Diễn giải một số loại chi phí sử dụng trong phân tích

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa tại đồng bằng sông cửu long (Trang 84)

Chi phí là một khoản mục quan trọng để đo lường hiệu quả sản xuất của

mô hình, sử dụng chi phí hợp lý sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ.

Trong phần phân tích này, :Luận án đề cập đến các khoản chi phí chủ yếu sau:

Chi phí giống: là chi phí mua lúa giống để sản xuất. Các giống lúa nông hộ đang sử dụng nhiều là OM 4218, Jasmine 85, lúa thơm, IR 50404, VND 95-20, VD 20, HD1, OM 2516, OM 6561.... Nguồn cung cấp giống tại địa bàn nghiên cứu khá đa dạng, có những hộ sử dụng giống nguyên chủng hoặc xác nhận mua từ

trung tâm khuyến nông, lại có những hộ mua từ người quen vì giá thấp hơn hoặc

99,0 60,4 97,6 0 20 40 60 80 100 120

Đồng Tháp Mười Tứ Giác Long Xuyên Bán Đảo Cà Mau

77

gia đình làm giống mùa trước để lại cho mùa sau. Những hình thức này đã và

đang ảnh hưởng không tốt đến chất lượng lúa giống do bị lẫn tạp chất, thoái hóa,

ảnh hưởng chất lượng gạo xuất khẩu và tiêu thụ trong nước,…

Chi phí phân bón: đây là loại chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản

mục chi phí, loại phân bón chủ yếu mà nông hộ thường sử dụng để bón cho lúa là Ure, DAP, NPK, Kali và một số ít hộ sử dụng thêm một số loại phân khác. Nguồn

cung cấp phân bón chủ yếu ở đây là các đại lý vật tư nông nghiệp hoặc hợp tác xã. Việc vận chuyển hầu như là do người bán vận chuyển đến tận nhà cho những người

mua.

Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: trong quá trình canh tác thường xuất hiện

các loại sâu rầy hại lúa như sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu… hoặc các loại

bệnh như đạo ôn, vàng lùn, lùn xoắn lá… Do đó, tùy theo mùa vụ và mật độ sâu bệnh mà nông hộ sử dụng loại chi phí này nhiều hay ít, chi phí này cũng chiếm

một tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, sau khi đã làm đất

kỹ, nông dân thường sử dụng thuốc diệt cỏ để diệt cỏ mầm trước khi xuống giống,

sau khi lúa đã mọc tốt thì xịt lau lại một lần nữa để diệt tận gốc. Các loại thuốc

diệt cỏ mà nông hộ sử dụng phổ biến là Sofit, Nominee…

Chi phí nhiên liệu: các hộ phải bơm nước vào ruộng bằng máy bơm điện,

dầu hoặc xăng. Các hộ có đất thuộc vùng hơi cao hoặc xa kênh thì chi phí này lớn,

cũng có hộ không tốn chi phí này do ruộng của họ thông với kênh mương, hoặc

nông hộ khác bơm chuyền nước nên nước phải vào ruộng của họ trước khi vào ruộng của người muốn bơm nước.

Chi phí lao động: là chi phí lao động gia đình và cả thuê mướn lao động trong các công đoạn sản xuất lúa như chuẩn bị đất, chăm sóc, làm cỏ, phun

thuốc,… Nếu gia đình thiếu lao động, hộ sản xuất sẽ thuê thêm lao động với chi

phí thuê số tiền cố định/ngày.

Chi phí máy móc: Là chi phí dùng để thuê máy để cày xới, thu hoạch và vận chuyển lúa. Cơ giới hóa nông nghiệp ngày càng cao nên chi phí này cũng tăng

theo.

Chi phí thuê đất: đa số các hộ đều sản xuất bằng đất nhà, chỉ một số ít hộ thuê thêm đất để sản xuất nên chi phí này không đáng kể.

