Mô hình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 31)

5. Cấu trúc của luận văn:

1.5. Mô hình nghiên cứu:

Nhưđã nêu ra trong phần nghiên cứu ở trên thì chắc chắn là các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các NĐT trong thị trường tài chính, đặc biệt là trong TTCK. Luận văn này tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các biến hành vi lên quyết định của các NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam, như trong giả thuyết nghiên cứu và mô hình sau đây:

Giả thuyết H1: Các biến hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của cácNĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam được nhóm lại trong bốn yếu tố như các lý thuyết đã được xem xét: thuyết tự nghiệm, thuyết triển vọng, các yếu tố thị trường, và hiệu ứng bầy đàn.

Giả thuyết này được kiểm định bằng cách phân tích nhân tố khám phá để xác định kích thước các biến hành vi.

Giả thuyết H2: Các yếu tố hành vi có tác động đến quyết định đầu tư của các NĐT cá nhân tại TTCK Việt Namở mức cao.

Giả thuyết này được kiểm tra bằng cách tổng hợp các đánh giá của người trả lời về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hành vi trên quyết định đầu tư.

Giả thuyết H3: Các yếu tố hành vi có tác động tích cực đến hiệu quả đầu tư của các NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam.

Giả thuyết này được kiểm định bằng cách sử dụng SEM (mô hình phương trình cấu trúc) trình bày các chỉ số tương quan giữa các nhân tố hành vi và hiệu quả đầu tư của NĐT cá nhân. Tác giả sẽ sử dụng phần mềm AMOS để phân tích cấu trúc SEM.

H1

H2

Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố hành vi tác động đến các quyết định và hiệu quả đầu tư của NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam (Nguồn: Tác giả)

H3

Thuộc về Tác động đến

Các biến Triển vọng:

Ác cảm thua lỗ, Ác cảm hối tiếc,

Tính toán bất hợp lý

Các biến Tự nghiệm:

Tình huống điển hình, Quá tự tin,

Neo quyết định, Ảo tưởng con

bạc, Lệch lạc do sẵn có thông tin

Các biến Bầy đàn:

Tác động của các quyết định của NĐT khác (mua, bán, lựa chọn cổ

phiếu giao dịch, khối lượng cổ

phiếu giao dịch, tốc độ bầy đàn.

Các biến Thị trường:

Sự thay đổi giá, Thông tin thị trường, Xu hướng quá khứ của cổ phiếu, Giá trị cơ bản của cổ phiếu, Thị hiếu của NĐT, Phản ứng thái quá đến sự thay

đổi của giá.

Các nhân tố hành vi

Hiệu quả đầu tư của NĐT cá nhân

Tỷ suất sinh lời và mức độ

hài lòng của các quyết định

đầu tư

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.1. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên các phương pháp hỗn hợp định lượng và định tính nhưng tập trung nhiều hơn vào chiến lược nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng thường được kết hợp với việc nghiên cứu hành vi, điều đó là phù hợp với chủ đề của tài chính hành vi. Hơn nữa, mục đích chính là khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của NĐT cái mà chỉ có thể được thực hiện một cách hiệu quả bằng cách sử dụng nghiên cứu định lượng vì nghiên cứu định lượng được thiết kế để xác định và mô tả các biến để thiết lập mối quan hệ giữa chúng. Để đạt được kết quả hợp lệ, đáng tin cậy và khái quát, kích cỡ mẫu đầy đủ được lựa chọn thông qua bảng câu hỏi. Hơn nữa, nghiên cứu định lượng cho phép chúng ta phân tích kết quả bằng cách sử dụng phương pháp thống kê, đặc biệt là với sự hỗ trợ của máy tính. Phần lớn các nghiên cứu có chất lượng công bố trên các tạp chí hàng đầu sử dụng chiến lược định lượng với các mô hình thống kê tiên tiến và được máy tính hỗ trợ phân tích dữ liệu.

