Loại hình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 33)

5. Cấu trúc của luận văn:

2.2. Loại hình nghiên cứu:

Các câu hỏi nghiên cứu có thể là khám phá, hoặc là mô tả. Nghiên cứu khám phá mô tả là một phương pháp hiệu quả để tìm hiểu những gì đang xảy ra và tìm kiếm những hiểu biết mới. Nó rất hữu ích để làm rõ một vấn đề không chắc chắn. Do đó,

loại nghiên cứu này là sự lựa chọn tốt nhất phù hợp với mục tiêu khám phá các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến các NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam, cái mà dường như rất ít được nghiên cứu trước đó. Lĩnh vực nghiên cứu này đã tồn tại trong hơn hai thập kỷ nhưng khá mới đối với TTCK Việt Nam. Vì vậy, hầu hết mọi người có hiểu biết rất hạn chế về nó, và trong trường hợp này, nghiên cứu khám phá có thể giúp hiểu chủ đề này đầy đủ hơn. Nghiên cứu này đề xuất một số giả thuyết về hành vi của NĐT tại TTCK Việt Nam và những giả thuyết này được kiểm định bằng cách thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi tự hoàn thành.

Bên cạnh nghiên cứu khám phá, thì cũng có hai loại nghiên cứu khác như nghiên cứu mô tả và giải thích. Nghiên cứu mô tả liên quan đến việc tìm ra “ai, cái gì, ở đâu, khi nào và bao nhiêu”, trong khi nghiên cứu giải thích hoặc nghiên cứu quan hệ nhân quả tập trung vào việc tìm ra nguyên nhân và tác động của một biến vào các biến khác (Blumberg và cộng sự, 2005, tr.130). Vì luận văn này cố gắng giải thích hành vi của NĐT bằng cách phỏng vấn một số chuyên gia chứng khoán tại TP.HCM nên nghiên cứu này có thể được coi như là một sự kết hợp của cả hai loại nghiên cứu giải thích và khám phá trong khi nghiên cứu mô tả là không phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)