Diện tích canh tác: Với nguồn thu nhập chính chỉ từ sản xuất lúa nên hầu
hết nông hộ ở các tỉnh ĐBSCL sử dụng toàn bộ diện tích đất sản xuất hiện có của gia đình để trồng lúa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bình quân mỗi hộ có từ 17.400 - 32.000 m2. Trong đó, vùng Đồng Tháp Mười mỗi hộ có trung bình 23.300 m2, vùng Tứ giác Long Xuyên trung bình là 32.000 m2 và vùng Bán đảo Cà Mau trung bình là 17.400 m2. Trong đó, diện tích đất trung bình mà nông hộ trong vùng nghiên cứu dùng để sản xuất lúa tương ứng là: Đồng Tháp Mười: 22.700 m2, Tứ giác Long Xuyên là 31.900 m2 và Bán đảo Cà Mau là 15.500 m2. Diện tích đất sản xuất của
các nông hộ tương đối ổn định trong vòng 5 năm trở lại đây, một số ít nông hộ có tăng diện tích đất sản xuất nhưng chủ yếu là do nông hộ mua đất sản xuất để tích lũy thêm tài sản hoặc mở rộng quy mô sản xuất bằng hình thức thuê mướn thêm
đất.
Nguồn lao động: Nguồn lao động sản xuất lúa của các nông hộ hầu hết là
lao động sẵn có trong gia đình. Nhìn chung, trung bình mỗi hộ trong vùng nghiên cứu có tổng số nhân khẩu khoảng 5 người thì đã có 2 người tham gia sản xuất lúa,
các thành viên còn lại là những người sống phụ thuộc như người cao tuổi, trẻ nhỏ
còn đi học. Phần lớn các hộ ít sử dụng lao động thuê vì tốn kém chi phí, chỉ những
hộ có diện tích sản xuất lớn thì mới thuê mướn nhiều lao động theo ngày để gieo sạ, chăm sóc và phục vụ khi thu hoạch. Như vậy, có thể thấy rằng, nếu việc sản xuất
lúa của nông hộ đạt hiệu quả thì không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động trong gia đình.
Kinh nghiệm sản xuất: Theo kết quả khảo sát thực tế cho thấy, hầu hết
nông hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL đều có thời gian sống tại địa phương tương đối
lâu. Ngoài kiến thức sản xuất, hoạt động canh tác lúa đòi hỏi người trực tiếp sản
xuất phải nắm được những kỹ năng cơ bản để nhận diện các loại bệnh cũng như
từng thời kỳ tăng trưởng của cây lúa để phun các loại thuốc, bón các loại phân
thích hợp, đúng lúc, đúng liều lượng nên kinh nghiệm là một trong những yếu tố
khá quan trọng. Nhìn chung, nông hộ được phỏng vấn đều có kinh nghiệm lâu năm, trung bình trên 20 năm tham gia canh tác lúa, đây là một yếu tố thuận lợi
trong quá trình sản xuất lúa. Đặc biệt, số năm kinh nghiêm cao nhất của hộ có đến 64 năm và thấp nhất 1 năm (do mới gia nhập ngành). Đa số nông hộ trồng lúa
71
rất có kinh nghiệm, nông hộ tích cực tìm hiểu thông tin tiến bộ kỹ thuật, phục vụ
cho trồng lúa.
Bảng 5.1: Nguồn lực của nông hộ sản xuất lúa ở vùng nghiên cứu
Vùng sinh thái Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Đồng Tháp Mười Tổng diện tích đất (10002/hộ) 2 160 23,3 21,80 Diện tích canh tác lúa (10002/hộ) 2 160 22,7 21,26 Thành viên gia đình (Người/hộ) 2 11 4,7 1,42 Lao động trực tiếp SX lúa (Người/hộ) 1 9 2,1 1,23
Kinh nghiệm sản xuất lúa (Năm) 3 54 25,1 9,69
Trình độ học vấn (lớp) 0 16 6,5 3,29
Tứ Giác Long Xuyên
Tổng diện tích đất (10002/hộ) 1,1 350 32,0 33,28 Diện tích canh tác lúa(10002/hộ) 1 350 31,9 32,91 Thành viên gia đình (Người/hộ) 1 9 4,5 1,22 Lao động trực tiếp SX lúa (Người/hộ) 1 7 1,9 0,92
Kinh nghiệm sản xuất lúa (Năm) 1 64 20,4 10,49
Trình độ học vấn (lớp) 0 16 7,6 3,24
Bán Đảo Cà Mau
Tổng diện tích đất (10002/hộ) 3 117 17,04 11,96 Diện tích canh tác lúa(10002/hộ) 3 117 15,50 11,82 Thành viên gia đình (Người/hộ) 2 10 4,65 1,37 Lao động trực tiếp SX lúa (Người/hộ) 1 10 2,26 1,27
Kinh nghiệm sản xuất lúa (Năm) 2 50 25,13 3,23
Trình độ học vấn (lớp) 0 16 6,74 9,76
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát của tác giả 2013 - 2014
Trình độ học vấn: Nhìn chung, trình độ học vấn bình quân của các hộ sản
xuất lúa trong vùng nghiên cứu là không cao. Trình độ học vấn là nhân tố quan
trọng góp phần giúp nông hộ tiếp thu và vận dụng hiệu quả tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Qua nghiên cứu cho thấy, trình độ học vấn trung bình của nông hộ tham gia sản xuất lúa tại các địa bàn nghiên cứu từ lớp 6 đến lớp 7, thậm chí có nông hộ chưa từng tham gia học tập bất cứ trình độ nào. Số nông hộ có trình độ đại học
chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều kiện được nâng cao đã giúp nông hộ nắm bắt vấn đề
một cách nhanh nhạy hơn, họ mạnh dạn hơn trong việc thử nghiệm ứng dụng
những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa.
