CÁCH TIẾP CẬN VÀ CHỌN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa tại đồng bằng sông cửu long (Trang 45)

3.3.1. Tiếp cận về nội dung nghiên cứu

Từ giữa thế kỷ 20, các tác giả như Schultz (1953), Grilleches (1958) đã từng nghiên cứu về sự đóng góp của công tác khuyến nông vào sự tăng trưởng của

ngành nông nghiệp. Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu ở các mức độ khác

nhau về đóng góp của khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển của nông nghiệp và

nông thôn đã được thực hiện. Về lý luận, phát triển nông nghiệp có tác động đến

cả kinh tế - xã hội và môi trường. Cho nên, khi đánh giá sự đóng góp của tiến bộ

kỹ thuật trong nông nghiệp, người ta thường kỳ vọng xem xét tác động của tiến bộ

kỹ thuật đến cả 3 thành phần trên. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu được tiến

hành phần lớn tập trung vào đánh giá tác động của tiến bộ kỹ thuật về mặt kinh tế.

Theo không gian, phạm vi tác động của các yếu tố tiến bộ kỹ thuật được đánh giá ở cấp độ như từng đồng ruộng, từng trang trại, từng nhóm cộng đồng, từng vùng và cả một quốc gia. Theo đối tượng ứng dụng của tiến bộ kỹ thuật, tác động của nó được xem xét ở phạm vi của từng sản phẩm riêng biệt (lúa, hoa màu, thực

phẩm) hay nhóm sản phẩm như lương thực, thực phẩm hay cả nền nông nghiệp.

38

yếu như: áp dụng giống mới, thay đổi quy trình, kỹ thuật sản xuất, thay đổi các

nguồn lực đầu vào, hoặc kết hợp các mô hình trong quá trình sản xuất2 .

Để đánh giá các tác động của tiến bộ kỹ thuật đến sản xuất lúa của nông

hộ, trong phạm vi nghiên cứu của Luận án này, tác giả cũng tiếp cận theo hướng đánh giá sự tác động của tiến bộ kỹ thuật theo hướng kinh tế, thông qua đánh giá

hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ. Đánh giá hiệu quả sản xuất của hộ có ứng

dụng các tiến bộ kỹ thuật rồi so sánh với hộ không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, từ đó làm nổi bật những lợi ích kinh tế (tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, tăng lợi

nhuận,…) của các yếu tố về tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

3.3.2. Tiếp cận về phương pháp nghiên cứu

Có nhiều phương pháp tiếp cận và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu về

hiệu quả ƯDTBKT cũng như đánh giá hiệu quả trong sản xuất. Chẳng hạn như

cách tiếp cận theo sự thay đổi về công nghệ (TC-Technological Change). Tuy nhiên, để ứng dụng cách tiếp cận này cần phải mô tả toàn bộ quá trình phát minh, sáng tạo và phổ biến các công nghệ hoặc quy trình; đồng nghĩa với phát triển công

nghệ, thành tựu công nghệ và tiến bộ công nghệ. Về bản chất thay đổi công nghệ

là phát minh của công nghệ (bao gồm cả các quá trình), các cải tiến liên tục của

công nghệ (trong đó họ thường trở nên rẻ hơn) và khuếch tán chúng trong toàn ngành công nghiệp hay xã hội. Trong ngắn hạn, thay đổi công nghệ dựa trên cả

hai yếu tố: công nghệ tốt hơn và sản xuất được nhiều hơn3. Trong điều kiện giới

hạn về nguồn lực và thời gian nghiên cứu, luận án không thể được tiến hành theo

phương pháp tiếp cận trước và sau (Before and After) để đánh giá sự thay đổi hiệu

quả sản xuất theo cách tiếp cận Technological Change. Chính vì vậy, đánh giá

hiệu quả của tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất được tác giả tiếp cận theo phương pháp đánh giá Có và Không (With and Without). Điều này có nghĩa, hai nhóm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nông hộ sản xuất lúa (nhóm có ƯDTBKT và nhóm không ƯDTBKT tại một thời điểm nghiên cứu) sẽ được chọn để so sánh, đối chiếu các yếu tố khác biệt trong

sản xuất (quy mô sản xuất, phương thức sản xuất, chi phí sản xuất, doanh thu, năng suất, lợi nhuận,…).

Việc phân tích mô tả sẽ được ứng dụng để giải quyết mục tiêu đánh giá thực trạng sản xuất và tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của

nông hộ liên quan đến các nguồn lực sẵn có: diện tích sản xuất, lao động gia đình, vốn, kinh nghiệm sản xuất,… Bên cạnh đó, phân tích định lượng cũng được thực

hiện trong luận án: (1) Các mô hình định lượng nhằm xác định mối tương quan và

giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong quá trình áp dụng tiến

2

Frank Ellis (2000). Peasant Economics – Farm households and agrarian development. Second Edition, p224-227

3

Rip, A. (1995). Introduction of new technology: making use of recent insights from sociology and economics of technology. Technology Analysis and Strategic Management 7, 417–31.

39

bộ kỹ thuật; (2) Đánh giá hiệu quả sản xuất bằng mô hình màng bao dữ liệu DEA.

Các thông tin về năng suất, giá bán đầu ra, nhập lượng và giá mua các yếu tố đầu

vào sẽ được thu thập cụ thể để phục vụ cho phần phân tích này.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa tại đồng bằng sông cửu long (Trang 45)