Tuy nhiên, nghiên cứu định lượng tập trung vào các con số và thống kê, ở một khía cạnh nào đó, nó mất khả năng phân biệt giữa cá nhân và các tổ chức. Mặc dù được khoa học chứng minh, nghiên cứu định lượng vẫn bị xem là hời hợt và không thể kết nối trực tiếp cuộc sống và nghiên cứu (Bryman & Bell, 2007, tr.174-175). Vì vậy, để hiểu kết quả một cách sâu sắc, cả hai phương pháp định lượng và định tính được sử dụng. Sau khi có kết quả từ các bảng câu hỏi thu thập, luân văn này tiếp tục với một số cuộc phỏng vấn với một số chuyên gia chứng khoán, có thể được coi là phương pháp định tính để có được dữ liệu sâu sắc hơn để hiểu hơn về hành vi của NĐT và các lý do đằng sau quyết định đó.

2.2. Loại hình nghiên cứu:

Các câu hỏi nghiên cứu có thể là khám phá, hoặc là mô tả. Nghiên cứu khám phá mô tả là một phương pháp hiệu quả để tìm hiểu những gì đang xảy ra và tìm kiếm những hiểu biết mới. Nó rất hữu ích để làm rõ một vấn đề không chắc chắn. Do đó,

loại nghiên cứu này là sự lựa chọn tốt nhất phù hợp với mục tiêu khám phá các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến các NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam, cái mà dường như rất ít được nghiên cứu trước đó. Lĩnh vực nghiên cứu này đã tồn tại trong hơn hai thập kỷ nhưng khá mới đối với TTCK Việt Nam. Vì vậy, hầu hết mọi người có hiểu biết rất hạn chế về nó, và trong trường hợp này, nghiên cứu khám phá có thể giúp hiểu chủ đề này đầy đủ hơn. Nghiên cứu này đề xuất một số giả thuyết về hành vi của NĐT tại TTCK Việt Nam và những giả thuyết này được kiểm định bằng cách thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi tự hoàn thành.

Bên cạnh nghiên cứu khám phá, thì cũng có hai loại nghiên cứu khác như nghiên cứu mô tả và giải thích. Nghiên cứu mô tả liên quan đến việc tìm ra “ai, cái gì, ở đâu, khi nào và bao nhiêu”, trong khi nghiên cứu giải thích hoặc nghiên cứu quan hệ nhân quả tập trung vào việc tìm ra nguyên nhân và tác động của một biến vào các biến khác (Blumberg và cộng sự, 2005, tr.130). Vì luận văn này cố gắng giải thích hành vi của NĐT bằng cách phỏng vấn một số chuyên gia chứng khoán tại TP.HCM nên nghiên cứu này có thể được coi như là một sự kết hợp của cả hai loại nghiên cứu giải thích và khám phá trong khi nghiên cứu mô tả là không phù hợp.

2.3. Thiết kế nghiên cứu:

Trong luận văn này chúng ta cần phải nghiên cứu một cỡ mẫu tương đối lớn tại một thời điểm duy nhất. Vì vậy, thiết kế nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional study) được ưa thích trong chủ đề này.

Thiết kế nghiên cứu cắt ngang liên quan đến việc sử dụng các chiến lược nghiên cứu khác nhau, và có lợi cho nghiên cứu này vì nó cho phép thu thập dữ liệu định tính và định lượng, phù hợp cho các phương pháp hỗn hợp được lựa chọn như được nêu ra trong các phần trước. Các dạng điển hình thu thập dữ liệu định lượng trong cách tiếp cận loại này là các nghiên cứu khảo sát xã hội trên một mẫu tại một thời điểm duy nhất trong khi các dạng điển hình thu thập dữ liệu định tính là các cuộc phỏng vấn định tính hoặc các nhóm người được khảo sát tại một thời điểm duy nhất.

2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu:

Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi tự hoàn thành được chọn để thu thập dữ liệu định lượng và phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc được chọn để thu thập dữ liệu định tính trong nghiên cứu này.