5.1.2. Tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL
5.1.2.1 Một số mô hình ƯDTBKT trong sản xuất lúa trong vùng nghiên cứu Mô hình sạ hàng: Lợi ích của phương pháp sạ hàng đã được nghiên cứu từ
nhiều năm qua, khi ứng dụng vào thực tiễn cho hiệu quả khá tốt như: tiết kiệm được hạt giống, tăng năng suất, ruộng bằng phẳng hơn, không có dấu chân người
72
như sạ tay. Đặc biệt, năng suất làm việc của máy sạ hàng có thể sạ từ 4 - 5 ha trong một ngày, cao hơn sạ tay 10 lần, từ đó tiết kiệm được chi phí gieo sạ, nhất là
đối với những hộ có diện tích trồng lúa tương đối lớn phải mướn nhân công gieo
sạ.
Mô hình 3 giảm 3 tăng: Theo đánh giá của ngành nông nghiệp và nông hộ,
nếu ứng dụng tốt chương trình 3 giảm 3 tăng trong canh tác lúa, trước tiên sẽ giảm
từ 30 - 50% lượng giống gieo sạ, kế tiếp tiết giảm 1/3 phân đạm và hạn chế số lần
phun thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng nhất là giảm phun thuốc trừ sâu trong 1 tháng đầu sau khi sạ, từ đó tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản
xuất, sau cùng là bảo vệ sinh thái trên đồng ruộng và tạo sản phẩm an toàn cho
người tiêu dùng. Nhận thức được lợi ích của mô hình 3 giảm 3 tăng một cách rõ rệt
nên phần lớn các nông hộ ở vùng nghiên cứu đã và đang hưởng ứng rất tích cực các
biện pháp của mô hình này.
Mô hình IPM: Mục tiêu của mô hình là giúp nông dân quản lý tốt dịch
hại tổng hợp, có biện pháp đúng và kịp thời để bảo vệ cây lúa từ lúc sinh trưởng đến khi trổ. Lý do các hộ này ứng dụng mô hình IPM là được cán bộ khuyến nông hướng dẫn tận tình, khi tiến hành làm thì tiết kiệm được chi phí vì chỉ xịt
thuốc sau khi đã điều tra đồng ruộng phát hiện kịp thời, kiểm soát được dịch hại
dễ dàng hơn, bảo vệ những loài thiên địch có lợi… Những biện pháp này gián tiếp làm tăng thu nhập cho nông hộ vì tỷ lệ thất thoát do chết cây ít.
Mô hình 1 phải 5 giảm: Kế thừa và nâng cao hơn chương trình 3 giảm 3 tăng, chương trình sản xuất 1 phải 5 giảm tiếp tục được triển khai. Hai giảm nổi
bật so với chương trình 3 giảm 3 tăng là giảm lượng nước tưới và giảm thất thoát
sau thu hoạch. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng mô hình này của nông hộ chưa cao vì
điều kiện sản xuất còn hạn chế.
5.1.2.2 Tình hình ứng dụng các mô hình TBKT trong sản xuất của nông hộ trong vùng nghiên cứu
Kết quả thống kê số liệu khảo sát cho thấy rằng, số nông hộ sản xuất lúa
trong vùng nghiên cứu có ƯDTBKT chiếm 50,7% số nông hộ được khảo sát. Nhóm đối tượng này bao gồm những hộ sản xuất lúa có ứng dụng các mô hình tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa như: phương pháp sạ hàng, mô hình 3 giảm 3 tăng, IPM, 1 phải 5 giảm,… Nhóm đối tượng còn lại chủ yếu sản xuất lúa theo phương pháp truyền thống, ngoài việc sử dụng giống mới trong canh tác thì hầu
như nhóm hộ này không ứng dụng bất cứ mô hình tiến bộ kỹ thuật nào (số này chiếm 49,3% số lượng nông hộ được khảo sát).
