Tin cậy của phép đo:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 43)

5. Cấu trúc của luận văn:

2.8. tin cậy của phép đo:

Độ tin cậy thường xuyên đề cập đến sự ổn định của phép đo, nếu nghiên cứu được thực hiện trong ngữ cảnh tương tự và các kết quả tương tự có thể thu được, thì các nghiên cứu có độ tin cậy cao. Độ tin cậy được xem xét thông qua ba yếu tố nổi bật đó là sự ổn định, độ tin cậy và tính nhất quán (Bryman & Bell, 2011, tr.158).

Trong nghiên cứu này, tất cả các tài liệu tham khảo từ các nguồn đáng tin cậy như các tạp chí khoa học, sách hoặc các trang web của cơ quan chuyên môn. Dữ liệu được thu thập và phân tích bằng cách sử dụng các phương pháp khoa học với sự trợ giúp của máy tính phù hợp với câu hỏi nghiên cứu và lý thuyết. Do đó, đủ chứng minh rằng có đủ độ tin cậy trong nghiên cứu này.

Tính ổn định: Mẫu bảng câu hỏi tự hoàn thành được lựa chọn bằng cách sử dụng phân tầng lấy mẫu ngẫu nhiên, đại diện cho toàn bộ NĐT trên thị trường, do đó, có

cơ hội cao để nhận được kết quả tương tự trong cuộc khảo sát thứ hai với bối cảnh tương tự. Tuy nhiên, trong thực tế, các hành vi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như các quy tắc, niềm tin; đặc biệt là các hành vi tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, cái mà có thể thay đổi theo thời gian. Thật là bất hợp lý để mong đợi tất cả mọi thứ “đóng băng” cho đến khi nghiên cứu tiếp theo để kiểm định sự ổn định. Đối với những giải thích thu được từ các chuyên gia chứng khoán, thật không thể chính xác mãi mãi vì nó chỉ tham chiếu với tình hình hiện tại của Việt Nam, cái mà thay đổi mỗi giây. Như vậy, tính ổn định đạt được ở mức trung bình.

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng sử dụng Cronbach’s Alpha, cho phép

các nhà nghiên cứu ước tính độ tin cậy các câu trả lời của những người tham gia với các phép đo. Như nhiều tác giả cho rằng hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố chấp nhận được là 0.6 trở lên, do đó tất cả các điểm số đạt được trong nghiên cứu này là hơn 0.6 cho thấy độ tin cậy nội bộ ở mức cao (xem chi tiết trong chương 3).

Vì là bảng câu hỏi tự hoàn thành, các kết quả không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố chủ quan nào. Dữ liệu được thu thập và phân tích một cách rất trung lập.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin cơ bản:

Từ 500 bảng câu hỏi gửi đến các NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam, nhận lại 189 bảng trả lời, do đó tỷ lệ trả lời là 37.8%. Mẫu 189 người trả lời với các đặc điểm giới tính, tuổi tác, thời gian tham gia thị trường chứng khoán, tổng số tiền đầu tư, và được mô tả như sau:

Hình 3.1: Phân phối mẫu về giới tính (Nguồn: tác giả)

Hình 3.2: Phân phối mẫu về tuổi và thời gian tham gia thị trường chứng khoán (Nguồn: tác giả)

Hình 3.1 cho thấy số lượng NĐT nam và nữ trong mẫu là gần bằng nhau (Nam: 95 người và Nữ: 94 người) và điều này có thể đảm bảo rằng các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới được bỏ qua cho nghiên cứu này. Hình 3.2 cho thấy các NĐT chứng khoán là chủ yếu ở độ tuổi 26-35 (113 NĐT, chiếm 60% tổng số mẫu), trong khi 36 NĐT (chiếm 19%) được hỏi là ở tuổi-khoảng 18-25, và 32 NĐT (chiếm 17%) của mẫu có độ tuổi từ 36-45. Mẫu này phản ánh thực tế là một tỷ lệ cao của các NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam là dưới 45, và nghiên cứu này có thể phản ánh rất tốt những hành vi đầu tư của những NĐT này. Hình 3.2 cũng cho thấy rằng một tỷ lệ lớn của mẫu là các NĐTđã tham gia thị trường chứng khoán trong thời gian dưới 5 năm 91 NĐT (chiếm 48.1% số người được hỏi có kinh nghiệm từ 3-5 năm, 37% số người được hỏi có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán từ 1-dưới 3 năm, 8.5% có kinh nghiệm dưới 1 năm). 8 NĐT (chiếm 4.2%) được hỏi đã tham gia thị trường chứng khoán từ 5 năm - dưới 10 năm, trong khi đó, chỉ có khoảng 4 NĐT (chiếm 2.1% ) đã tham gia thị trường chứng khoán trong hơn 10 năm. Con số thống kê này cho thấy mẫu phản ánh phù hợp số người là các NĐT tại TTCK Việt Nam vì TTCK Việt Nam chỉ tồn tại trong 13 năm. Hầu hết các NĐT cá nhân chỉ mới chú ý đến thị trường chứng khoán trong những năm gần đây.

