3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp của luận án được thu thập từ các nguồn: (1) Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư; Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn hàng năm; Báo cáo các mô
hình khuyến nông trên địa bàn các tỉnh và một số tài liệu liên quan đến đối tượng
nghiên cứu; (2) Các trường Đại học/Viện nghiên cứu, các tổ chức khác: các Luận
án, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến việc ƯDTBKT vào sản
xuất lúa; (3) Thông tin từ các website có liên quan đến nội dung nghiên cứu; (4)
Các nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lý trong lĩnh vực nông
nghiệp và kinh tế được thu thập thông qua phỏng vấn bán cấu trúc; (5) Báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bô về phát triển nông nghiệp của vùng, báo cáo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của vùng.
* Số liệu sơ cấp
Để đảm bảo tính khoa học, tính đại diện của số liệu, phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên phân tầng được sử dụng để tiến hành thu thập số liệu. Các tiêu chí được
chọn phân tầng như: Địa bàn hành chính, qui mô canh tác và đặc điểm ƯDTBKT
vào sản xuất lúa của nông hộ.
Bước 1: Liên hệ địa điểm điều tra chọn vùng nghiên cứu: Tác giả xin ý
kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia, lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở các địa phương vùng ĐBSCL, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư), đồng thời căn cứ vào những mục tiêu cần đạt được của Luận án để
chọn địa bàn nghiên cứu. Sau khi được tư vấn, tác giả chọn địa bàn nghiên cứu là các tỉnh như sau: vùng Đồng Tháp Mười, (tỉnh Đồng Tháp); vùng Tứ giác Long Xuyên (tỉnh An Giang, Kiên Giang), vùng Bán đảo Cà Mau (tỉnh Sóc Trăng, Hậu
Giang). Việc chọn các địa bàn này làm điểm khảo sát mang tính đại diện, đáp ứng
yêu cầu nghiên cứu của luận án. Các địa điểm nghiên cứu chính thức được chốt lại
thông qua ý kiến của chuyên gia, các nhà khoa học, Lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây
Nam Bộ và lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở từng địa bàn tại thời điểm tiến hành nghiên cứu.
Tại mỗi địa phương (cấp xã), tác giả liên hệ với cán bộ khuyến nông của
xã, chủ tịch hội nông dân để nhờ tư vấn và xác định các đối tượng nghiên cứu.
Trong danh sách nông hộ sản xuất của mối địa phương. Tác giả và cán bộ khuyến
nông (chủ tịch hội nông dân) sẽ chọn ngẫu nhiên trong danh sách theo từng tiêu chí: qui mô sản xuất, đặc điểm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Trên thực tế, rất khó để
41
quá trình khảo sát, hầu hết nông hộ được phỏng vấn đều sử dụng cùng một giống lúa được gieo trồng ở các vụ mùa trong hơn 5 năm qua, rất ít hộ có sử dụng giống
mới (giống xác nhận) vì họ đã quen với chất lượng và đặc tính của giống. Vì thế,
sự phân biệt giữa hộ có ứng dụng và không ƯDTBKT trong luận án này sẽ dựa
vào việc nông hộ tiếp nhận và triển khai các phương thức sản xuất mới như: sạ
hàng, 3 giảm 3 tăng, IPM, 1 phải 5 giảm,… Đối với nông hộ ƯDTBKT, nếu hộ sử
dụng giống mới trong điều kiện phải là giống xác nhận theo quy định của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, còn nếu nông hộ sử dụng giống mới thông
qua việc mua, đổi giống không phải giống xác nhận thì không được coi là
ƯDTBKT.
Bước 2: Thực hiện điều tra thử: Sau khi đã có phiếu điều tra soạn sẵn, tác
giả tiến hành điều tra thử để kiểm tra tính phù hợp của phiếu điều tra, đồng thời
hiệu chỉnh phiếu điều tra phù hợp với điều kiện thực tế ở từng vùng sinh thái.
Bước 3: Thực hiện điều tra chính thức: Sau bước thực hiện điều tra thử
và hiệu chỉnh phiếu điều tra, tác giả tiến hành điều tra chính thức. Cán bộ khuyến nông hướng dẫn các điều tra viên tiếp cận tận nơi đối tượng đã được xác định.
Tổng số mẫu điều tra của Luận án là 1.237 nông hộ sản xuất lúa (so với dự kiến ban đầu là 900 nông hộ).
