5. Cấu trúc của luận văn:
4.3.4. Nhân tố Triển vọng tương quan âm
Trái ngược với nhân tố Tự nghiệm, Bầy đàn và Thị trường, thì nhân tố triển vọng được cho là ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả đầu tư.
Liên quan đến tâm lý sợ lỗ, cả hai chuyên gia tin rằng sợ lỗ là một hành vi phổ biến của các NĐT, tuy nhiên, nó có thể dẫn đến quyết định giao dịch xấu ảnh hưởng đến sự giàu có của NĐT. Quan điểm này phù hợp với Odean (1999, tr.1280; 1998a, tr.1889). Theo TS. Điệp, sau một khoản lợi nhuận, mọi người tự tin hơn về khả năng của họ, dẫn đến một quyết định vội vàng. Họ có thể xem nhẹ hoặc bỏ qua một số thông tin có thể ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, đặc biệt là họ có xu hướng tin vào chính mình hơn ý kiến của người khác. Kết quả là, họ có thể đánh giá quá cao khả năng thành công. Lợi nhuận trước đó có thể làm cho họ trở nên tham lam hơn và tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn bằng cách đầu tư nhiều tiền hơn. Vì vậy, khi những điều bất ngờ xảy ra, thiệt hại sẽ cao hơn nhiều so với bình thường. Ngược lại, sau một sự thua lỗ, mọi người chắc chắn chán nản. Họ trở nên khiêm tốn khi đối mặt với một quyết định. Họ tìm kiếm càng nhiều thông tin càng tốt và phân tích chúng một cách cẩn thận. Họ chỉ đầu tư khi họ chắc chắn sẽ thành công. Trong thực tế, không có đầu tư nào không có rủi ro, vì vậy mà nếu không có rủi ro các NĐT không thể tìm kiếm lợi nhuận cao. Mặc dù các NĐT nên xem xét cẩn thận trước khi đưa ra quyết định, nhưng quá nhiều sự cẩn trọng có thể dẫn đến hành động chậm chạp, do đó họ có thể bỏ lỡ một cơ hội tốt để đầu tư và làm giảm cơ hội để đạt được lợi nhuận cao.
Về ác cảm hối tiếc, cái mà tự nó biểu hiện bởi thực tế là các NĐT tránh bán cổ phiếu giảm, trong khi đó, họ sẵn sàng bán cổ phiếu đang tăng. Kết quả cho thấy
những hành vi này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả đầu tư. Cả hai chuyên gia có quan điểm rằng ác cảm hối tiếc là hành động chung của các NĐT tại Việt Nam. Có thể có một sốlý. Lý do đầu tiên là khi giá cổ phiếu đi lên, NĐT muốn chốt lời thể để chứng tỏ khả năng của họ. Ngược lại, khi giá đang giảm dần, họ không muốn là người thua cuộc vì thế họ giữ cổ phiếu và hy vọng rằng xu hướng sẽ đảo ngược. Lời giải thích này phù hợp với những nhận định của Shefrin và Statman (1985, tr.781-782). Lý do thứ hai là, trong giai đoạn giảm, thanh khoản thị trường là rất thấp do người mua muốn mua ở mức giá sàn trong khi bên bán muốn bán ở mức giá trần. Do đó, bán chứng khoán đang giảm khó khăn hơn chứng khoán đang tăng. Hai chuyên gia đều cho rằng cả việc nắm giữ cổ phiếu thua lỗ quá lâu và bán cổ phiếu đang lời quá sớm có thể dẫn đến giảm lợi nhuận. Bán cổ phiếu ở đỉnh cao luôn luôn là một quyết định hoàn hảo. Nắm giữ cổ phiếu lỗ trong khi bán mất những cổ phiếu đang lời có thể dẫn đến một danh mục đầu tư toàn là những cổ phiếu đang giảm giá và dẫn đến kết quả xấu. Trong giao dịch, đặc biệt là trong thị trường chứng khoán, khi giá chuyển động mỗi giây, việc đưa ra quyết định kịp thời trong những tình huống nhất định là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư tốt.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận:
Luận văn này được hoàn thành bằng cách đưa ra các câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu nêu ra trong phần Mở đầu. Điều này có nghĩa là mục tiêu nghiên cứu được thực hiện và các giả thuyết được kiểm tra:
Các biến hành vi ảnh hưởng đến quyết định của NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam là gì và chúng thuộc về những nhân tố nào?
