Biến tâm lý bầy đàn tác động vừa phải (trung bình 3-4)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 64)

5. Cấu trúc của luận văn:

4.1.4. Biến tâm lý bầy đàn tác động vừa phải (trung bình 3-4)

Phát hiện ra rằng tác động của các biến tâm lý bầy đàn lên việc ra quyết định của NĐT tại TTCK Việt Nam chỉ ở mức vừa phải. Phát hiện này không ủng hộ mạnh nghiên cứu của Vương Hoàng Quân (2006, tr.17), trong đó cho rằng tác động tâm lý bầy đàn trong thị trường chứng khoán Việt Nam là rất mạnh mẽ, đặc biệt là lúc thị trường diễn biến tích cực. Tuy nhiên, kết quả này phần nào ủng hộ kết quả của Kim và Nofsinger (2003) cho rằng tâm lý bầy đàn trong việc mua cổ phiếu là năng động hơn (hoặc ít hơn) trong suốt thời kỳ thị trường tăng trưởng (suy giảm), lưu ý rằng xu hướng TTCK Việt Nam trong những năm vừa qua là đi xuống. Chen, Rui và Xu (2003, tr.5) cho rằng tâm lý bầy đàn có nhiều khả năng xảy ra trong thị trường mới nổi hơn là thị trường các nước phát triển vì sự can thiệp của chính phủ

là cao, chất lượng công bố thông tin là thấp. Kaminsky và Schmukler (1999, tr.557- 558) khẳng định rằng trong thời gian 1997-1998, thị trường chứng khoán châu Á dường như bị dẫn dắt bởi hành vi bầy đàn. Do đó, người ta tin rằng bản năng bầy đàn là rất mạnh mẽ tại Việt Nam. Tuy nhiên, tác động vừa phải của nhân tố bầy đàn có thể được giải thích vì TTCK Việt Nam trong những năm qua theo chiều hướng suy giảm nên tâm lý bầy đàn ở mức vừa phải là điều dễ hiểu. Hơn nữa, TTCK Việt Nam đi vào hoạt động đã 13 năm nay, do đó NĐT bây giờ có nhiều hơn những kiến thức và kỹ năng sử dụng các thông tin khác nhau từ các nguồn khác nhau trước khi quyết địnhđầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)