Các số liệu sơ cấp trong nghiên cứu này được thu thập từ phỏng vấn trực
tiếp các nông hộ sản xuất lúa bởi các điều tra viên. Trước khi thu thập số liệu thực
sự, phiếu điều tra được tiến hành điều tra thử tại các điểm nghiên cứu mẫu để hiệu
chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. Số liệu điều tra khảo sát trên nông hộ
thuộc các nhóm nông dân sản xuất lúa tương ứng với các hệ thống canh tác: (1) mô hình canh tác lúa theo truyền thống và (2) mô hình canh tác lúa theo phương
pháp ứng dụng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
Bảng 3.2: Cỡ mẫu điều tra phân theo địa bàn nghiên cứu
Vùng sinh thái Tỉnh Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)
Đồng Tháp Mười Đồng Tháp 247 19,97
An Giang 250 20,21
Tứ Giác Long Xuyên
Kiên Giang 250 20,21
Hậu Giang 240 19,40
Bán đảo Cà Mau
Sóc Trăng 250 20,21
Tổng cộng 1.237 100,00
42
3.5.2. Phương pháp phân tích
3.5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như: tần suất, tỷ lệ, số trung
bình,… kết hợp với sử dụng các biểu đồ minh họa được sử dụng để đánh giá thực
trạng ƯDTBKT trong sản xuất lúa của nông hộ ở các vùng nghiên cứu ởĐBSCL.
Đầu tiên là mô tả số liệu thống kê được thông qua bảng và trình bày số liệu thống kê, thông tin thu thập làm cơ sở để phân tích. Cuối cùng là có kết quả phân tích và kết luận phù hợp với thực trạng ƯDTBKT vào sản xuất lúa của nông hộ. Các công cụcơ bản để tóm tắt và trình bày dữ liệu trong phần này là: Bảng tần số,
các đại lượng thống kê mô tả, vẽ hình thể hiện tần số quan sát…
Bảng tần số: Dùng để đếm tần số với tập dữ liệu đang có thì số đối tượng có các biểu hiện nào đó ở một thuộc tính cụ thể là bao nhiêu, nhiều hay ít… có thể
thực hiện cho bảng tần số với tất cả các biến kiểu định tính lẫn định lượng. Ý nghĩa là tính tần số của từng biểu hiện, được tính bằng cách đếm và cộng dồn; tần suất tính theo tỷ lệ % bằng cách lấy tần số của mỗi biểu hiện chia cho tổng số mẫu quan sát; tính phần trăm hợp lệ là tính trên số quan sát có thông tin trả lời; tính phần trăm tích luỹ do cộng dồn các phần trăm từ trên xuống , nó cho biết có bao nhiêu phần trăm từ trên xuống và nó cho ta biết có bao nhiêu phần trăm đối tượng
ta đang khảo sát ở mức độ nào đó trở xuống hay trở lên.
Các đại lượng thống kê mô tả thường được dùng là:
Mean : Trung bình cộng
Sum : tổng cộng (sử dụng khi điều tra toàn bộ)
Std.Deviation: độ lệch chuẩn
Minimum : giá trị nhỏ nhất
Maximum : giá trị lơn nhất
SE mean : sai số chuẩn khi ước lượng trị trung bình.
Ý nghĩa: Trong tổng số mẫu quan sát người ta tính trung bình (mean) xem
được bao nhiêu trong mẫu chúng ta quan sát; độ lệch chuẩn cho biết mức độ phân tán của các giá trị quanh giá trị trung bình; giá trị nhỏ nhất gặp được trong các giá trị của biến ít nhất khi khảo sát được; giá trị lớn nhất gặp được trong các giá trị
lớn nhất của biến trong các mẫu quan sát được; sai số chuẩn khi dùng giá trị trung bình mẫu để ước lượng giá trị trung bình của tổng thể.
43
3.5.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế/tài chính
Các tỷ số tài chính được sử dụng trong luận án để đánh giá hiệu quả sản
xuất lúa theo các mô hình ƯDTBKT và theo mức độ ƯDTBKT của nông hộ.
- Phân tích lợi nhuận
π = TR - TC
Trong đó : TR = Sản lượng x đơn giá
TC = Phí vật tư + lao động
- Thu nhập ròng trên chi phí (TNR/CP)
TNR/CP= Tổng TNR/Tổng CP
Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì thu nhập ròng được bao nhiêu
đồng.
