Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa tại đồng bằng sông cửu long (Trang 67)

Được thiên nhiên ưu đãi, vùng ĐBSCL được hưởng nguồn năng lượng

phát triển dồi dào. Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới

30% của cả nước nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện

tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy

sản của cả nước. Lúa được trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang. Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn

50% so với cả nước. Nhờ vậy trong những năm trở lại đây ĐBSCL trở thành nơi

có sản lượng gạo xuất khẩu chủ lực của cả đất nước.Hai mươi lăm năm sau ngày đất nước thực hiện chính sách đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt

Nam, sản lượng lúa gạo của ĐBSCL tăng trưởng ngoạn mục, vượt 19 triệu tấn, đóng góp trên 90% lượng gạo xuất khẩu, góp phần đưa Việt Nam từ một nước

thiếu lương thực, phải nhập khẩu lương thực lớn trở thành một trong những quốc

gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Với thành tựu rực rỡ như vậy, lẽ ra ĐBSCL

phải được quan tâm đầu tư hơn, nông thôn khang trang, nông nghiệp tiên tiến. Nhưng khu vực này ít được quan tâm đầu tư, nhất là hạ tầng kinh tế - xã hội. Hơn

20 năm qua miền Tây vẫn mắc kẹt trong nghèo nàn, lạc hậu. Các số liệu công khai đều cho thấy, cái nghèo cùng cực vẫn đeo bám ĐBSCL; gần 50% nông dân,

những người trực tiếp làm ra hạt thóc tại khu vực này thu nhập chưa tới

1USD/ngày.

Không chỉ có lúa, các mặt hàng thủy, hải sản cũng đóng góp gần 70% kim

60

thủy sản cùng giá trị xuất khẩu hàng tỉ USD mỗi năm, ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tạo ra việc làm, tăng lợi nhuận cho người dân mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Các địa phương ởĐBSCLđang định hướng phát triển mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho ngành nuôi trồng thủy sản của vùng. Theo Viện Phát triển Kinh tế Hợp tác (Liên minh hợp tác xã Việt Nam), ĐBSCL là khu vực có nhiều hợp tác xã thủy sản nhất với 155 hợp tác xã, chiếm hơn 1/3 số hợp tác xã thủy sản của cả nước. Các hợp tác xã giúp đỡ nhau từ khâu giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, tiêu thụ sản phẩm,...Hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL đang gặp một số bất lợi do sản xuất đơn lẻ, người nuôi chỉ quan tâm đến lợi nhuận nhất thời nên có lúc, có nơi ngành phát triển quá nóng, thiếu quy hoạch dẫn đến mất

cân đối cung cầu. Công tác quản lý các yếu tố đầu vào, khâu thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn nhiều bất cập. Việc đầu tư cho sản xuất của nông dân còn

không ít khó khăn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa tại đồng bằng sông cửu long (Trang 67)