5. Cấu trúc của luận văn:
4.1.2. Các biến triển vọng:
Tính toán bất hợp lýcó tác động cao nhất (trung bình = 3.47)
Trong số ba nhân tố triển vọng (ác cảm thua lỗ, ác cảm hối tiếc, tính toán bất hợp lý), tính toán bất hợp lý có tác động lớn nhất đến việc ra quyết định của các NĐT tại TTCK Việt Nam. Kết quả này khẳng định rằng các NĐTcó xu hướng tách mỗi phần tử của danh mục đầu tư một cách riêng biệt, do đó bỏ qua các mối liên kết giữa các khả năng đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra sự không hiệu quả và không thống nhất trong việc đưa ra quyết định.
Trong các biến về ác cảm thua lỗ, kết quả cho thấy rằng trong một mức độ nào đó, sau khi có lời, các NĐT tại TTCK Việt Nam trở nên thích rủi ro hơn trong khi đó, sau một sự thua lỗ, họ có xu hướng ngại rủi ro hơn. Đây là những phản ứng bình thường của NĐT vì việc đầu tư thành công trước đó khuyến khích họ rất nhiều trong khi sự thất bại chắc chắn gây ức chế cho họ rất nhiều. Tuy nhiên, ác cảm thua lỗ không phải luôn luôn là một chiến lược tốt vì nguyên tắc “rủi ro cao - lợi nhuận cao”. Odean (1998a, tr.1899) cũng cho rằng sợ thua lỗ có thể khiến tạo ra những quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến khả năng kiếm lời của NĐT.
Ác cảm hối tiếc có tác động vừa phải (trung bình = 3.25)
Tương tự như sợ thua lỗ, ác cảm hối tiếc có tác dụng vừa phải trên quyết định của các NĐT tại TTCK Việt Nam. Mặc dù tác động là không cao, nhưng suy luận rằng các NĐT Việt Nam dường như sẵn sàng hơn để bán cổ phiếu tăng giá hơn so với cổ phiếu giảm. Như lời giải thích của TS. Đức khẳng định rằng người Việt Nam không có chiến lược đầu tư tốt, hơn nữa, họ không thể có khả năng chấp nhận đối với lợi nhuận và thua lỗ. Nhiều người nghĩ rằng họ không bị lỗ cho đến khi họ bán cổ phiếu bị lỗ, do đó, họ từ chối bán chúng mặc dù bán có thể là giải pháp tốt nhất vào lúc ấy. Nói cách khác, họ sợ mất tiền, vì thế họ cố gắng giữ những cổ phiếu và mong cho xu hướng đảo chiều. Điều này cũng được phát hiện bởi Fogel và Berry (2006, tr.107) cho rằng các NĐT lấy làm tiếc về việc nắm giữ những cổ phiếu lỗ quá nhiều thời gian hơn so với việc bán một cổ phiếu đang lời quá sớm. Chuyên gia Điệp cho rằng, ngay cả trong trường hợp không một ai bán chứng khoán lỗ, giá được giữ tại một điểm chắc chắn, các NĐT nên xem xét bán các chứng khoán này nếu nhận ra có một số tín hiệu tình hình tồi tệ hơn vì giữ chúng có thể dẫn đến suy giảm mạnh trong tương lai.