Chi phí khấu hao: là khoản tiền tương đương với giá trị hao mòn của loại

máy móc mà nông hộ đã mua phục vụ cho sản xuất (tính theo thời gian sử dụng

cho phép của từng loại máy móc), đa số các hộ không tự sắm mà chỉ thuê mướn

máy móc nên rất ít tốn chi phí này. Nếu tính trên đơn vị diện tích thì chi phí này

78

5.2.2. Đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất giữa hộ có ứng dụng

tiến bộ kỹ thuật và không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Phân tích các tỷ số tài chính được áp dụng trong phần này để đánh giá hiệu

quả tài chính trong hoạt động sản xuất lúa của nông hộ. Kết quả phân tích được

trình bày trong bảng 5.7 dưới đây. Nhìn chung, đối với cả hai nhóm nông hộ có ƯDTBKT và không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chi phí đầu tư cho hoạt động sản

xuất lúa của họ giữa các vụ có sự khác biệt. Tuy nhiên, sự chênh lệch không quá

lớn này cho thấy rằng, trên cùng một diện tích trồng lúa, nông hộ đã quen với việc

sử dụng các liều lượng đầu vào theo kinh nghiệm được hình thành từ nhiều năm.

Công thức này lại được áp dụng từ vụ này đến vụ khác.

Bảng 5.6: Hiệu quả sản xuất lúa của hộ có và không ƯDTBKT

Đơn vị tính: 1000 đồng/1.000m2

Đông Xuân Hè Thu

ƯDTBKT ƯDTBKT

Khoản mục

Không Sig. Không Sig. 1. Tổng chi phí 2.054,20 1.937,60 0,000 2.049,90 1.937,40 0,000 -CP giống 199,25 173,61 0,000 196,27 182,49 0,135 -CP phân bón 593,99 541,03 0,000 617,42 536,60 0,000 -CP BVTV 552,96 529,18 0,000 545,95 509,43 0,000 -CP nhiên liệu 80,56 95,39 0,000 74,33 100,11 0,000 -CP lao động 217,72 225,66 0,089 228,92 242,67 0,076 -CP máy móc 405,91 372,78 0,000 387,05 366,05 0,000 2. Doanh thu 3.704,90 4.124,20 0,000 2.755,60 3.176,10 0,000 - Giá bán 4,98 4,90 0,120 4,63 4,84 0,065 - Năng suất (kg/1000m2) 717,97 818,33 0,000 594,63 657,35 0,000 3. Lợi nhuận 1.551,70 2.257,80 0,000 705,67 1.239,10 0,000 4. LN/CP 0,76 1,25 0,000 0,34 0,64 0,000 5. LN/DT 0,40 0,53 0,000 0,25 0,37 0,162

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát của tác giả 2013 – 2014

Ghi chú: Kết quả được kiểm định sự khác biệt về trung nình giữa hai nhóm (T-test)

Do đó, chi phí đầu tư giữa các vụ biến động không quá lớn. Giá trị chi phí

của các mùa vụ cũng cho thấy, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật và chi phí thuê máy móc chiếm lớn hơn các loại chi phí khác. Thực tế hiện nay, cơ

giới hóa trong nông nghiệp đã được ứng dụng khá rộng rãi ở nhiều khâu trong quá

trình sản xuất như làm đất, bơm tác, thu hoạch,… Vì vậy, mà chi phí máy móc cũng góp phần quan trọng hình thành nên cơ cấu chi phí. Song song, với việc cơ

giới hóa nông nghiệp, nông hộ sản xuất lúa vùng ĐBSCL giảm được chi phí thuê

lao động hơn so với những năm trước đây. Các loại chi phí còn lại như giống,

79

Tuy nhiên, nếu xem xét giữa hộ có ƯDTBKT và hộ không ứng dụng tiến

bộ kỹ thuật, có sự khác biệt tương đối rõ rệt về chi phí đầu tư sản xuất. Kết quả

phân tích cho thấy, qua cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, tổng chi phí sản xuất của

những nông hộ theo phương pháp truyền thống (không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật) đều cao hơn so với những nông hộ có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Khi ƯDTBKT

nông hộ có thể tiết kiệm lượng chi phí đáng kể, đặc biệt là chi phí vật tư nông

nghiệp (gồm: chi phí phân bón và chi phí thuốc trừ sâu, chi phí thuốc diệt cỏ), đây

là loại chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí.