Có bốn nhân tố hành vi tác động đến quyết định đầu tư của các NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam: Tâm lý bầy đàn, Nhân tố thị trường, Thuyết triển vọng, Lệch lạc do Tự nghiệm. Các biến bầy đàn bao gồm bốn biến: theo các quyết định của các NĐT khác (mua và bán, lựa chọn cổ phiếu giao dịch, khối lượng cổ phiếu giao dịch, tốc độ của tâm lý bầy đàn). Các biến thị trường bao gồm bốn biến: thay đổi giá cả, thông tin thị trường, xu hướng giá trong quá khứ của các cổ phiếu và thị hiếu của NĐT đối với cổ phiếu của công ty. Các yếu tố triển vọng gồm bốn biến có tác động lớn đến việc ra quyết định đầu tư: ác cảm thua lỗ (2 biến phụ), ác cảm hối tiếc, và tính toán bất hợp lý. Các biến Tự nghiệm bao gồm ba biến: lệch lạc do tình huống điển hình, và quá tự tin (2 biến phụ). Điều này cho thấy giả thuyết H1 gần như được chứng minh.
Nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định của các NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam ở mức độ nào?
Hầu hết các biến hành vi đề cập của bốn nhân tố: Tự nghiệm, Triển vọng, và Tâm lý bầy đàn và một biến của nhân tố thị trường (thị hiếu của NĐT đối với cổ phiếu của công ty) có tác động vừa phải lên quyết định của các NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam. Ba biến thị trường (thay đổi giá cả, thông tin thị trường, xu hướng giá trong quá khứ của cổ phiếu) là những biến được chứng minh là có ảnh hưởng cao đến các quyết định đầu tư. Những phát hiện này không ủng hộ giả thuyết H2, cái mà cho rằng tất cả các nhân tố tài chính hành vi có tác động cao lên việc đầu tư của NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam.
Các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của các NĐT cá nhân tại TTCK Việt Namở mức độ tác động nào?
Cả bốn nhân tố hành vi đều được tìm thấy là có ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Các biến hành vi thuộc Tự nghiệm (bao gồm cả việc quá tự tin và lệch lạc do tình huống điển hình) được tìm thấy có tác động tích cực cao nhất đến hiệu quảđầu tư trong khi các hành vi bầy đàn (bao gồm cả mua và bán, lựa chọn cổ phiếu giao dịch, khối lượng cổ phiếu giao dịch, tốc độ của tâm lý bầy đàn) và các biến thị trường (phản ứng với sự thay đổi giá và thông tin thị trường)được chứng minh là ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả đầu tư ở mức độ thấp hơn. Ngược lại, các biến hành vi thuộc Triển vọng (bao gồm sợ thua lỗ, ác cảm hối tiếc, tính toán bất hợp lý) có tác động tiêu cực đến hiệu quả đầu tư. Kết quả này không ủng hộ giả thuyết H3, vốn cho rằng tất cả các nhân tốhành vi có tác động tích cực đến hiệu quả đầu tư.
5.2. Đóng góp của luận văn:
Luận vănđưa ra một bức tranh tổng thể về tác động của các yếu tố hành vi lên các quyết định đầu tư của NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam. Luận văn này được dựa trên phương pháp tiếp cận của tài chính hành vi, khác với các nghiên cứu trước ở Việt Nam chủ yếu dựa vào tài chính truyền thống. Củng cố thêm cho sự tồn tại của trường phái thứ III trên thị trường chứng khoán Việt Nam bên cạnh trường phái phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.
Luận văn này là một trong rất ít các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán dựa trên ứng dụng tài chính hành vi tại Việt Nam. Luận văn đã sử dụng một bộ đầy đủ các yếu tố hành vi để đánh giá tác động của chúng lên các NĐT cá nhân Việt Nam ở cả hai góc độ ra quyết định đầu tư và hiệu quả đầu tư trong khi các nghiên cứu trước chỉ xem xét các tác động của một số nhân tố hạn chế các yếu tố hành vi, ví dụ như tập trung chủ yếu vào hiệu ứng bầy đàn hay chỉ là nghiên cứu các hành vi tác động thế nào lên quyết định đầu tư của NĐT. Luận văn này làm tăng số lượng các ứng dụng của tài chính hành vi ở các thị trường chứng khoán mới nổi.
