Những nghiên cứu trước đây:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 27)

5. Cấu trúc của luận văn:

1.4. Những nghiên cứu trước đây:

A. Chandra & R. Kumar (2011) thu thập các dữ liệu từ cuộc khảo sát cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của NĐT cá nhân Ấn Độ trong thị trường chứng khoán. Sử dụng phân tích đơn biến và đa biến và tìm thấy năm yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi đầu tư của NĐT cá nhân trong thị trường chứng khoán cụ thể là thái độ thận trọng và phòng ngữa, bảo thủ, sự thiếu tự tin, bất cân xứng thông tin và yếu tố tài chính công ty. Cuối cùng ông kết luận rằng đây dường như là những thành phần tâm lý chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi giao dịch của NĐT cá nhân trên thị trường chứng khoán Ấn Độ.

Shiller (1999), khảo sát một số ý tưởng quan trọng trong tài chính hành vi, bao gồm cả lý thuyết Triển vọng, lý thuyết Tiếc nuối, Neo quyết định, và phản ứng quá mức hay phản ứng quá chậm trước thị trường. Lý thuyết triển vọng được giới thiệu bởi Kahneman và Tversky (1979, 1981, 1986) cho thấy rằng con người phản ứng khác nhau với các tình huống tương tự tùy thuộc vào việc nó được trình bày trong bối cảnh của một khoản lời hay một khoản lỗ. “Lý thuyết Hối tiếc” (Larrick, Boles, 1995) là một lý thuyết khác cho rằng phản ứng cảm tính của con người gây ra những lỗi quyết định. Neo quyết định (Yates, 1990), là một hiện tượng trong đó, trong trường hợp không có thông tin tốthơn, các NĐT cho rằng mức giá hiện tại là đúng. Phản ứng quá mức hay quá chậm trước thị trường (DeBondt và Thaler,

1985), là hậu quả của việc các NĐTđặt quá nhiều kỳ vọng vào các tin tức gần đây. Con người thể hiện sự quá tự tin. Họ có xu hướng trở nên lạc quan hơn khi thị trường đi lên và bi quan hơn khi thị trường đi xuống. Do đó, giá rơi quá nhiều khi thị trường xấu.

Nghiên cứu thực hiện bởi Kent, Hirshleifer và Subrahmanyan (2001) đã tìm thấy những bằng chứng về lỗi nhận thức hệ thống được thực hiện bởi các NĐT và những lệch lạc này ảnh hưởng đến giá. Theo Kent và cộng sự (2001), hành vi phổ biến nhất mà hầu hết các NĐT thực hiện khi đưa ra quyết định đầu tư là (1) Các NĐT thường không tham gia tất cả vào danh mục các tài sản và chứng khoán, (2) NĐT cá nhân thể hiện sự sợ thua lỗ, (3) NĐT dùng hiệu quả đầu tư quá khứ như là một chỉ dẫn cho hiệu quả đầu tư trong tương lai trong các quyết định mua cổ phiếu, (4) các NĐT giao dịch quá tích cực, (5) Các NĐT hành xử trong một hiện trạng, (6) NĐT không phải lúc nào cũng tạo ra được những danh mục đầu tư hiệu quả, (7) Các NĐT hành xử tương tự nhau, và (8) Các NĐT bị ảnh hưởng bởi các cổ phiếu giao dịch cao hay thấp trong lịch sử.

Nghiên cứu của Barber và Odean (2000, 2001) cho thấy các NĐT cá nhân quá tự tin giao dịch quá nhiều và giữ danh mục đầu tư rủi ro cao. Như lập luận của Barber và Odean (2001), các NĐT quá tự tin quá nhiều trong khả năng của mình giải thích thông tin vụn vặt và không rõ ràng vì vậy họ thường chậm chạp để xác nhận và xử lý thông tin thống kê và có liên quan (như thu nhập của doanh nghiệp) và các thông tin của người khác (chẳng hạn như thông tin từ các NĐT hợp lý). Kết quả là, các NĐT quá tự tin sẽ phản ứng theo thông tin, phù hợp với việc mua (bán) cổ phiếu thắng (thua lỗ) trong quá khứ.

Trong một nghiên cứu về hành vi và hiệu quả đầu tư của các NĐT cá nhân tại Nhật Bản của Kim và Nofsinger (2007), hành vi NĐT cụ thể như quá tự tin, giao dịch phản hồi, và hiệu ứng phân bổ tài khoản đã được nghiên cứu xác định. Nghiên cứu tìm thấy rằng các NĐT cá nhân Nhật Bản nắm giữ cổ phiếu có rủi ro cao, tỷ lệ giá trị sổ sách-thị trường (BM) lớn, khối lượng giao dịch cao, và kiếm được lợi nhuận

thấp. Với mối quan hệ cùng chiều rủi ro/lợi nhuậnđược giả định và sự thành công được chứng minh của các công ty giá trị, họ đã nghi ngờ rằng các NĐT có thể nắm giữ các công ty có rủi ro hệ thống cao hơn và các công ty giá trị nhưng vẫn không hiệu quả. Hơn nữa, trong giai đoạn mẫu đầy đủ của họ, họ cũng nhận thấy rằng các NĐT cá nhân đã giao dịch kém hiệu quả tức là, cá nhân bán (mua) cổ phiếu tốt (kém), và họ mua và bán cổ phiếu lời trong quá khứ. Phát hiện của họ là phù hợp với dự đoán của các mô hình quá tự tin.