- Lợi nhuận trên chi phí LN/CP
LN/CP=Tổng LN/Tổng CP
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn bỏ ra thì có bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
- Lợi nhuận ròng trên lao động (LĐR/LĐ)
LNR/LĐ= Tổng LĐR/ Tổng LĐ
Chỉ tiêu này phản ánh trong một ngày công lao động (gia đình và lao động
thuê) bỏ ra tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi trừ đi tổng chi phí trên một
ngày công.
- Thu nhập trên đồng vốn bỏ ra: BCR
BCR = Thu (đồng)/ chi phí (đồng)
Chỉ tiêu này cho ta thấy với 1 đồng chi phí ta bỏ ra sẽ mang lại thu nhập bao nhiêu đồng.
- Thu nhập trên lao động (TN/LĐ)
TN/LĐ= Tổng TN/ Tổng LĐ
Chỉ tiêu này phản ánh trong một ngày công lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập.
- Tổng thu nhập: là toàn bộ lượng tiền thu được sau khi nông hộ thu
hoạch mùa vụ.
- Tổng chi phí: là toàn bộ các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá
44
- Thu nhập ròng: là lượng tiền thu nhập thực mà nông hộ có được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí đầu tư ban đầu.
- Tổng lao động : là số ngày công (gia đình và thuê) cần thiết bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động được tính là ngày công và mỗi ngày làm việc là 8 giờ.
Trong nghiên cứu này, chi phí bao gồm các chi phí giống, phân bón, thuốc
sát trùng, thuốc cỏ, chi phí thuê sức kéo và máy móc. chi phí thuê lao động, chi phí xăng dầu, thuế nông nghiệp, kể cả chi phí cơ hội, v.v… Chi phí và lợi nhuận được tính cho từng qui mô nông hộ. Những định nghĩa và cách tính toán cho từng mục được chi tiết hóa như sau :
- Thu nhập nông hộ: (Farm family income) hay là thu nhập thực tế của
nông hộ, giá trị này được tính bằng tổng giá trị thu nhập từ nông sản trừ đi các chi
phí tiền mặt mà người nông dân bỏ ra, chi phí nầy bao gồm chi phí đầu tư vật tư
nông nghiệp, chi phí thuê lao động, thuế nông nghiệp, chi phí thuê sức kéo và máy móc,… (tất cả các chi phí mà người nông dân đã bỏ ra cho từng loại cây
trồng và vật nuôi). Nông dân có thể sử dụng chỉ tiêu này để chọn lựa một mô hình canh tác và chăn nuôi thích hợp.
- Thu nhập nếu thuê mướn toàn bộ: (Farm operating surplus) giá trị này
được tính bằng tổng giá trị thu nhập trừ đi tổng chi phí đầu tư. Đây là cách tính trong trường hợp chúng ta kể cả các chi phí công gia đình và các chi phí cơ hội
khác. Tổng chi phí bao gồm (1) chi phí tiền mặt đã bỏ ra; (2) giá trị lao động gia đình đã đầu tư vào các hoạt động sản xuất; (3) Chi phí máy móc và dụng cụ nông
nghiệp của gia đình đã sử dụng trong sản xuất thay vì thuê mướn từ bên ngoài; và (4) chi phí cơ hội tiền mặt, là chi phí thay vì dùng để sản xuất chúng ta gởi vào ngân hàng tiết kiệm.
- Chi phí đầu tư trên đơn vị: (Unit cost of production) đây là giá trị ước lượng từ đồng chi phí đầu tư trên một đơn vị sản phẩm nông sản. Chi phí này nhằm đo lường hiệu quả sử dụng vốn. Trong nền kinh tế thị trường, tổng chi phí đầu tư được tính cả chi phí cơ hội của đất sử dụng mà người dân phải trả cho chủ đất theo giá đã qui định, ở đây chi phí nầy được tính là thuế nông nghiệp mà
người dân đóng góp cho nhà nước.