Về lợi nhuận, rõ ràng những hộ không ƯDTBKT đạt lợi nhuận thấp hơn so

với các hộ có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Lợi nhuận của những nông hộ sản xuất

theo kinh nghiệm truyền thống và có ƯDTBKT ở vụ Hè Thu và Thu Đông đều thấp

hơn rất nhiều so với vụ Đông Xuân do chi phí sản xuất vụ Hè Thu và Thu Đông cao hơn vụ Đông Xuân nhưng năng suất lại thấp hơn. Các hộ có ƯDTBKT đều đạt được năng suất cao hơn so với không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

5.2.3. Hiệu quả sản xuất theo mức độ ứng dụng mô hình tiến bộ kỹ thuật

Phần này tác giả tiếp tục đánh giá hiệu quả tài chính sản xuất lúa của nông

hộ theo mức độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Theo kết quả phân tích ở phần thực

trạng ƯDTBKT cho thấy, nhiều nông hộ đã kết hợp nhiều mô hình ƯDTBKT vào sản xuất lúa với kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả sản xuất tốt hơn. Vì thế, để cung

cấp cơ sở thực tiễn về việc ứng dụng kết hợp này, phân tích các tỷ số tài chính tiếp

tục được sử dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất lúa theo mức độ ứng dụng các mô

hình tiến bộ kỹ thuật. Trong phần này, tác giả chọn các mô hình kết hợp điển hình

ở ĐBSCLđể so sánh như sau: ứng dụng một mô hình tiến bộ kỹ thuật điển hình là sạ hàng và IPM, ứng dụng hai mô hình tiến bộ kỹ thuật nhiều nhất là 3 giảm 3 tăng kết hợp sạ hàng, ứng dụng ba mô hình tiến bộ kỹ thuật phổ biến nhất là sạ

hàng kết hợp 3 giảm 3 tăng và 1 phải 5 giảm, ứng dụng bốn mô hình là IPM kết

hợp sạ hàng, 3 giảm 3 tăng và 1 phải 5 giảm.

Kết quả phân tích cho thấy, khi nông hộ ứng dụng càng nhiều mô hình thì chi phí sản xuất có sự khác biệt. Đặc biệt, khi nông hộ chỉ ứng dụng 1 mô hình sạ hàng hay IPM thì chi phí giảm hơn so với khi những hộ canh tác theo phương pháp truyền

thống. Tuy nhiên, khi kết hợp nhiều mô hình cùng một lúc, chi phí đầu tư cho sản

xuất lúa có xu hướng tăng lên. Điều này phần nào cho thấy, nông hộ chủ động ƯDTBKT nhưng việc kết hợp chưa phát huy được hiệu quả cao. Các chỉ số phân tích

về năng suất cho thấy, nông hộ ứng dụng từ 1 đến 2 mô hình, đặc biệt là sạ hàng, IPM hay kết hợp sạ hàng và 3 giảm 3 tăng đạt năng suất lúa cao hơn khi áp dụng các

80

Bảng 5.7: Hiệu quả sản xuất lúa theo mức độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Đơn vị tính: 1000 đồng/1.000m2

Khoản mục Truyền

thống 1 mô hình 2 mô hình 3 mô hình

4 mô hình Vụ Đông Xuân

Tổng chi phí 2077,2(ab) 2007,3(b) 2106,09(ab) 2195,33(a) 2230,50(a)

Năng suất

(kg/1000m2) 754,8(c) 799,22(ab) 813,92(a) 772,16(bc) 786,20(bc) Giá bán

(1000/kg) 4,87(c) 4,92(bc) 5,06(ab) 5,10(a) 5,08(ab)

Doanh thu 3692,5(c) 3932,8(ab) 4113,60(a) 3917,38(bc) 4063,5(ab)

3. Lợi nhuận 1615,31(c) 1925,6(ab) 2007,51(a) 1722,06(b) 1833,1(bc)

4. LN/CP (lần) 0,82(b) 1,01(a) 1,01(a) 0,84(b) 0,89(b)

5. LN/DT (%) 42,05(c) 47,9(a) 47,66(ab) 43,17(b) 44,3(b)

Vụ Hè Thu

Tổng chi phí 2092,4(bc) 1987,2(c) 2072,3(bc) 2171,0,(a) 2241,6(a)

Năng suất

(kg/1000m2) 605,2(c) 633,2(ab) 639,7(a) 610,1(bc) 623,9(ab)

Giá bán(1000/kg) 4,81(b) 4,64(c) 4,67(c) 4,79(b) 5,2(a)