Waweru và cộng sự (2008) đưa ra bốn nhóm yếu tố hành vi ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư: (1) Tự nghiệm, (2) Thuyết triển vọng, (3) Các yếu tố thị trường, và (4) Hiệu ứng bầy đàn. Waweru và cộng sự (2008) cho rằng neo quyết định có sự liên kết với tình huống điển hình như nó cũng phản ánh rằng người ta thường tập trung vào kinh nghiệm gần đây và xu hướng lạc quan hơn khi thị trường tăng và bi quan hơn khi thị trường giảm. Ông cũng kết luận rằng thông tin thị trường có tác động rất cao trong việc ra quyết định của NĐT và một cách nào đó, điều này làm cho các NĐT có xu hướng tập trung vào các cổ phiếu phổ biến và các sự kiện được sự chú ý khác dựa trên các thông tin thị trường chứng khoán. Waweru và cộng sự (2008, tr.31) cho rằng tâm lý bầy đàn có thể tác động đến giao dịch chứng khoán và tạo ra xu thế cho việc giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, tác động của tâm lý bầy đàn có thể bị phá vỡ khi nó đạt đến một mức độ nhất định vì chi phí để theo bầy đàn có thể tăng lên để có được lợi nhuận bất thường.

Một số mô hình về hành vi NĐT dự đoán rằng các quyết định đầu tư sẽ phụ thuộc vào điều kiện thị trường. Đó là, thị trường tăng trưởng sẽ được gắn với một số đặc điểm NĐT và thị trường suy giảm gắn với những người khác. Ví dụ, Gervais và Odean (2001) thừa nhận rằng trong thời kỳ thị trường tăng giá, các NĐT cá nhân sẽ cho rằng sự thành công là do khả năng của chính họ là quá nhiều, cái mà làm cho họ thậm chí ngày càng quá tự tin. Kết quả là, hành vi quá tự tin (ví dụ, mức độ giao dịch cao và chấp nhận rủi ro) sẽ được dễ dàng nhận thấy hơn tại thị trường tăng trưởng hơn trong thị trường suy giảm. Tương tự như vậy, Daniel, Hirshleifer, và Subrahmanyam (2001) dự đoán rằng do kết quả của sự quá tự tin trong đầu tư, xu

hướng việc định giá cơ bản sai có thể lớn hơn trong thị trường tăng trưởng. Một mô hình khác dựa trên lỗi nhận thức đầu tư của Barberis và Huang (2001) minh họa ác cảm thua lỗ kết hợp thế nào với tính toán bất hợp lý. Khi các NĐT bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng phân bổ tài khoản ở mức độ danh mục đầu tư (đối lập với trình độ của NĐT cá nhân), họ xem cổ phiếu là ít rủi ro hơn khi thị trường tăng và nguy hiểm hơn khi thị trường sụt giảm. Sự lo ngại của NĐT đến những thay đổi rủi ro tùy thuộc vào chiều hướng gần đây của thị trường chứng khoán. Tóm lại, mô hình của họ dự đoán rằng thay đổi ác cảm thua lỗ của các NĐTảnh hưởng đến lợi nhuận của thị trường và những biến động.

Tuy nhiên, một vài nghiên cứu thực nghiệm về giao dịch củaNĐT xem xét hành vi khác nhau như thế nào giữa những môi trường thị trường khác nhau. Một ngoại lệ là Kim và Nofsinger (2003), người đã điều tra tâm lý bầy đàn của NĐT Nhật Bản trong những hoàn cảnh thị trường khác nhau. Kết quả của họ cho thấy rằng tâm lý bầy đàn trong việc mua cổ phiếu là năng động hơn (hoặc ít hơn) trong suốt thời kỳ thị trường tăng trưởng (suy giảm). Hơn nữa, tác động của giá mua và bán bầy đàn lớn hơn nhiều trong suốt thị trường tăng trưởng. Ngoài ra, bất kỳ bằng chứng nào về giao dịch phản hồi dường như được tập trung trong giai đoạn thị trường đi xuống, khi các NĐT tổ chức của Nhật Bản mua cổ phiếu thắng trong quá khứ và bán những cổ phiếu thua lỗ trong quá khứ.

Anderson, Henker và Owen (2005, tr.71) kết luận rằng các NĐT cá nhân người mà thực hiện số lượng giao dịch nhiều hơn có thể có lợi nhuận lớn hơn những NĐT cá nhân với số lượng giao dịch ít hơn. Các tác giả thấy rằng cổ phiếu có sự gia tăng đáng kể thuộc quyền sở hữu NĐT cá nhân (cổ phiếu được mua) là những cổ phiếu có lời trong quá khứ. Bên cạnh đó, họ cũng ngạc nhiên khi khám phá ra rằng cổ phiếu giảm giá đáng kể thuộc quyền sở hữu NĐT cá nhân (cổ phiếu được bán) cũng là những cổ phiếu có lời trong quá khứ. Phát hiện này phù hợp với hiệu ứng phân bổ, cái mà khiến cho các NĐT sẵn sàng bán chứng khoán có lời và giữ chứng khoán thua lỗ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)