Thông qua các mô hình lý thuyết về marketing quan hệ được đề cập trên, mô hình sáu nhân tố định hướng mối quan hệ của Sin & ctg (2002), cũng như mô hình nghiên cứu của Hau & Liem (2012) với 6 nhân tố nền tảng của marketing quan hệ
bao gồm: Niềm tin, Cam kết, Truyền thông, Giá trị được chia sẻ, Sự cảm thông, và Sự hợp tác có sự phù hợp với mục đích của đề tài đang nghiên cứu, đạt tính tương đồng cao, bám sát hoạt động marketing trong thực tiễn của Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam.
Do đó, mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của marketing quan hệ đến hiệu quả
kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ đã được lựa chọn. Mô hình này sẽ làm nền tảng
để xây dựng mô hình nghiên cứu sự tác động của các yếu tố marketing quan hệ đến lòng trung thành của khách hàng đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài này sẽ dựa trên các thành phần chính của marketing quan hệ như sau:
- Niềm Tin (Trust) - Cam kết (Bonding)
- Truyền thông (Communication) - Giá trị chia sẻ (Shared value) - Sự cảm thông (Empathy). - Sự hợp tác (Reciprocity)
Một số yếu tố chủ yếu của marketing quan hệtác động đến lòng trung thành của khách hàng đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh được mô tả như sau:
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề nghị TÓM TẮT CHƯƠNG 2:
Chương 2- Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu – Đã nêu tóm lược các khái niệm, quá trình phát triển, đặc điểm về Marketing quan hệ nói chung và trong ngành ngân hàng nói riêng; tóm tắt một số nghiên cứu về các yếu tố marketing quan hệ; phân tích các yếu tố của marketing quan hệ và đưa ra mô hình nghiên cứu: Các yếu tố marketing quan hệ tác động đến lòng trung thành của khách hàng đối với
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại TP.HCM, bao gồm: Niềm tin, Cam kết, Truyền thông, Giá trị chia sẻ, Sự cảm thông, và Sự hợp tác.
Niềm Tin Cam kết Truyền thông Giá trị chia sẻ Sự cảm thông Lòng trung thành H1+ H2+ H3+ H4+ H5+ Sự hợp tác H6+
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này gồm 2 phần chính:
(i) Thiết kế nghiên cứu, trong đó trình bày chi tiết qui trình nghiên cứu, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng,
(ii) Xây dựng thang đo, trình bày các thang đo lường khái niệm nghiên cứu.