- Hiệu suất lao động: (Employment and labor productivity) Trong nền
kinh tế dư thừa lao động, phạm vi lao động gia đình thể hiện rõ sự phát triển kinh
tế hay không. Thường các nông hộ cố gắng bảo đảm và duy trì lao động gia đình
để giảm chi phí đầu tư, từ đó đã tạo ra một đội ngũ lao động dư thừa trong nông nghiệp. Hiệu quả lao động càng cao tức là mang đến một giá trị ngày công lao
45
khi giá trị ngày công lao động thấp hơn giá thuê lao động từ bên ngoài. Hiệu suất lao động được tính bằng tổng giá trị thu nhập của sản phẩm chia cho tổng lao động đầu tư.
- Hiệu quả đồng vốn: (benefit cost ration) đây là chỉ tiêu cần để so sánh
hiệu quả của các mô hình canh tác và sản xuất trong nông nghiệp của các nông hộ.
Hiệu quả đồng vốn càng cao tức là mang lại nhiều lợi tức từ mô hình nầy so với
mô hình khác. Hiệu quả đồng vốn được tính bằng tổng giá trị thu nhập của sản
phẩm chia cho tổng giá trị tiền mặt đã đầu tư.
- Xác định lao động đầu tư trong nông nghiệp: Nhằm xác định mức độ đầu tư lao động của gia đình và lao động thuê mướn cho từng công việc trong sản
xuất các mô hình canh tác khác nhau.
3.5.2.3. Mô hình hồi quy Binary Logit
a) Cơ sở lý thuyết của mô hình
“Tiến bộ kỹ thuật quyết định tiềm năng chất lượng và sản lượng sản xuất
nông nghiệp thông qua sự phát triển và cải tiến kỹ thuật. Nông dân là đối tượng thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại sinh (cấu trúc cộng đồng, thể chế,...) và yếu tố nội sinh do nông hộ điều khiển” Trương Thị Ngọc Chi (2014). “Nông dân
là người quyết định có hay không tiếp nhận và áp dụng tiến bộ kỹ thuật và làm thế nào để sử dụng nguồn lực nhằm hỗ trợ chúng. Sự quyết định áp dụng tiến bộ kỹ
thuật tùy thuộc vào sự nhận định của nông dân về các yếu tố này. Tiến bộ kỹ thuật khi được giới thiệu cho nông dân, họ có thể không hoặc có tiếp nhận và áp dụng.
Nông dân khám phá các vấn đề của tiến bộ kỹ thuật và đưa vào áp dụng. Phạm vi
áp dụng, sự điều chỉnh tiến bộ kỹ thuật cho thích hợp hoặc không áp dụng chúng
tùy thuộc vào thái độ hành vi của nông dân”.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận và áp dụng tiến bộ kỹ thuật của nông dân. Theo Trương Thị Ngọc Chi (2014), thuộc tính của kỹ thuật, khách hàng của tiến bộ kỹ thuật (là nông dân), tác nhân kỹ thuật (là cán bộ khuyến nông,...) và
môi trường sinh học, lý học và kinh tế - xã hội là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Đặc điểm kinh tế - xã hội của nông dân như: tuổi
tác, trình độ văn hóa, thu nhập hộ có ảnh hưởng đến khả năng ƯDTBKT (Trương
Thị Ngọc Chi (2014); Paris, T.R (1988), Rogers, E. M (1983). Bên cạnh đó, Trương Ngọc Chi (2014) cũng cho rằng niềm tin ảnh hưởng tích cực đến áp dụng
tiến bộ kỹ thuật. Các đặc tính cá nhân của cán bộ khuyến nông như sự tín nhiệm,
có khả năng quan hệ và giao tiếp tốt với nông dân, sự thông minh, nói năng khúc
chiết, chân thành,... ảnh hưởng đến sự tiếp nhận và áp dụng tiến bộ kỹ thuật của nông dân. Các điều kiện sinh học và lý học của môi trường như đồng ruộng, vị trí
46
phân phối lượng mưa, loại đất, nước, dịch vụ và điện cũng ảnh hưởng Trương Thị
Ngọc Chi (2014); Cruz, F. A (1987); Valera, J. B. and Plopino R. F (1987)
b) Mô hình thực nghiệm
Căn cứ vào các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đã được lược
khảo, trong nghiên cứu này, mô hình Binary Logit được xây dựng như sau:
log e [ ) 0 ( ) 1 ( Y P Y P ] = βo + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + ε
Trong đó: Y là biến nhị phân, thể hiện ƯDTBKT của nông hộ vào sản xuất lúa và được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là nông hộ sản xuất lúa có ứng dụng ít nhất một mô