Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng
Nguyễn Đức Qúy – Trung tâm Khoa học tự nhiên & Công nghệ Quốc gia (2001).
Theo đó, tài nguyên thiên được xếp vào hai nhóm là tài nguyên có thể tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo. Tùy vào vị trí, cấu tạo địa chất của từng khu vực địa
lý mà chất lượng, độ đa dạng về chủng loại và trữ lượng nguồn tài nguyên có sự thay đổi. Với vị trí địa lý thuận lợi, ĐBSCL lại có 3 mặt tiếp giáp biển, khiến
nguồn tài nguyên có thể tái tạo như các nguồn thủy hải sản vô cùng phong phú với
trữ lượng rất lớn. Đặc biệt, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cùng đường
bờ biển dài 700km rất thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các khu
vực lân cận, đồng thời là môi trường lý tưởng cho việc nuôi trồng và đánh bắt
thủy hải sản với vùng bãi triều có diện tích khoảng 480.000 ha, trong đó gần
300.000 ha có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ. Thủy sản nước lợ
gồm con giống và con non sinh sản và di chuyển vào sâu trong bờ, với nhiều loại khác nhau như tôm, cua, cá, sò, nghêu .... Hải sản, tiềm năng hải sản khá dồi dào với trữ lượng hàng năm về sinh vật nổi lên đến 12.000 triệu tấn thực vật phiêu sinh, 5,96 triệu tấn động vật phiêu sinh, 4,7 triệu tấn sinh vật đáy và hơn 1 triệu
59
phong phú với nhiều trữ lượng về khoáng sản - nguồn tài nguyên không tái tạo được, các khoáng sản chủ yếu gồm than bùn, đá vôi, sét, trữ lượng cát trên sông, và trữ lượng nước dưới đất, đặc biệt với nhiều bể trầm tích dầu lớn được khai thác
hằng năm đã mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư, như bể trầm
tích Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai thuộc vịnh Thái Lan, chỉ tính
riêng 3 bể trầm tích này cũng quy đổi được trên 5 tỷ tấn dầu mỗi năm.