Tác động của biến tâm lý bày đàn lên các quyết định đầu tư:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 56)

5. Cấu trúc của luận văn:

3.4.4. Tác động của biến tâm lý bày đàn lên các quyết định đầu tư:

Nhân tố Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Bầy đàn

BD1: Quyết định chọn lựa chứng khoán để đầu tư của NĐT khác ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của Anh/Chị

3.26 1.33

BD2: Quyết định số lượng cổ phiếu mua/bán của các NĐT khác ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của Anh/Chị

3.51 1.43

BD3: Quyết định mua/bán chứng khoán của các NĐT khác ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của Anh/Chị

3.29 1.36

BD4: Phản ứng nhanh đối với sự thay đổi quyết định của các NĐTkhác và đi theo quyết định của họ

3.14 1.33

Bảng 3.8: Tác động của biến tâm lý bầy đàn lên việc ra quyết định đầu tư (Nguồn: tác giả)

Bảng 3.8 cho thấy các NĐT cá nhân tại TTCK Việt nam thực hiện theo quyết định giao dịch của NĐT khác một cách vừa phải. Họ ít nhiều có xu hướng xem xét hành vi của NĐT khác trong việc chọn lựa loại cổ phiếu (BD1, trung bình = 3.26) và khối lượng cổ phiếu giao dịch (BD2, trung bình = 3.51) cũng như những quyết định mua bán cổ phiếu của NĐT khác (BD3, trung bình = 3.29) trước khi thực hiện quyết địnhđầu tư. Hiệu ứng bầy đàn xét ởđộ nhanh cũng chỉ ở mức vừa phải là có tác động đến các quyết định đầu tư chứng khoán của họ (BD4, trung bình = 3.14).

Các biến bầy đàn có tác động trung bình lên việc ra quyết định đầu tư, kết quả này khớp với Trần Thị Hải Lý (2012, tr.9).

Nhìn chung, các biến hành vi của các nhân tố: Tự nghiệm, Triển vọng, Tâm lý bầy đàn và một biến Thị trường (TT5) có tác động vừa phải lên việc ra quyết định của NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam. Các biến thị trường khác (TT2, TT3, TT4) có ảnh hưởng cao lên các quyết định đầu tư. Phát hiện này không ủng hộ giả thuyết H2 cái mà cho rằng tất cả các nhân tố tài chính hành vi có tác động cao lên việc đầu tư của NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn của tất cả các biến này là khá cao so với giá trị trung bình cho thấy rằng có một số khác biệt lớn trong việc đánh giá của những người trả lời về tác động của tất cả các biến hành vi lên quyết định đầu tư của họ.

3.4.5. Hiệu quả đầu tư:

Nhân tố Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Hiệu quả đầu

HQ1: Việc đầu tư trong năm vừa qua của Anh/Chị đem lại mức sinh lợi như

Anh/Chị mong muốn

3.30 1.50

HQ2: Cổ phiếu đầu tư của Anh/Chị đem lại mức sinh lợi bằng hoặc cao hơn mức sinh lợi trung bình của thị trường

3.49 1.51

HQ3: Anh/Chị cảm thấy hài lòng với những quyết định đầu tư chứng khoán trong năm vừa qua của mình (bao gồm các quyết định mua, bán, chọn loại cổ phiếu và số lượng cổ phiếu).

3.37 1.56

Bảng 3.9: Kết quả của hiệu quả đầu tư (Nguồn: tác giả)

Bảng 3.9 cho thấy kết quả đầu tư phần nào đáp ứng được kỳ vọng của các NĐT cá nhân, tuy nhiên cũng chỉ ở mức trung bình. Họ có tỷ suất lợi nhuận đầu tư trung bình trong cả hai sự so sánh với kỳ vọng của họ (HQ1, trung bình = 3.30) và với tỷ suất sinh lợi trung bình của thị trường (HQ2, trung bình = 3.49). Họ cũng tạm hài lòng với quyết định đầu tư của họ (bao gồm cả mua bán, lựa chọn cổ phiếu, và

quyết định khối lượng cổ phiếu) trong những năm gần đây (HQ3, trung bình = 3.37). Vì vậy, hiệu quảđầu tư cần được cải thiện bằng cách quan tâm đến những ảnh hưởng của các nhân tố hành vi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)