Các phép đo được dùng để kiểm định tính nhất quán và độ tin cậy của chúng bằng phân tích nhân tố và Cronbach’s Alpha, cái mà chứng minh rằng tài chính hành vi có thể được sử dụng cho TTCK Việt Nam.
Bên cạnh đó, các NĐT cá nhân, các NĐT tổ chức có thể được hưởng lợi trực tiếp từ những phát hiện của luận văn này. Các tổ chức, cơ quan Nhà nước có liên quan đến hoạt động của TTCK có thể sử dụng những phát hiện này như tài liệu tham khảo trong công tác phân tích, dự báo xu hướng của thị trường chứng khoán, quản lý thị trường và góp phần giúp thị trường phát triển bền vững hơn. Các công ty cổ phần huy động vốn từ các cổ đông, có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu này để có quyết định đúng đắn để thu hút các NĐT mua cổ phiếu của họ.
5.3. Hạn chế của đề tài:
Luận văn này cũng có một số hạn chế sau:
- Mặc dù kích thước mẫu là tương đối lớn (N = 189) và đáp ứng các yêu cầu của phương pháp thống kê, tuy nhiên, đề nghị nên có một cỡ mẫu lớn hơn trong nghiên cứu nâng cao để phản ánh chính xác hơn tình hình thực tế hành vi giao dịch của NĐT cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Tài chính hành vi và phương pháp đo lường nó là rất mới đối với các NĐT tại Việt Nam. Có rất nhiều hạn chế về tài liệu tham khảo cho các ứng dụng của tài
chính hành vi tại Việt Nam cũng như các phương pháp đo lường hiệu quả đầu tư
dựa trên nhận thức của các NĐT. Hơn nữa, hiệu quả đầu tư, được đánh giá bởi nhận thức chủ quan của các NĐT có một số mặt hạn chế. Một số NĐT có thể không biết tỷ suất sinh lợi mong đợi của khoản đầu tư của họ cũng như tỷ suất sinh lợi trung bình của thị trường. Do đó,các phép đo hiệu suấtđầu tư nên kết hợp đánh giá của cácNĐT với các dữ liệu thứ cấp của thị trường để nâng cao tính chính xác củacác phép đo.
5.4. Những kiến nghị:
5.4.1. Đối với NĐT cá nhân Việt Nam:
Những phát hiện của luận văn cho thấy tâm lý quá tự tin có tác động tích cực đến việc thực hiện đầu tư. Vì vậy, các NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam nên quá tự tin ở mức chấp nhận được để sử dụng kỹ năng và kiến thức của họ trong một số trường hợp để nâng cao hiệu quả đầu tư. Một cách không chắc chắn, tâm lý quá tự tin có thể giúp ích cho các NĐT trong việc đưa ra những quyết định khó khăn và giúp họ tự tin dự báo các xu hướng trong tương lai. NĐT cá nhân Việt Nam có xu hướng phản ứng theo tin trong một số trường hợp, do đó kiến nghị này có vẻ là phù hợp cho các NĐT Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của họ. Tuy nhiên, các NĐT quá tự tin có xu hướng đánh giá thấp những rủi ro liên quan đến việc đầu tư chứng khoán năng động, có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả đầu tư của họ. Vì vậy, một lời khuyên chấp nhận được cho các NĐT là quá tự tin là rất tốt cho việc đầu tư của họ nếu họ có thể sử dụng nó theo cách thông minh và phù hợp.
Tâm lý bầy đàn cũng được chứng minh là có tác động tích cực đến hiệu quả đầu tư. Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa trưởng thành và thiếu thông tin đáng tin cậy, vì vậy các NĐT cá nhân nên lựa chọn đối tác đầu tư tốt hay một liên minh để xem như là một kênh tham khảo cho việc đầu tư của họ. Họ có thể tham gia các diễn đàn để hỗ trợ lẫn nhau trong việc tìm kiếm thông tin đáng tin cậy của thị trường chứng khoán. Việc hợp tác của mộtđám đông NĐT có thể giúp họ hạn chế rủi ro và có kết quả đầu tư tốt hơn.