73
Bảng 5.2: Tình hình ứng dung tiến bộ kỹ thuật của nông hộ sản xuất lúa ĐBSCL
Có ƯDTBKT Không ƯDTBKT Tổng
Vùng sinh thái
Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ(%)
Đồng Tháp Mười 194 28,03 53 9,72 247 19,97
Tứ Giác Long Xuyên 182 26,30 318 58,35 500 40,42
Bán Đảo Cà Mau 316 45,66 174 31,93 490 39,61
Tổng 692 100,00 545 100,00 1.237 100,00
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát của tác giả 2013 - 2014
Qua khảo sát tại các vùng nghiên cứu, nhiều mô hình tiến bộ kỹ thuật đã
được giới thiệu và triển khai đến bà con nông dân sản xuất lúa trong thời gian qua.
Tuy nhiên, các mô hình như: 3 giảm 3 tăng, IPM, 1 phải 5 giảm, sạ hàng được
nông hộ sản xuất lúa trong vùng nghiên cứu quan tâm nhiều nhất. Trong đó, mô
hình 3 giảm 3 tăng và phương pháp sạ hàng được nông hộ ứng dụng nhiều nhất.
Tiếp đến là mô hình 1 phải 5 giảm và mô hình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM.
Bên cạnh đó, một số mô hình khác cũng được nông hộ thử nghiệm như: mô hình
cánh đồng bờ hoa, global GAP, nấm xanh,… tuy nhiên số lượng nông hộ ứng
dụng các mô hình này rất ít. Kết quả cụ thể cho từng vùng sinh thái về các mô
hình tiến bộ kỹ thuậtđược trình bày trong bảng sau:
Bảng 5.3: Tình hình ứng dụng các mô hình tiến bộ kỹ thuật ĐTM TGLX BĐCM Mô hình TBKT Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Sạ hàng 131 67,53 60 32,97 169 53,48 3 giảm 3 tăng 141 72,68 83 45,60 73 23,10 IPM 23 11,86 60 32,97 40 12,66 1 phải 5 giảm 60 30,93 83 45,60 11 3,48 Khác 0 0,00 8 4,40 40 12,66
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát của tác giả, 2013 - 2014
5.1.3. Mức độ ứng dụng mô hình tiến bộ kỹ thuật
Kết quả khảo sát cho thấy, trong số nông hộ có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật,
đa số nông hộ chỉ ứng dụng một mô hình tiến bộ kỹ thuật duy nhất trong hoạt động sản xuất lúa.
Bên cạnh đó, các nông hộ có thể ứng dụng kết hợp cùng lúc nhiều mô hình tiến bộ kỹ thuật. Việc kết hợp mô hình tiến bộ kỹ thuật của nông hộ cũng rất
phong phú tùy từng điều kiện mà ứng dụng sao cho phù hợp. Đối với trường hợp
nông hộ kết hợp hai mô hình thì các mô hình được kết hợp phổ biến như: 3 giảm 3 tăng - sạ hàng – IPM; IPM - sạ hàng, và một số mô hình khác. Khi nông hộ ứng
74
dụng kết hợp 3 mô hình thì các mô hình kết hợp phổ biến như: 3 giảm 3 tăng - IPM - Sạ hàng và một số kết hợp khác. Ngoài ra, một số nông hộ còn ứng dụng
kết hợp 4 mô hình tiến bộ kỹ thuật, tuy nhiên số lượng này không đáng kể. Chương trình 3 giảm 3 tăng đã được triển khai rộng khắp các tỉnh thành với quy
mô và nội dung phù hợp với tập quán canh tác, điều kiện sinh thái của từng vùng,
hơn nữa một trong những yêu cầu của mô hình 3 giảm 3 tăng là phải giảm lượng
giống. Chính vì thế, sạ hàng được xem là một phương pháp kết hợp hữu hiệu để
tiết kiệm lượng giống cũng như chi phí sản xuất. Chính vì thế, sạ hàng, 3 giảm 3 tăng là những mô hình tiến bộ kỹ thuật thường được nông hộ kết hợp ứng dụng
trong hoạt động sản xuất lúa.
Bảng 5.4: Mức độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ
Tỷ lệ (%) Mô hình TBKT ĐTM TGLX BĐCM Sạ hàng 3,0 20,9 46,0 3 giảm 3 tăng 16,0 13,2 13,1 IPM 17,4 9,9 4,90 1 phải 5 giảm 8,4 13,2 1,22 1 mô hình Khác 0,0 1,6 7,35 Sạ hàng – 3 giảm 3 tăng 28,3 4,9 7,35 IPM - 3 giảm 3 tăng 1,5 3,3 1,63 IPM – sạ hàng 1,0 0,5 2,4
IPM – 1 phải 5 giảm 0,0 7,1 0,4
1 phải 5 giảm - 3 giảm 3 tăng 3,5 9,3 0,8
2 mô hình
1 phải 5 giảm - Sạ hàng 1,5 0,0 0,4
IPM – Sạ hàng – 3 giảm 3 tăng 3,0 0,0 3,3 IPM – Sạ hàng - 1 phải 5 giảm 0,0 0,0 0,0 Sạ hàng – 3 giảm 3 tăng – 1 phải 5 giảm 13,4 2,2 0,0
3 mô hình
IPM – 3 giảm 3 tăng – 1 phải 5 giảm 1,0 8,2 0,4
4 mô hình
IPM – Sạ hàng – 3 giảm 3 tăng – 1 phải 5 giảm 2,0 2,8 1,2
5 mô hình
IPM – Sạ hàng – 3 giảm 3 tăng – 1 phải 5 giảm
– Khác 0,0 1,1 0,0
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát của tác giả 2013 - 2014
5.1.4. Nguồn tiếp cận thông tin tiến bộ kỹ thuật
Kết quả khảo sát cho thấy, nông hộ trong vùng nghiên cứu tiếp cận thông
tin tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất bằng nhiều hình thức đa dạng.
Nông hộ sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu chủ yếu biết đến thông tin tiến bộ
75
chúng (truyền hình, đài, báo…), cán bộ khuyến nông và nhân viên công ty thuốc
bảo vệ thực vật. Các phương tiện thông tin truyền thông phổ trên phạm vi rộng,
kiến thức trình bày dễ hiểu, phù hợp với mọi trình độ, thuận tiện về thời gian... Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khuyến nông cũng là đầu mối thông tin quan trọng, tỷ lệ
nông dân tiếp xúc được những kiến thức tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa từ đối tượng này là khá nhiều. Ngoài ra, nông hộ còn tiếp cận tiến bộ kỹ thuật thông qua
người quen, nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật, cán bộ hội nông dân, cán bộ các trường viện,…
Bảng 5.5: Hình thức tiếp cận nguồn thông tin tiến bộ kỹ thuật của nông hộ
ĐTM TGLX BĐCM
Vùng sinh thái Nguồn thông tin
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)
Phương tiện thông tin đại chúng 94 48,45 163 89,56 69 21,84
Cán bộ khuyến nông 127 65,46 86 47,25 143 45,25
Nhân viên công ty thuốc BVTV 186 95,88 13 7,14 120 37,97 Người quen, hàng xóm 84 43,30 75 41,21 5 1,58
Cán bộ hội nông dân 26 13,40 64 35,16 12 3,80
Cán bộ các Trường/Viện 5 2,58 8 4,40 15 4,75
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát của tác giả 2013 - 2014
5.1.5. Tình hình tập huấn tiến bộ kỹ thuật
Mục tiêu và nội dung chủ yếu của chính sách khuyến nông là truyền bá
kiến thức cho nông dân ngay tại địa bàn sản xuất của họ, giúp họ đưa ra những
quyết định để xử lý đúng đắn trước những tình huống liên tiếp nảy sinh trong quá
trình sản xuất mà không cần qua các lớp đào tạo tập trung ở trường học. Hình thức
phổ biến nhất hiện nay là tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo kỹ thuật, hội nghị đầu
bờ, xây dựng mô hình trình diễn “mắt thấy tai nghe”,… để tăng cường khả năng
tiếp cận của nông dân đối với kỹ thuật mới bằng những cách tiếp cận sinh động,
gây ấn tượng, phù hợp với cách tiếp thu mang tính thực tiễn của nông dân.
Trong tổng số nông hộ có ƯDTBKT được điều tra thì đa số nông hộ đã
được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa. Cụ thể, vùng Đồng Tháp Mười và Bán đảo Cà Mau có hơn 90% nông hộ ƯDTBKT có tham gia các lớp tập
huấn về kỹ thuật sản xuất, riêng vùng Tứ giác Long Xuyên có khoảng 60,4%
nông hộ có tham gia các lớp tập huấn. Nội dung chủ yếu của các buổi tập huấn
này nhằm định hướng cho nông dân sản xuất lúa theo nhu cầu nâng cao chất lượng và thu nhập dựa trên cơ sở ứng dụng hợp lý những tiến bộ kỹ thuật bao gồm
các biện pháp cải tạo đất, sử dụng giống mới, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật,… Việc ứng dụng những biện pháp trên góp phần giảm các nguồn lực đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gia tăng giá trị sản xuất trên