Hình 3.3: Tỷ lệ người trả lời tham dự khóa học về thị trường chứng khoán (Nguồn: tác giả)

Hình 3.3 cho thấy các NĐT cá nhân trong mẫu khảo sát, những người đã tham dự khoá học về giao dịch chứng khoán là 61% trong khi những người chưa tham gia bất kỳ khóa học nào về lĩnh vực này là 39%.

Hình 3.4: Tỷ lệ phần trăm số người được hỏi với khoản tiền đầu tư của họ năm trước (Nguồn: tác giả)

Mặc dù người được hỏi bao gồm tất cả các phạm vi đầu tư từ năm dưới 50 triệu hơn 1 tỷ đồng năm trước, nhưng tỷ lệ phần trăm các NĐT cá nhân trong mẫu khảo sát đầu tư với các phạm vi từ dưới 50 triệu đến dưới 500 triệu là đa số: 19.0% NĐT đầu tư trong dưới 50 triệu, 21.7%đầu tư từ 50-100 triệu, 24.3% đầu tư từ 100-200 triệu, 15.9% đầu tư từ 200-500 triệu. Bên cạnh đó, có 8.5% số NĐT đầu tư với số tiền tương đối lớn 500-1 tỷ đồng và 10.6% đầu tư số tiền trên 1 tỷ đồng. Điều này dễ hiểu vì TTCK Việt Nam chỉ được coi là một thị trường tiền mới nổi, quy mô đầu tư của NĐT thấp là đa số. Bên cạnh đó, hầu hết trong số họ đã tham dự khoá học về chứng khoán và có kiến thức nhất định về lĩnh vực mà họ đầu tư.

Trình độ học vấn của NĐT được mô tả trong bảng 3.1 và hình 3.5:

Số lượng Phần trăm Phần trăm lũy kế

Cấp 3 trở xuống 4 2.1 2.1

Cao đẳng, trung học

chuyên nghiệp 16 8.5 10.6

Đại học 145 76.7 87.3

Thạc sỹ 20 10.6 97.9

Tiến sỹ 4 2.1 100

Tổng cộng 189 100

Bảng 3.1: Phân phối trình độ học thức của NĐT (Nguồn: tác giả)

Hình 3.5:Phân phối trình độ học thức của NĐT (Nguồn: tác giả)

Qua bảng ta thấy đa phần NĐT Việt Nam có trình độ học vấn khá cao, chủ yếu là từ trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Cụ thể, cao đẳng trung học chuyên nghiệp có 16 người (chiếm 8.5%), đại học có 145 người (76.7%), thạc sỹ 20 người (10.6%), tiến sỹ 4 người (2.1%). Trong đó trình đó từ cấp III trở xuống chiếm một tỷ lệ khá nhỏ, có 4 người (2.1%). Trình độ học vấn cao cũng là ảnh hưởng đến sự quá tự tin, khả năng phân tích đầu tư, tâm lý bầy đàn… trong hoạt động đầu tư.

3.2. Phân tích nhân tố các biến hành vi ảnh hưởng lên quyết định của NĐT cá nhân: NĐT cá nhân:

Các câu hỏi từ 10 đến 33 của bảng câu hỏi, được mã hóa với các biến KN1 KN8, TV1TV6, TT1TT6, BD1BD4, được thiết kế để khám phá mức độ tác động của biến hành vi lên các quyết định đầu tư cá nhân tại TTCK Việt Nam. Các câu hỏi 3436, được mã hóa từ HQ1HQ3, được tạo ra để xác định những sự tự đánh giá của NĐT về hoạt động đầu tư của chính họ.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng cho các biến hành vi (KN1

KN8, TV1TV6, TT1TT6, BD1BD4): để xác định các biến này thuộc về những nhân tố nào. Phân tích nhân tố được thực hiệnđể giảm các biến. Sau một số vòng loại bỏ các biến không phù hợp, kết quả phân tích các biến còn lại được chia thành bốn nhân tố của các biến hành vi, Eigenvalue = 1.108, KMO = 0.812 (mức ý nghĩa = 0.000), % của tổng phương sai giải thích = 67.702%, và tất cả trọng số nhân tố là > 0.5. Các chỉ số này chứng minh rằng phân tích nhân tố cho các biến này là hoàn toàn phù hợp và được chấp nhận. Kết quả được trình bày trong bảng 3.2, và chi tiết của việc phân tích được thực hiện bởi SPSS được trình bày trong phụ lục 3.2: Các nhân tố Biến Trọng số nhân tố 1 2 3 4 Bầy đàn BD3: Quyết định mua/bán chứng khoán của các NĐT khác ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của Anh/Chị