Doanh thu 2919,0(b) 3002,6(b) 3102,8(a) 3006,0(b) 3260,6(a)

3. Lợi nhuận 870,3(c) 1058,6(a) 1107,76(a) 902,2(b) 1019,1(b)

4. LN/CP (lần) 0,5(b) 0,6(a) 0,6(a) 0,5(b) 0,5(b) 5. LN/DT (%) 26,4(c) 33,4(ab) 35,7(a) 28,3(b) 29,6(b) Vụ Thu Đông Tổng chi phí 1442,1(c) 1609,6(bc) 1790,0(b) 1880,2(b) 2127,6(a) Năng suất (kg/1000m2) 660,0(b) 707,1(a) 656,8(c) 630,8(d) 620,5(e) Giá bán (1000/kg) 4,75(c) 4,87(c) 5,08(b) 5,16(b) 5,27(a)

Doanh thu 3151,2(d) 3564,6(a) 3345,8(b) 3258,6(c) 3266,7(bc) 3. Lợi nhuận 1095,5(d) 1548,1(a) 1438,3(b) 1340,8(b

c) 1139,1(cd)

4. LN/CP (lần) 0,6(c) 0,8(a) 0,8(a) 0,7(b) 0,6(c)

5. LN/DT (%) 56,0(a) 29,3(d) 40,2b) 38,9(c) 34,3(c)

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013- 2014

Ghi chú: Trong cùng một hang những số có cùng ký tự alphabet thể hiện kết quả kiểm định Duncan ở

mức ý nghĩa 5%, (Xem kết quả kiểm định phần phụ lục)

5.2.4. Hiệu quả sản xuất lúa giữa các vùng sinh thái

Do điều kiện sinh thái của từng vùng ở đồng bằng song Cửu Long khác

nhau, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình thức canh tác lúa của nông hộ,

từ đó dẫn đến hiệu quả sản xuất đạt được khác nhau. Để biết được hiệu quả sản

81

phân tích các tỷ số tài chính, so sánh hiệu quả của nông hộ theo từng vùng sinh thái.

Bảng 5.8: Hiệu quả sản xuất của hộ trồng lúa theo vùng sinh thái

Đơn vị tính: 1000 đồng/1.000m2

Đông Xuân

Kiểm định Anova Khoản mục ĐTM TGLX BĐCM Giá trị Sig.

của KĐ Levene

Giá trị Sig. 1. Tổng chi phí 2132.10 (a) 2048.90 (a) 1855.80 (b) 0,5 0,04**

-CP giống 194.10 (a) 193.85 (a) 171.55 (b) 0,1 0,02** -CP phân bón 568.94 642.02 484.02 0,00 - -CP BVTV 638.44 (a) 509.74 (b) 521.52 (c) 0,35 0,05** -CP nhiên liệu 150.56 84.44 62.43 0,00 - -CP lao động 245.15 245.15 245.15 0,00 - -CP máy móc 334.88 411.58 389.97 0,00 - 2. Doanh thu 3947.90 3857.60 3782.70 0,00 - - Giá bán 4.97 4.96 4.97 0,00

- Năng suất (kg/1000m2) 793.69 (a) 778.47 (b) 761.25 (b) 0,19 0,01**

3. Lợi nhuận 1815.8 1808.7 1926.9 0,01 - 4. LN/CP 0.851649 0.882766 1.038312 0,00 - 5. LN/DT 0.459941 0.468867 0.509398 0,00 - Vụ Hè Thu 1. Tổng chi phí 2151.70 (a) 1960.40 (b) 1930.00 (b) 0,10 0,000 *** -CP giống 215.74 (a) 160.47 (b) 202.08 (a) 0,15 0,050** -CP phân bón 571.51 615.45 530.97 0,00 - -CP BVTV 636.48 502.19 492.27 0,00 - -CP nhiên liệu 150.56 72.52 73.21 0,00 - -CP lao động 250.45 218.90 246.73 0,00 - -CP máy móc 326.95 390.85 384.70 0,00 - 2. Doanh thu 3344.90 2826.90 2973.80 0,00 - - Giá bán 5.16 4.51 4.93 0,00 -

