Hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ trong vùng phát triển thấp nhưng vài năm trở lại đây đã có bước phát triển đáng kể. Năm 2012, dù
tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại dịch vụ vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá tốt.
Năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng ĐBSCL đạt 141.664 tỉ đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng 14,33% trong đó ngành chế biến lương thực chiếm nhiều nhất của cả vùng; kim ngạch xuất khẩu đạt 9.152 triệu USD, tăng
24,74%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ đạt 365.259 tỉ đồng, tăng 25,76%. Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng
ĐBSCLđạt 157.665 tỉ đồng, tăng 15,13% so với năm 2011; kim ngạch xuất khẩu
ước đạt 10.074 triệu USD, tăng 10,08%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ dự kiến đạt 428.877 tỉ đồng, tăng 17,42%.
Hiện tại, ĐBSCL đã hình thành được một hệ thống 51 khu công nghiệp và khu chế xuất, chiếm 11.678 ha diện tích tự nhiên, phân bố khắp trên 13 tỉnh, thành phố trong vùng, thu hút hàng trăm doanh nghiệp vào cụm và tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động, chủ yếu là lao động nông thôn. Hiện nay, toàn
vùng đã có trên 2.000 chợ, 20 siêu thị và 5 chợ đầu mối nông sản. Theo số liệu tổng hợp thống kê từ Sở Công thương các tỉnh, thành ĐBSCL, đến tháng 6 năm
2012, toàn vùng có trên 78.930 doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực công thương, tăng 204 doanh nghiệp so với năm 2011, các doanh nghiệp này giải quyết việc làm cho gần cả triệu lao động.
Với việc ĐBSCL trở thành Vùng kinh tế trọng điểm phía nam theo quyết
61
Nam phê duyệt đã làm nên cơ sở vững chắc cho vùng phát triển. Sự phát triển kinh tế được thể hiện rõ nhất qua 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm bao gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Theo đề án, đến năm 2020, vùng
kinh tế trọng điểm này sẽ là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh
bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước.
Riêng đối với thành phố Cần Thơ đang phấn đấu trở thành trung tâm của vùng về
giáo dục, y tế, tài chính – tín dụng, khoa học - công nghệ, năm 2013, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 là 11,67%, tổng giá trị tăng thêm năm 2013 đạt 62.600 tỷ đồng tăng gần 3,5 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng giá trị tăng thêm trên 18.000 tỷ đồng). GDP bình quân đầu người 62,9 triệu đồng, tương đương 2.989
USD. Giá trị công nghiệp đạt gần 87.000 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ đạt gần 62.000 tỷ đồng, tăng 7,4 lần so với năm 2004 (năm
2004 tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ đạt 8.343 tỷ đồng). Kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ năm 2013 đạt 1,5 tỷ USD tăng 4,7 lần
so với năm 2004 (năm 2004 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại
tệ đạt 317,6 triệu USD).Thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 11.000 tỷ đồng, vượt
24,5% kế hoạch, tăng gấp 5 lần so với năm 2004 (năm 2004 thu ngân sách trên địa
bàn 2.202 tỷ đồng).
