Giá trị chia sẻ được định nghĩa như là phạm vi đối với đối tác thường có những tin tưởng về những gì đối xử, những mục tiêu và những chính sách quan trọng hoặc không quan trọng, sự cảm kích hoặc không cảm kích và đúng hoặc sai (Morgan & Hut, 1994). Giá trị chia sẻ đã được xem xét lâu dài như sự đo lường quan trọng trong việc xây dựng những mối quan hệ giữa người mua và người bán.
hài lòng cho các khách hàng mục tiêu. Giá trị, theo Kotler và Keller (2005) là phải phản ánh lợi ích hữu hình và vô hình cảm nhận được và chi phí đối với khách hàng. Chủ yếu, nó được xem như là sự kết hợp về chất lượng, dịch vụ, và giá cả mà Wilson (1995) gọi là “bộ ba giá trị khách hàng”.
Giá trị luôn chiếm vị trí trung tâm cả trong khái niệm marketing và khái niệm marketing quan hệ. Nhưng, trong marketing quan hệ, các giá trị liên quan đến việc cung cấp sản phẩm được chia sẻ giữa các nhà cung cấp và khách hàng.
Đối với ngân hàng, hoạt động cung ứng dịch vụ cho khách hàng không chỉ
tạo ra giá trị cho họ đồng thời cũng cho chính ngân hàng, mà còn phải tạo ra giá trị gia tăng bằng những tiện ích cụ thể,... Điều đó, khá phổ biến hiện nay và có thể thực hiện được thông qua marketing quan hệ.
Giá trị chia sẻ cũng thể hiện sự đồng quan điểm giữa khách hàng và ngân hàng nhằm hướng tới mục tiêu lợi ích chung. Ngân hàng cung cấp dịch vụ hiểu những gì là lợi ích của khách hàng, cũng là lợi ích của chính mình. Đây là yếu tố để xây dựng nên tầm nhìn chiến lược marketing mối quan hệ với khách hàng. Khi hai bên có cùng mục tiêu sẽ tạo cho họ gần gũi hợp tác nhau nhiều hơn, và đây chính là điều kiện để khách hàng hiểu được nhiều về chất lượng dịch vụ của Ngân hàng cung cấp.
Theo Mohammad & ctg (2011) thì giá trị chia sẻ sẽ tác động tích cực đến lòng trung thành của khách hàng, do đó chúng ta xây dựng được giả thuyết:
Giả thuyết H4: Giá trị chia sẻ sẽ tác động cùng chiều đến lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng.