kiện của từng vùng sinh thái khác nhau. Kết quả

trong mô hình chỉ ra rằng, vùng Đồng Tháp Mườiđạt hiệu quả cao nhất và vùng Tứ giác Long Xuyên đạt hiệu quả thấp nhất.

5.6. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ

THUẬT VÀO SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ

Từ thực tế nghiên cứu cho thấy, việc ƯDTBKT vào sản xuất lúa trên địa bàn các tỉnh ĐBSCLđã đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận, chẳng hạn như: giảm

chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho nông hộ sản xuất lúa. Bên cạnh những thuận

lợi trong quá trình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nông hộ ở ĐBSCL còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai ƯDTBKT vì thế hiệu quả đạt được chưa đáp ứng

sự kỳ vọng của nông hộ. Nghiên cứu này đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả sản xuất lúa cho nông hộ ở vùng ĐBSCL.

5.6.1. Giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa

Dựa trên các kết quả phân tích của các mô hình định lượng được trình bày trong các phần trên (mô hình Binary Logit, mô hình EFA), các giải pháp nâng cap

khả năng ứng dụng TBKT trong sản xuất của nông hộ trồng lúa được định hướng như sau:

5.6.1.1 Nâng cao nguồn lực sản xuất

Kết quả phân tích EFA đã chỉ ra rằng, nguồn lực sản xuất của nông hộ là nhân tố có tác động đến tiếp cận và ƯDTBKT trong sản xuất lúa của nông hộ.

Nguồn lực sản xuất đã được xác định trong phạm vi nghiên cứu bao gồm: diện tích đất sản xuất, lao động gia đình, khả năng tài chính và trình độ học vấn. Trong đó, giải pháp được đề xuất sẽ tập trung vào hai yếu tố khả năng tài chính và trình

độ học vấn của người sản xuất bởi hai yếu tố còn lại là những yếu tố “cố định”, sự

phát hiện ra các yếu tố này mang tính chất khám phá vấn đề và sự thay đổi của chúng đòi hỏi thời gian lâu dài.

Giải pháp 1: Nâng cao học vấn, tăng cường khả năng tiếp cận TBKT cho nông hộ sản xuất lúa

Trong chừng mực nào đó, việc nâng cao học vấn cho nông hộ hoàn toàn khả thi để nông hộ kịp thời nắm bắt các thông tin TBKT. Nâng cao học vấn trong

giải pháp này không có nghĩa là tổ chức các lớp học bổ túc văn hóa cho nông hộ

một cách khô khan bởi với độ tuổi của đa số nông hộ trong vùng nghiên cứu hiện

nay không dễ dàng để tiếp nhận các chương trình học theo khuôn mẫu. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ cho nông hộ sản xuất lúa cần được hiểu là hoạt động

96

cập nhật, bổ sung các kiến thức, các thông tin mới liên quan đến hoạt động sản

xuất lúa. Các khóa học có thể được tổ chức định kỳ hàng tháng. Hội Nông dân

hay Trung tâm khuyến nông là những tổ chức, cơ quan có thể chịu trách nhiệm về

các hoạt động này. Các thông tin về các phương thức canh tác mới ở những địa phương khác, thông tin về thị trường trong và ngoài nước được cập nhật và biên soạn thành những “giáo trình” hay “cẩm nang khoa học” sản xuất lúa được phát

hàng tháng cho những đối tượng tham gia các khóa học là phương thức để nông

hộ nâng cao kiến thức của mình một cách hiệu quả. Ngoài ra, việc biên soạn các

tài liệu này cần được minh họa bằng nhiều hình ảnh sinh động hơn là văn bản đơn

thuần, điều này cũng sẽ là một trong những yếu tố kích thích sự tìm tòi, học hỏi

của nông hộ. Kiến thức sản xuất được nâng cao cùng với kinh nghiệm tích lũy lâu năm sẽ là những nguồn lực quan trọng để nông hộ tăng cường tiếp cận và ứng

dụng TBKT trong hoạt động sản xuất của mình. Ngoài ra, để nâng cao nhận thức

của nông hộ về hiệu quả của việc ƯDTBKT, các hoạt động thực tế cũng cần được

chú trọng,chẳng hạn như: phổ biến thông tin về lợi ích của các mô hình tiến bộ kỹ

thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức nhiều buổi nói chuyện

chuyên đề, hội thảo đầu bờ, thực hiện các điểm trình diễn mẫu các mô hình

ƯDTBKT để nông hộ so sánh, đối chứng kết quả, nêu gương nông dân ƯDTBKT điển hình, ….