0.934

BD1: Quyết định chọn lựa chứng khoán để đầu tư của NĐT khác ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của Anh/Chị

0.918

BD2: Quyếtđịnh số lượng cổ phiếu mua/bán của các NĐT khác ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của Anh/Chị

0.897

BD4: Phản ứng nhanh đối với sự thay đổi quyết định của các NĐT khác và đi theo quyết định của họ

0.824

Triển

vọng

TV1: Sau những lần đầu tư thành công, Anh/Chị trở nên mạo hiểm hơn

0.870 TV2: Sau những lần đầu tư thất bại,

Anh/Chị trở nên ngại rủi ro hơn 0.860

TV3: Sẵn sàn bán những chứng khoán đang có lời và hạn chế bán những chứng khoán đang lỗ

TV5: Ra quyết định đối với từng cổ phiếu trong danh mục của mình một cách độc lập, không quan tâm đến mối liên hệ giữa chúng

0.716

Thị trường

TT3: Thông tin thị trường đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định đầu tư chứng khoán của Anh/Chị

0.873

TT4: Xem xét kỹ xu hướng chuyển động giá trong quá khứ của cổ phiếu trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào nó

0.823

TT2: Phản ứng mạnh với sự thay

đổi về giá của chứng khoán 0.742

TT5: Phân tích thị hiếu của NĐT đối với cổ phiếu của công ty trước khi ra quyết định đầu tư vào cổ phiếu đó.

0.628

Tự

nghiệm

KN3: Tin rằng kỹ năng và kiến thức của Anh/Chị về thị trường chứng khoán có thể giúp Anh/Chị đạt được mức sinh lời cao hơn mức sinh lợi trung bình của thị trường

0.955

KN6: Luôn có khả năng lường trước được các điểm đảo chiều trên TTCK Việt Nam

0.595 KN2: Phân tích xu hướng của một

vài cổ phiếu đại diện để đưa ra quyết định đầu tư cho các cổ phiếu khác

0.584

Bảng 3.2: Phân tích nhân tố các biến hành vi (Nguồn: tác giả)

Bảng 3.2 trình bày các biến tâm lý bầy đàn, thuyết triển vọng, tự nghiệm và thị trường được chia thành các nhóm chỉ có một nhân tố liên quan tương ứng. Kết quả này là hoàn toàn ủng hộ giả thuyết H1, cái mà cho rằng các biến hành vi được hình thành về mặt lý thuyết thành bốn nhóm: tâm lý bầy đàn, thuyết triển vọng, thị trường, và tự nghiệm.

Với KMO=0.779 (mức ý nghĩa = 0.000), % của phương sai giải thích = 88.615%, và tất cả trọng số nhân tố là hơn 0.5. Các chỉ số này chứng minh rằng phân tích nhân tố cho các biến này là hoàn toàn phù hợp và được chấp nhận.

Các nhân

tố Biến

Trọng số nhân tố

Hiệu quả đầu tư

HQ3: Anh/Chị cảm thấy hài lòng với những quyết định đầu tư chứng khoán trong năm vừa qua của mình (bao gồm các quyết định mua, bán, chọn loại cổ phiếu và số lượng cổ phiếu).

0.950

HQ1: Việc đầu tư trong năm vừa qua của Anh/Chị đem lại mức sinh lợi như Anh/Chị kỳ vọng

0.944 HQ2: Cổ phiếu đầu tư của Anh/Chị đem lại

mức sinh lợi bằng hoặc cao hơn mức sinh lợi trung bình của thị trường

0.930

Bảng 3.3: Phân tích nhân tố biến hiệu quả đầu tư (Nguồn: tác giả)

Như vậy, có bốn nhân tố hành vi tác động đến quyết định đầu tư của các NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam. Trong nhân tố tâm lý bầy đàn, cả bốn biến ban đầu từ bảng câu hỏi (câu hỏi 30-33 được mã hóa từ BD1BD4) được giữ lại sau khi phân tích nhân tố. Chỉ có bốn biến (TT2, TT3, TT4 và TT5) trong sáu biến ban đầu của nhân tố thị trường và bốn (TV1, TV2, TV3 và TV5) trong số sáu biến triển vọng ban đầu được chấp nhận bởi phân tích nhân tố, chỉ có ba biến (KN2, KN3 và KN6) trong tám biến ban đầu của tự nghiệm (câu 10-17 được mã hóa KN1 đến KN8) được giữ lại sau khi phân tích EFA.

