5. Cấu trúc của luận văn:
2.6. Thiết kế phép đo và bảng câu hỏi:
Các câu hỏi được chia thành ba phần: thông tin cá nhân, các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và hiệu quả đầu tư. Trong phần thông tin cá nhân, phương pháp đo lường danh nghĩa và thứ bậc được sử dụng. Thang đo danh nghĩa được sử dụng để phân loại các đối tượng trong khi thang đo thứ bậc là cần thiết cho cả hai mục tiêu: phân loại và xếp hạng thứ tự của các đối tượng quan sát. Các loại phép đo sử dụng cho phần này được thể hiện trong bảng 2.1:
Thông tin cá nhân Câu hỏi Phương pháp
đo lường
Phân loại: Giới tính, tham dự các khóa học chứng khoán.
Câu hỏi 1, 7
Thang đo danh nghĩa
Phân loại và xếp hạng thứ bậc: Tuổi tác, trình độ học vấn, thời gian làm việc, thu nhập, thời gian tham gia thị trường chứng khoán, tiền cho đầu tư.
Câu hỏi 2, 3, 4, 5, 6, 8,9
Thang đo thứ bậc
Bảng 2.1: Các loại thang đo cho thông tin cá nhân (Nguồn: tác giả)
Luận văn này được dựa trên các lý thuyết tài chính hành vi: lý thuyết tự nghiệm, lý thuyết Triển vọng, và các lý thuyết khác về sự tác động của các yếu tố hành vi lên việc ra quyết định của NĐT, được đề xuất bởi Waweru và cộng sự (2008, tr.24, 38) và nhiều các tác giả khác được trích dẫn trong phần Tổng quan lý thuyết, tổng hợp một loạt các câu hỏi liên quan đến các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Trong phần này, thang đo Likert-6 điểm là thang đo tỷ lệ được sử dụng rộng rãi để hỏi ý kiến và thái độ của người trả lời, là hữu dụng để yêu cầu các NĐT cá nhân để đánh giá mức độ đồng ý của họ với các tác động của các yếu tố hành vi lên quyết định đầu tư của họ. Sáu điểm trong thang đo tương ứng từ 1 đến 6: rất không đồng ý, không đồng ý, hơi không đồng ý, hơi đồng ý, đồng ý, và rất đồng ý. Các phép đo và các câu hỏi được thể hiện trong bảng 2.2.
Mẫu bảng câu hỏi tự hoàn thành được lựa chọn bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên, đại diện cho toàn bộ NĐT trên thị trường, do đó, có cơ hội cao để nhận được kết quả tương tự trong cuộc khảo sát thứ hai với bối cảnh tương tự. Tuy nhiên, trong thực tế, các hành vi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như các quy tắc, niềm tin; đặc biệt là các hành vi tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, cái mà có thể thay đổi theo thời gian. Thật là bất hợp lý để mong đợi tất cả mọi thứ còn nguyên cho đến khi nghiên cứu tiếp theo để kiểm định sự ổn định. Thang đo Likert 6 điểm được sử dụng trong nghiên cứu này để giới hạn việc đánh giá lệch lạc của người trả lời bởi vì người trả lời không thể tìm thấy các giá trị của thang đo 6 điểm trong các câu hỏi mà họ dễ dàng tìm thấy trong thang đo 5 điểm hoặc 7 điểm và giúp loại bỏ các ý kiến trung lập, làm tăng độ chính xác của phép đo. Rungson Chomeya (2010) cho rằng thang đo Likert 6 điểm có xu hướng chỉ ra các điểm khác biệt và độ tin cậy cao hơn so với thang đo quy mô 5 điểm Likert. Nếu muốn nhấn mạnh sự khác biệt và độ tin cậy cao, nên sử dụng thang đo Likert 6 điểm. Likert 6 điểm là phù hợp với các nghiên cứu cái mà chứa các biến bởi vì nó sẽ làm cho các bài kiểm tra nói chung có số lượng các biến không nhiều và nó sẽ không
phải là gánh nặng của người trả lời trong khi độ tin cậy chấp nhận được theo tiêu chuẩn kiểm định tâm lý.
Bảng nháp các câu hỏi được kiểm tra bởi Giảng viên hướng dẫn và năm NĐT cá nhân trước khi câu hỏi cuối cùng được hoàn thành. Các câu hỏi được thể hiện trong phụ lục 2.
Nhân tố Câu hỏi Thang đo
Các nhân tố hành vi Tự nghiệm: Likert 6- điểm
Tình huống điển hình Câu hỏi 10, 11
Tâm lý quá tự tin Câu hỏi 12
Neo quyết định Câu hỏi 13, 14
Ảo tưởng con bạc Câu hỏi 15
Lệch lạc tâm lý do sẵn có thông tin Câu hỏi 16, 17
Thuyết triển vọng: Likert 6- điểm
Tâm lý ghét lỗ Câu hỏi 18, 19
Tâm lý ác cảm hối tiếc Câu hỏi 20, 21
Tính toán bất hợp lý Câu hỏi 22, 23
Yếu tố thị trường: Likert 6- điểm
Sư thay đổi giá
Câu hỏi 24-29
Thông tin thị trường
Xu hướng quá khứ của cổ phiếu Giá trị cơ bản của cổ phiếu Thị hiếu của NĐT
Phản ứng thái quá đến sự thay đổi về giá
Tâm lý bầy đàn: Likert 6- điểm
Thực hiện theo hành động mua bán của NĐT khác (lựa chọn cổ phiếu giao dịch, mua-bán, khối lượng giao dịch của NĐT khác và tốc độ bầy đàn)
Câu hỏi 30-33
Hiệu quả đầu tư
Hiệu quả đầu tư
Likert 6- điểm Tỷ suất sinh lời và sự thỏa mãn với các
quyết định đầu tư
Câu hỏi 34-36