Giải pháp 2: Hỗ trợ tài chính trong sản xuất cho nông hộ

Kết quả EFA cũng cho thấy rằng, năng lực tài chính có sự tác động đến việc ứng dụng các mô hình TBKT trong sản xuất. Để nông hộ, nhất là nông hộ yếu thế

về điều kiện tài chính, có nguồn tài chính phục vụ sản xuất lúa nói chung và ứng

dụng các mô hình TBKT nói riêng. Việc hỗ trợ nguồn tài chính thông qua các hình thức cho vay của các ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách là cần

thiết. Các tổ chức hội tại địa phương cũng có thể thành lập các nguồn ngân quỹ

vốn cho vay xoay vòng để hỗ trợ cho những thành viên có nhu cầu sử dụng nguồn

vốn để thử nghiệm sản xuất theo các mô hình mới.

5.6.1.2 Lợi ích kinh tế từ các mô hình TBKT

Một trong những yếu tố quan trọng mà phân tích EFA đã chỉ ra có tác động đến việc ứng dụng các mô hình sản xuất mới của nông hộ chính là “Lợi ích kinh

tế” từ các mô hình. Các mô hình như: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm hay IPM là các mô hình nếu áp dụng đúng theo quy trình kỹ thuật sẽ giúp cho nông hộ tiết kiệm

chi phí sản xuất, tăng năng suất cũng như hạn chế ô nhiễm môi trường nông

nghiệp. Tuy nhiên, sự nhìn nhận những lợi ích này của nông hộ vẫn chưa được

sâu sắc. Chính vì thế, àm sao để người sản xuất lúa có thể nhìn nhận được những

lợi ích kinh tế này là giải pháp cần phải thực hiện: thực hiện nhiều mô hình trình diễn thực tế về hiệu quả của việc ƯDTBKT vào sản xuất lúa tại cộng đồng địa

97

phương, kết hợp so sánh hiệu quả của mô hình ƯDTBKT với mô hình sản xuất

truyền thống để tạo ra những minh chứng “mắt thấy, tai nghe” nhằm tăng tính

thuyết phục cho cộng đồng địa phương về hiệu quả khi tham gia ƯDTBKT vào sản xuất lúa. Hội nông dân, cán bộ khuyến nông địa phương nên phối hợp với các công ty phân bón, nông dược để thực hành thí điểm, áp dụng một số mô hình sản xuất mới trên các cánh đồng điển hình để nông hộ có thể so sánh sự khác

biệt giữa canh tác truyền thống và canh tác theo TBKT. Từ đó, nông hộ sẽ có động lực để áp dụng TBKT hơn khi đã nhìn nhận được các lợi ích của các mô

hình trong thực tế.

5.6.1.3 Cải thiện hệ thống thủy lợi, nâng cao cơ sở hạ tầng nông nghiệp tại địa phương

Kết quả phân tích từ mô hình Binary Logit cho thấy, nếu như cơ sở hạ tầng

nông nghiệp tại địa phương càng tốt thì sẽ “kích thích” việc ứng dụng các mô hình TBKT của nông hộ sản xuất lúa. Thực tế khảo sát cũng cho thấy, ở những nơi có

hệ thống đê bao, hệ thống tưới tiêu được nông hộ đánh giá tốt thì nông hộ tại địa phương cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để áp dụng “chuẩn” các mô hình TBKT. Các mô hình như IPM hay 1 phải 5 giảm đòi hỏi các chế độ canh tác, tưới tiêu đúng thời gian và liều lượng. Chính vì thế có được hệ thống tưới tiêu tốt thì nông hộ sẽ áp dụng các mô hình canh tác có hiệu quả hơn. Do đó, nghiên cứu về

hệ thống thủy lợi để khắc phục những mặt còn yếu kém của mỗi địa phương trong

vùng nghiên cứu là giải pháp cần thiết để thúc đẩy nông hộ tăng cường ứng dụng

TBKT trong sản xuất lúa.