Bảng câu hỏi tự hoàn thành có vẻ là một trong những phương pháp phổ biến nhất của nghiên cứu định lượng. Với một bảng câu hỏi tự hoàn thành, người trả lời trả lời câu hỏi bằng cách hoàn thành bảng câu hỏi của mình. Phương pháp này được lựa chọn vì một số lý do. Lý do đầu tiên là khi các câu hỏi nghiên cứu được xác định rõ ràng, bảng câu hỏi là sự lựa chọn tốt nhất để có dữ liệu được chuẩn hóa, điều đó dễ dàng xử lý, và phân tích. Đặc biệt, vì không có người phỏng vấn nào có mặt khi các bảng câu hỏi được hoàn thành, kết quả có thể không bị ảnh hưởng bởi những người phỏng vấn. Hơn nữa, chi phí rẻ hơn so với các phương pháp khác và giúp tiết kiệm thời gian nên hàng trăm bảng câu hỏi có thể được gửi ra cùng một lúc. Vì người được hỏi là các NĐT, họ có thể không có nhiều thời gian cho các cuộc phỏng vấn, do đó, bảng câu hỏi có thể làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn vì họ có thể làm điều đó bất cứ khi nào họ có thời gian rảnh. Bảng câu hỏi cũng được thuận tiện hơn cho người trả lời trong trường hợp họ cần phải cung cấp một số thông tin nhạy cảm, nói cách khác, họ có xu hướng trung thực hơn so với một cuộc phỏng vấn (Bryman & Bell, 2007, tr.242).

Trong luận văn này, tác giả sử dụng thu thập dữ liệu bằng cách gửi đường link có thiết kế bảng câu hỏi online trong đó đến NĐT và đề nghị họ tự hoàn thành. Kết quả phản hồi đều được thu thập lại một cách hệ thống với sự hỗ trợ của công cụ Google Docs. Điểm mạnh của phương pháp này là hầu như ít có bảng trả lời nào là không hợp lệ vì cách thiết kế bảng câu hỏi với những câu hỏi bắt buộc phải trả lời. Vì vậy, hầu như các bảng trả lời nhận lại là hợp lệ.

Sau khi thu thập và phân tích dữ liệu thu thập thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn bán cấu trúc được sử dụng để mở rộng phạm vi nghiên cứu. Các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán cung cấp một sự hiểu biết sâu sắc

hơn về kết quả cũng như kinh nghiệm của họ về tài chính hành vi của NĐT Việt Nam trên thị trường chứng khoán. Phỏng vấn bán cấu trúc ít được chuẩn hóa, do đó, nó tạo ra cơ hội để có được những câu trả lời bất cứ khi nào người phỏng vấn muốn người được phỏng vấn giải thích, hoặc tin vào câu trả lời của họ (Saunders và cộng sự, 2009, tr.320). Trong loại phỏng vấn này, các nhà nghiên cứu chuẩn bị một danh sách các chủ đề và câu hỏi được sử dụng, chúng có thể được thêm vào hoặc bỏ qua tùy thuộc vào dòng cảm xúc của cuộc trò chuyện. Do đó, thông tin phong phú về các hành vi tài chính thu được thông qua các cuộc đàm đạo với các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Tóm lại, dữ liệu cho luận văn này được thu thập bằng cách sử dụng cả dữ liệu định lượng được tổng hợp từ các bảng câu hỏi gửi đến các NĐT cá nhân và dữ liệu định tính thu được từ các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với hai chuyên gia chứng khoán uy tín tại TP.HCM. Dữ liệu thu thập từ các bảng câu hỏi cung cấp những hiểu biết cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của NĐT và kết quả phân tích dữ liệu định hướng nội dung của cuộc phỏng vấn.

2.5. Lựa chọn người trả lời:

Vì các nghiên cứu nhằm khám phá những yếu tố hành vi tại TTCK Việt Nam, kích thước mẫu tương đối lớn được khuyến khích. Kích thước mẫu càng lớn càng có tính đại diện, do đó kết quả có được sẽ đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, kích thước mẫu phụ thuộc vào nguồn lực sẵn có của các nhà nghiên cứu bao gồm cả thời gian, tài chính và con người. Hair và cộng sự (1998, tr.111) cho rằng với nghiên cứu định lượng, ít nhất cần có 100 người trả lời để có phù hợp với phương pháp thống kê phân tích dữ liệu. Do đó, tác giả đã gửi đường link bảng câu hỏi đến khoảng 500 NĐT cá nhân với hy vọng nhận được hơn 100 bảng trả lời.