Bên cạnh tự nghiệm và tâm lý bầy đàn, thì thông thị trường cũng có tác động tích cực đến hiệu quả đầu tư. NĐT cần phân tích kỹ các thông tin thị trường, xu hướng thị trường và nhạy cảm với những sự biến động của thị trường sẽ giúp họ đầu tư tốt hơn. Việc quan trọng là NĐT cần tỉnh táo chọn lọc và phân tích các thông tin không chính thức để làm sao đem lại hiệu quả cao nhất đến NĐT.
Kết quả cũng cho thấy rằng các yếu tố triển vọng (ác cảm với thua lỗ, ác cảm hối tiếc, và tính toán bất hợp lý) tác động tiêu cực đến hiệu quả đầu tư. Kiến nghị cho
các NĐT rằng họ nên xem xét cẩn thận trước khi đưa ra quyết định đầu tư, nhưng không nên quan tâm quá nhiều về sự thua lỗ trước đó đối với quyết định đầu tư họ sau này. Điều này có thể hạn chế các cơ hội đầu tư tốt và tác động xấu đến tâm lý của các NĐT và dẫn đến hiệu quả đầu tư tệ hại. Ngoài ra, các NĐT không nên giảm sự hối tiếc của họ trong đầu tư bằng cách tránh bán những cổ phiếu đang giảm giá và bán những cổ phiếu đang tăng. Như đã nói ở trên, điều này có thể dẫn đến một thực tế là các NĐT có thể giữ tất cả các cổ phiếu giảm giá và điều này tác động tiêu cực đến hiệu quả đầu tư của NĐT.
5.4.2. Đối với các Sở giao dịch, Bộ tài chính:
Với những khác biệt và lệch lạc về hành vi của NĐT như đã trình bày ở trên, thiết nghĩ không nên tao môi trường cho các lệch lạc bằng cách tách biệt hai Sở Giao dịch Chứng khoán như hiện nay.
Ngoài việc phải sáp nhập hai Sở thì Bộ Tài chính cần từng bước cổ phần hóa Sở Giao dịch chứng khoán để tạo điều kiện cho sự hoạt động một cách đồng bộ, thuận tiện trong công tác quản lý các hoạt động của Sở.
Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và giám sát giao dịch nhằm kịp thời theo dõi và nắm bắt được những diễn biến thái quá hoặc những hành vi sai lệch quá nhiều.
Phát triển NĐT tổ chức: như một số nhận định trong phần cơ sở lý thuyết thì NĐT tổ chức vẫn có ít lệch lạc hơn NĐT cá nhân, họ chuyên nghiệp và ổn định và mạnh hơn NĐT cá nhân. Cho nên cần có một chính sách phát triển những NĐT tổ chức này để tạo điều kiện cho TTCK Việt Nam phát triển bền vững và ổn định. Như khuyến khích việc thành lập các Công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư… Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng thành lập, tham gia góp vốn và mua lại các công ty quản lý quỹ, khuyến khích các công ty quỹ trong nước thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài để thuận tiện cho việc huy động vốn. Tạo điều kiện cho việc ra đời các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Tạo điều kiện cho các công ty Chứng khoán vay vốn an toàn để phục vụ cho việc tự doanh lành mạnh.
Tạo điều kiện và khuyến khích các ngân hàng tham gia nhiều vào TTCK thông qua việc các ngân hàng tham gia thành lập các Công ty quản lý quỹ đầu tư, thiết kế và chào bán những sản phẩm đầu tư cạnh tranh.
Cho phép và tạo điều kiện cho các quỹ đầu tư nước ngoài tham gia vào Việt Nam. Cũng như tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính nước ngoài dễ dàng trong việc thành lập các công ty quản lý quỹ.
Cần có cơ chế và chế tài thật mạnh để bảo vệc NĐT cá nhân:
- Luật chứng khoán cần có chế tài mạnh đủ răn đe trong việc công bố và minh bạch thông tin, theo dõi và quản lý các tin đồn trên thị trường, những động thái thao túng giá cổ phiếu có ảnh hưởng đến TTCK. Nâng cao các mức xử phát cho