Bảng 3.3 cũng cho thấy rằng tất cả ba biến hiệu quả đầu tư ban đầu (câu 34-36, được mã hóa là HQ1, HQ2 và HQ3) được chấp nhận bởi phân tích nhân tố và chỉ thuộc về một nhân tố. Điều này cho thấy rằng Y có thể được sử dụng như là nhân tố đại diện cho ba biến HQ1, HQ2 và HQ3. Các ứng dụng tương tự cũng có thể được sử dụng cho X1, X2, X3, X4 là các nhân tố đại diện cho các biến hành vi.

3.3. Kiểm định Cronbach’s Alpha:

Trong phần này, Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của các biến bao gồm trong các nhân tố, cái mà được xác định trong phân tích nhân tố. Kiểm định này được thực hiện để đảm bảo rằng các phép đo là đáng tin cậy cho việc sử dụng cho các bước sau. Các kết quả của kiểm định Cronbach’s Alpha thể hiện trong bảng 3.4. Biến Cronbach's Alpha Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted F Sig. KN2 0.760 0.573 0.700 11.860 0.000 KN3 0.654 0.614 KN6 0.552 0.723 TV1 0.888 0.800 0.840 2.536 0.050 TV2 0.791 0.842 TV3 0.774 0.848 TV5 0.659 0.892 TT2 0.837 0.712 0.777 30.586 0.000 TT3 0.701 0.780 TT4 0.738 0.762 TT5 0.554 0.855 BD1 0.941 0.868 0.921 12.440 0.000 BD2 0.869 0.920 BD3 0.877 0.917 BD4 0.826 0.933 HQ1 0.959 0.915 0.938 6.294 0.002 HQ2 0.904 0.946 HQ3 0.919 0.935

Bảng 3.4: Kiểm định Cronbach’s Alpha các biến của các nhân tố (Nguồn: tác giả)

Bảng 3.4 trình bày hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các nhân tố là > 0.6, và tương quan của từng biến và tổng thể hiệu chỉnh của tất cả các biến > 0.30. Bên cạnh đó, mức ý nghĩa của kiểm định F cho mỗi nhân tố khi phân tích ANOVA là ≤ 0.05. Các chỉ số này cho thấy rằng các biến bao gồm các nhân tố: tâm lý bầy đàn, thuyết triển

vọng, thị trường, tự nghiệm và Hiệu quảđầu tư là đủ tin cậy để theo phân tích tiếp theo. Mô hình phương trình cấu trúc SEM để khám phá tương quan giữa các nhân tố. Hệ số Cronbach’s Alpha chi tiết hơn cho tất cả các biến này được thực hiện bởi SPSS được trình bày trong phụ lục 3.2.

3.4. Mức độ tác động của các yếu tố hành vi lên các quyết định đầu tư cá nhân và Hiệu quả đầu tư: nhân và Hiệu quả đầu tư:

Mức độ tác động của các biến hành vi lên các quyết định đầu tư được xác định bằng cách tính toán các giá trị của trung bình của mỗi biến. Tương tự, các biến hiệu quả đầu tư được tính bằng cách xác định các giá trị trung bình của mỗi biến. Trong phần này, chỉ có các biến đáp ứng các yêu cầu của phân tích nhân tố ở trên và kiểm định Cronbach’s Alpha, là được lựa chọn để phân tích. Bởi vì thang đo 6-điểm được sử dụng để đo mức độ tác động của các biến, các giá trị trung bình của các biến này có thể quyết định mức độ tác động của chúng lên việc ra quyết định đầu tư như các quy tắc sau đây:

- Giá trị trung bình ít hơn 2 cho thấy các biến có tác động rất thấp

- Giá trị trung bình là 2-3 cho thấy các biến có tác động thấp

- Giá trị trung bình là 3-4 cho thấy các biến có tác động vừa phải

- Giá trị trung bình là 4-5 cho thấy các biến có tác động cao

- Giá trị trung bình cao hơn 5 cho thấy các biến có tác động rất cao

3.4.1. Tác động của biến T nghiệm lên việc ra quyết định đầu tư:

Tác động của các nhân tố này được thể hiện trong bảng sau:

Nhân tố Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Tự nghiệm

KN2: Phân tích xu hướng của một vài cổ phiếu đại diện để đưa ra quyết định đầu tư cho các cổ phiếu khác

KN3: Tin rằng kỹ năng và kiến thức của Anh/Chị về thị trường chứng khoán có thể giúp Anh/Chị đạt được mức sinh lời cao hơn mức sinh lợi trung bình của thị trường

3.76 1.33

KN6: Luôn có khả năng lường trước được

các điểm đảo chiều trên TTCK Việt Nam 3.29 1.47

Bảng 3.5: Tác động của biến Tự nghiệm lên việc ra quyết định đầu tư (Nguồn: tác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)