Để đánh giá sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong sản xuất, có nhiều phương pháp và quy trình có thể ứng dụng theo nhiều khía cạnh: thuần kỹ thuật,
lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường hay lợi ích xã hội, … Trong phạm vi nghiên cứu
của luận án, tác giả đã đánh giá sự tác động của tiến bộ kỹ thuật theo khía cạnh
kinh tế. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả nhận thấy các nghiên cứu về ƯDTBKT trong sản xuất lúa trước đây chưa được thực hiện trên quy mô rộng với
cỡ mẫu lớn, đồng thời các ƯDTBKT chủ yếu được đánh giá dựa trên khía cạnh về
thuần kỹ thuật hay môi trường. Trải qua khảo sát thực tế và quá trình nghiên cứu
lâu dài, tác giả đề xuất quy trình nghiên cứu về sự hiệu quả của ƯDTBKT trong
101
Hình 5.2: Quy trình đánh giá hiệu quả ƯDTBKT trong sản xuất lúa của nông
hộ vùng ĐBSCL
Quy trình nghiên cứu này ứng dụng phương pháp tiếp cận Có – Không trong cả phương thức lựa chọn đối tượng và phân tích so sánh. Nếu như cách tiếp
cận Trước-Sau, hiệu quả của ƯDTBKT sẽ được đánh giá thông qua sự thay đổi
theo thời gian và dựa trên hai yếu tố cơ bản: công nghệ tốt hơn và sản xuất được
nhiều hơn. Cách tiếp cận Trước-Sau đòi hỏi quá trình nghiên cứu có hệ thống thời gian và lâu dài. Trong khi đó, nếu tiếp cận theo hướng Có-Không, tức sự tiếp cận đề cập đến sự so sánh, đối chiếu giữa các nhóm chủ thể khác nhau tại một thời điểm nghiên cứu nhằm tìm ra sự khác biệt về hiệu quả sản xuất giữa nhóm có ƯDTBKT và nhóm không ƯDTBKT.
Về nội dung nghiên cứu, quy trình này đòi hỏi phải xác định được những
nguyên nhân nào tạo ra sự khác biệt trong quyết định ƯDTBKT giữa các nhóm hộ
sản xuất. Hay nói cách khác, yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tiếp nhận và ƯDTBKT
trong sản xuất của nông hộ. Sau khi đã làm rõ các nguyên nhân, sự so sánh về
hiệu quả sản xuất (chi phí, lợi nhuận, hiệu quả về mặt kỹ thuật,…) được thực hiện. Những sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giúp làm rõ hơn sự khác biệt trong sản
xuất giữa hộ có và không ƯDTBKT. Quy trình nghiên cứu chủ yếu được thực
hiện thông qua các công phân tích cụ định lượng. Đây là những phương pháp
nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc tế và phù hợp với nội dung của nghiên cứu.
Nghiên cứu khả năng tiếp nhận và ƯDTBKT Đánh giá về hiệu quả
sản xuất (hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế)
Nghiên cứu hiệu quả ƯDTBKT Tiếp cận
Có-Không, so sánh, đối
chiều
Nội dung nghiên cứu Phương pháp thực hiện
- Mô hình phân tích định lượng hồi quy (Logit, Probit). - Kiểm định thống kê so sánh sự khác biệt - Phân tích màng bao dữ liệu DEA - Mô hình định lượng Tobit hoặc hồi quy đa biến Giải pháp (Nâng cao khả năng tiếp nhận và ứng dụng, nâng cao hiệu quả ứng dụng)
102
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