- Năng suất (kg/1000m2) 651.06 (a) 627.80 (b) 620.61 (b) 0,18 0,001***

3. Lợi nhuận 1183.40 866.54 1043.80 0,00 -

4. LN/CP 0.57 0.44 0.60 0,03 -

5. LN/DT 0.33 0.29 0.34 0,49 0,001***

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013- 2014

Ghi chú: Trong cùng một hang những số có cùng ký tự alphabet thể hiện kết quả kiểm định Duncan ở

82

Kết quả phân tích về hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ ở ba vùng sinh thái cho thấy, tổng chi phí sản xuất của nông hộở vùng Bán đảo Cà Mau thấp hơn hơn

so với 2 vùng còn lại. Nhiều khoản mục chi phí của vùng Bán đảo Cà Mau đều

thấp hơn 2 vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên trừ chi phí lao động, máy móc và chi phí nhiên liệu. Chi phí sản xuất ở vùng Đồng Tháp Mười là cao nhất nhất. Về năng suất lúa, vùng Đồng Tháp Mười có năng suất cao hơn 2 vùng

còn lại. Chính vì thế khi giá bán không có sự khác biệt nhiều giữa các vùng thì doanh thu và lợi nhuận của nông hộ vùng Đồng Tháp Mười cũng cao hơn 2 vùng

còn lại.Ở vùng Đồng Tháp Mười, mỗi đồng chi phí bỏ ra nông hộ thu về được

0,87 đồng lợi nhuận. Lợi nhuận bằng 46% doanh thu. Tóm lại, khi so sánh hiệu

quả kinh tế ở vụ Đông Xuân của nông hộ ở 3 vùng sinh thái cho chúng ta nhận định, nông hộ ở vùng Đồng Tháp Mười đạt hiệu quả cao hơn các vùng sinh thái

còn lại, nguyên nhân dẫn đến điều này là do năng suất đạt được khá cao. Tuy

nhiên, nông hộ cũng bỏ ra nhiều chi phí hơn các vùng khác để đạt được hiệu quả như trên. Vì thế, nếu nông hộ tiết kiệm được các loại chi phí thông qua việc

nghiên cứu ƯDTBKT thì hiệu quả sản xuất sẽ được nâng cao hơn nữa.

Đối với vụ Hè Thu, kết quả phân tích cho thấy, ở ba vùng sinh thái thì tổng

chi phí sản xuất của vùng Đồng Tháp Mười cao hơn so với vùng Tứ giác Long Xuyên và Bán đảo Cà Mau. Chi phí sản xuất ở vùng Bán đảo Cà Mau là thấp nhất.

Năng suất đạt được của nông hộ ở vụ hè thu giảm so với vụ Thu Đông tuy nhiên vùng Đồng Tháp Mười vẫn có năng suất cao hơn cả. Xét về doanh thu và lợi nhuận

thì vùng Bán đảo Cà Mau vẫn đạt thấp hơn cả do năng suất và giá bán ở vụ này đều

thấp hơn. Cụ thể, ở vùng Đồng Tháp Mười, với mỗi đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ

thu về được khoảng 0,57 đồng lợi nhuận, lợi nhuận thu về bằng 33% doanh thu.

Trong khi đó, ở vùng Tứ giác Long Xuyên thì mỗi đồng chi phí bỏ ra nông hộ thu

về được 0,44 đồng lợi nhuận, lợi nhuận thu về bằng 29% doanh thu. Còn tại vùng Bán đảo Cà Mau thì mỗi đồng chi phí bỏ ra nông hộ thu về được 0,60 đồng lợi

nhuận, lợi nhuận thu về bằng 34% doanh thu.

5.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ

THUẬT VÀO SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ

5.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa

Mô hình logit được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ƯDTBKT vào sản xuất lúa của nông hộ. Kết quả phân tích mô hình được trình bày ở bảng 5.14. Kết quả kiểm định (giá trị kiểm định Prob>chi2 = 0,000) cho

thấy mô hình thiết lập phù hợp, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Mức độ dự báo chính xác của mô hình là 62,0% nên có thể đánh giá rằng khả năng dự báo đúng

83

được đưa vào mô hình đều có giá trị nhỏ hơn 0,8 (Phụ lục), vì thế mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến Mai Văn Nam (2008).

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa tại đồng bằng sông cửu long (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)