Thành phố Cần Thơ là địa phương duy nhất vùng ĐBSCL điều tiết ngân
sách về Trung ương.Trên địa bàn thành phố có 50 tổ chức tín dụng (so với năm
2004 là 25) với 227 địa điểm có giao dịch, tổng vốn huy động năm 2013 là 37.800 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay trên địa bàn là 46.700 tỷ đồng, nợ xấu dưới mức cho phép, tăng trên 20 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng dư nợ cho vay đạt 2.365
tỷ đồng). Có 1,25 triệu khách du lịch lưu trú, doanh thu đạt gần 1.000 tỷ đồng, tăng gần 6 lần so với năm 2004 (doanh thu năm 2004 là 189 tỷ đồng). Tổng số dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp đến năm 2013 là 208 dự án, tăng 110 dự án so
với năm 2004, với tổng vốn đầu tư 1,85 tỷ USD (tăng 1,66 tỷ USD so năm 2004). Tổng số dự án nước ngoài đầu tư vào thành phố năm 2013 là 59 dự án, tổng vốn đăng ký là 885 triệu USD, tăng gần 5,6 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng vốn đăng ký 157 triệu USD). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013 đạt 36.124 tỷ đồng, tăng gần 9 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng vốn đầu tư toàn xã hội
4.089 tỷ đồng). Trong 10 năm, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 199.096 tỷ đồng. Tỷ lệ vốn đầu tư trên tổng GDP bình quân đạt 51,42%, tốc độ tăng bình quân hàng
năm là 28,2%. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của thành phố được đầu tư phát
triển khá đồng bộ, bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh của thành phố, góp phần để thành phố Cần Thơ được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Nhiều công trình quan trọng cấp vùng đã được đầu tư như
công trình cầu Cần Thơ, Cảng Cái Cui, Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, nhiều
62
tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn, Quốc lộ 91B, Quốc lộ 61B. Nhiều công trình, dự án
phát triển kinh tế quan trọng được đầu tư, đưa vào sử dung như tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Ô Môn, hệ thống các siêu thị được đầu tư hoàn chỉnh, đáp ứng nhu
cầu không chỉ cho thành phố Cần Thơ mà cả vùng ĐBSCL như: Metro
Cash&Carry, Co-opmart, Vinatex, Maximart, Big C, Nguyễn Kim.
Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa
bàn thành phố ngày càng nâng cấp, mở rộng, đáp ứng nhu cầu đào tạo cho cả
vùng ĐBSCL, đưa Cần Thơ trở thành trung tâm giáo dục – đào tạo của vùng.
Trong 10 năm thành lập mới 4 trường đại học (Đại học Tây Đô, Đại học Nam Cần Thơ, Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, Đại học Y Dược) và nhiều phân
hiệu, cơ sở của các trường đại học trong cả nước mở tại thành phố, nhiều trường
trung cấp chuyên nghiệp được nâng lên thành trường cao đẳng như: trường Trung
cấp Y tế thành trường Cao đẳng Y tế; trường Trung cấp Kinh tế - kỹ thuật thành
trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật; trường Công nhân kỹ thuật thành trường Cao đẳng Nghề… tổng số sinh viên gần 200 nghìn sinh viên. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và tăng cường: 100% số xã có trạm y tế; số bác sĩ/vạn dân tăng từ
5,46 bác sĩ năm 2004 lên 10,55 bác sĩ vào năm 2013. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 12,7% năm 2013. Nhiều công trình y tế quan trọng của nhà
nước và tư nhân có khả năng phục vụ cho cả vùng được đầu tư và đưa vào hoạt động như: Bệnh viện Đa khoa Trung ương, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học, bệnh
viện phụ sản Quốc tế Phương Châu... góp phần đưa thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm y tế của vùng ĐBSCL. Hạ tầng mạng lưới viễn thông, Internet tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh đến các ấp. Đến cuối năm 2013, tỷ lệ thuê bao điện
thoại/100 dân đạt 177,8 thuê bao so với năm 2004 139,3 thuê bao. Hoạt động khoa
học và công nghệ đi vào chiều sâu, cơ sở vật chất kỹ thuật được quan tâm đầu tư, trong đó có một số trung tâm mang tính chất vùng. Tỷ lệ hộ nghèo thành phố giảm nhanh, năm 2013 giảm còn 11.867 hộ nghèo, chiếm 3,95% tổng số hộ, phấn đấu đến
cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo thành phố Cần Thơ còn 2,95%. Số xã phường có đường ô tô về trung tâm xã tăng từ 50 xã của năm 2004 lên 83 xã của năm 2013,
còn 2 xã chưa có đường ô tô về trung tâm xã do mới chia tách, theo Báo cáo kinh tế
- xã hội, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ năm (2013).