Bảng câu hỏi được gửi đến các NĐT cá nhân một cách ngẫu nhiên. Ngoài ra, nó sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, lấy mẫu thuận tiện là một trong những loại mẫu không xác suất, cái mà không thể cung cấp mẫu đại diện, do đó kết quả không thể được tổng quát cho toàn bộ NĐT trong khi mục tiêu là để tìm hiểu

các hành vi tài chính của toàn bộ các NĐT cá nhân. Do thời gian hạn chế, chỉ có các NĐT cá nhân từ một số công ty chứng khoán được lựa chọn: VNdirect, Phú Hưng, Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Mặc dù các NĐT từ các công ty này không phải là toàn bộ các NĐT, nhưng họ có thể được coi như là đại diện một số phạm vi. Vấn đề này có thểđược coi như là một hạn chế của luận văn này.

Sau khi có kết quả phân tích dữ liệu, các cuộc phỏng vấn với một số chuyên gia chứng khoán được tiến hành để có sự hiểu biết sâu sắc hơn về các hành vi tài chính của NĐT cá nhân Việt Nam. Danh sách phỏng vấn được chọn dựa trên mẫu thuận tiện do thời gian rảnh của những chuyên gia này bị hạn chế. Hai chuyên gia này được mời phỏng vấn riêng biệt. Họ được mong đợi là có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường chứng khoán và các hành vi NĐT. Do đó, tác giả tin rằng họ là những người được phỏng vấn chất lượng cho nghiên cứu này, những người mà có thể cung cấp các phân tích và thảo luận ý nghĩa về chủ đề này. Các cuộc phỏng vấn với hai chuyên gia này sẽ giúp mang lại một số cái nhìn bên trong vấn đề nghiên cứu.

2.6. Thiết kế phép đo và bảng câu hỏi:

Các câu hỏi được chia thành ba phần: thông tin cá nhân, các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và hiệu quả đầu tư. Trong phần thông tin cá nhân, phương pháp đo lường danh nghĩa và thứ bậc được sử dụng. Thang đo danh nghĩa được sử dụng để phân loại các đối tượng trong khi thang đo thứ bậc là cần thiết cho cả hai mục tiêu: phân loại và xếp hạng thứ tự của các đối tượng quan sát. Các loại phép đo sử dụng cho phần này được thể hiện trong bảng 2.1:

Thông tin cá nhân Câu hỏi Phương pháp

đo lường

Phân loại: Giới tính, tham dự các khóa học chứng khoán.

Câu hỏi 1, 7

Thang đo danh nghĩa

Phân loại và xếp hạng thứ bậc: Tuổi tác, trình độ học vấn, thời gian làm việc, thu nhập, thời gian tham gia thị trường chứng khoán, tiền cho đầu tư.

Câu hỏi 2, 3, 4, 5, 6, 8,9

Thang đo thứ bậc

Bảng 2.1: Các loại thang đo cho thông tin cá nhân (Nguồn: tác giả)

Luận văn này được dựa trên các lý thuyết tài chính hành vi: lý thuyết tự nghiệm, lý thuyết Triển vọng, và các lý thuyết khác về sự tác động của các yếu tố hành vi lên việc ra quyết định của NĐT, được đề xuất bởi Waweru và cộng sự (2008, tr.24, 38) và nhiều các tác giả khác được trích dẫn trong phần Tổng quan lý thuyết, tổng hợp một loạt các câu hỏi liên quan đến các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Trong phần này, thang đo Likert-6 điểm là thang đo tỷ lệ được sử dụng rộng rãi để hỏi ý kiến và thái độ của người trả lời, là hữu dụng để yêu cầu các NĐT cá nhân để đánh giá mức độ đồng ý của họ với các tác động của các yếu tố hành vi lên quyết định đầu tư của họ. Sáu điểm trong thang đo tương ứng từ 1 đến 6: rất không đồng ý, không đồng ý, hơi không đồng ý, hơi đồng ý, đồng ý, và rất đồng ý. Các phép đo và các câu hỏi được thể hiện trong bảng 2.2.

Mẫu bảng câu hỏi tự hoàn thành được lựa chọn bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên, đại diện cho toàn bộ NĐT trên thị trường, do đó, có cơ hội cao để nhận được kết quả tương tự trong cuộc khảo sát thứ hai với bối cảnh tương tự. Tuy nhiên, trong thực tế, các hành vi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như các quy tắc, niềm tin; đặc biệt là các hành vi tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, cái mà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)