5.6.1.4 Cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Hội, đoàn thể tại địa phương

Mặc dù kết quả phân tích của mô hình Binary Logit cho thấy hiệu quả hoạt động của các tổ chức Hội, đoàn thể tại các địa phương không như kỳ vọng. Kết

quả phân tích đã chỉ ra rằng, hoạt động của Hội đoàn thể chưa thu hút được nông

hộ và chưa có sự hỗ trợ sát sao cho nông hộ trong ƯDTBKT. Tuy nhiên, với ý

nghĩa thống kê được xác định là có tác động đến khả năng tiếp nhận và ƯDTBKT

của nông hộ thì việc cải thiện chất lượng hoạt động của các Hội đoàn thể cần được

chú trọng. Các tổ chức Hội, đặc biệt là hội Nông dân cần có những hoạt động liên kết với những tổ chức như các công ty BVTV hay các viện, trường để thành lập

các câu lạc bộ sản xuất. Trong đó, cần chú trọng đến các lợi ích thực tế để thu hút

sự quan tâm và tham gia của nông hộ.

5.6.2. Nâng cao hiệu quả sản xuất – từ đó nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ

98

Kết quả phân tích mô hình Tobit đã chỉ ra rằng, việc ƯDTBKT trong sản xuất

lúa mang lại hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cao hơn so với hoạt động canh tác

truyền thống. Tuy nhiên để hiệu quả ứng dụng được thể hiện rõ hơn, các giải pháp

nâng cao hiệu quả kỹ thuật của nông hộ cần chú trọng như sau:

Giải pháp 1: Lựa chọn mô hình tiến bộ kỹ thuật kết hợp theo mùa v

Thực tế khảo sát cho thấy, nhiều nông hộ ứng dụng kết hợp các mô hình tiến bộ kỹ thuật khác nhau để kỳ vọng một kết quả kinh tế khả quan. Kết quả kiểm định Anova ở phần trên đã cho thấy rằng, không phải áp dụng cùng lúc nhiều mô

hình sẽ mang lại hiệu quả cao mà. Tuy nhiên, nông hộ có thể lựa chọn nhiều sự

kết hợp khác nhau để tăng hiệu quả, vậy một vấn đề đặt ra là nông hộ nên kết hợp

các mô hình tiến bộ kỹ thuật nào.

Đối với vụ Đông Xuân, việc ứng dụng kết hợp mô hình 3 giảm 3 tăng – sạ

hàng và IPM giúp nông hộ đạt hiệu quả tốt nhất vì năng suất và giá bán đạt được

khá cao. Tuy nhiên việc tiết giảm các khoản mục chi phí cần phải được lưu ý vì việc kết hợp nhiều mô hình tiến bộ kỹ thuật sẽ làm gia tăng chi phí đầu tư cho sản

xuất. Nếu việc kết hợp được chọn lọc, sử dụng hợp lý các điểm mạnh của từng mô

hình sẽ làm cho hiệu quả của mô hình kết hợp này tốt hơn.

Đối với vụ Hè Thu, việc ứng dụng kết hợp mô hình 3 giảm 3 tăng - sạ hàng - IPM, kế đến là mô hình 3 giảm 3 tăng - sạ hàng đều mang lại hiệu quả kinh tế

cao cho nông hộ, trong khi mô hình 3 giảm 3 tăng - sạ hàng giúp tiết giảm chi phí

tốt hơn thì mô hình 3 giảm 3 tăng - sạ hàng - IPM giúp nông hộ đạt năng suất và

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 101 -101 )

×