Định hướng phát triển ngành đến năm 2020

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí kiên giang đến năm 2020 (Trang 89)

* Định hướng phát triển ngành Điện lực:

Theo dự báo của EVN, nhu cầu sử dụng điện tăng bình quân 14%-15%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và tăng khoảng 11,5%/năm trong giai đoạn 2015-2020.

Thời gian vừa qua, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030. Chính phủ có định hướng rõ, đầu tư mới bằng lưới điện quốc gia hoặc nguồn điện tại chỗ (thủy điện nhỏ, cực nhỏ; pin mặt trời, gió kết hợp với nguồn diezen) để cấp điện cho khu vực nông thôn; đến năm 2015 có 100% số xã và 98,6% số hộ nông thôn có điện; đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện. Cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn nhằm góp phần đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, cung cấp điện có hiệu quả với chất lượng đảm bảo cho nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt của khu vực nông thôn. Đẩy mạnh chương trình điện khí hóa nông thôn nhằm góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp điện cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xây dựng cơ chế quản lý, đầu tư thuận lợi để duy trì và phát triển các nguồn điện ở những khu vực này 15.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020. Quan điểm của Chính phủ nêu rõ, thu hút mọi nguồn lực đầu tư phát triển lưới điện để cung cấp điện với chất lượng bảo đảm tại khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm tạo điều kiện cho người dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được sử dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống. Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân, Trung ương và địa phương cùng làm phát triển điện nông thôn. Kết hợp Chương trình cấp điện nông thôn với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các chương trình khác có liên quan trên địa bàn nông thôn, miền núi và hải đảo 16.

15

Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030.

16

Quyết định số 2081/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020.

Mục tiêu cấp điện cho khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo đến năm 2020 được thể hiện qua bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu ngành điện giai đoạn 2011-2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính Giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020 Số xã được cấp điện Xã 40 17

Số thôn, bản được cấp điện Thôn, bản 2.500 9.640

Số hộ dân được cung cấp điện từ điện lưới

quốc gia Hộ dân 140.800 1.126.800

Số hộ dân được cung cấp điện từ nguồn

điện ngoài lưới điện quốc gia Hộ dân - 21.300

Nguồn: Quyết định số 2081/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, từng bước hình thành, phát triển thị trường điện cạnh tranh, đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện. Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải để đảm bảo an ninh hệ thống năng lượng quốc giao 17.

* Định hướng phát triển ngành Cơ khí và xây dựng:

Chính phủ định hướng cơ khí là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước. Tập trung phát triển ngành cơ khí một cách có hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực bên ngoài. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành cơ khí một cách có tổ chức, phân công và hợp tác hợp lý; đồng thời, tiếp tục đổi mới, sắp xếp phát triển và củng cố doanh nghiệp nhà nước về cơ khí đủ mạnh để giữ vai trò nòng cốt, là lực lượng chủ lực của ngành. Tập trung phát triển một số chuyên ngành, sản phẩm cơ khí trọng điểm nhằm khai thác, phát huy tốt nhất tiềm năng (tài nguyên, nguồn nhân lực) để đáp ứng các yêu cầu cơ bản của công cuộc phát triển đất nước. Tăng cường năng lực tự nghiên cứu, chế tạo; đồng thời, đẩy mạnh việc tiếp thu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến nhằm đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến của châu Á, tạo thêm nhiều sản phẩm cơ khí có khả năng cạnh tranh cao. Nâng cao khả năng chuyên môn hóa và hợp tác hóa, nâng cao năng lực của ngành cơ khí, tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác của đất nước.

17

Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09 tháng 06 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Định hướng đầu tư phát triển một số sản phẩm cơ khí trọng điểm để đáp ứng về cơ bản nhu cầu của nền kinh tế như: máy động lực, cơ khí phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, máy công cụ, cơ khí xây dựng, cơ khí ô tô-cơ khí giao thông vận tải. Đồng thời, đưa công nghiệp mới và thiết bị hiện đại vào sản xuất vật liệu xây dựng nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Hoàn thành việc chuyển đổi công nghệ các nhà máy sản xuất xi măng lò đứng sang lò quay trước năm 2016. Cân đối năng lực đồng bộ giữa nghiền xi măng với sản xuất clinker giữa các vùng với mức cao nhất. Tập trung sản xuất thiết bị, phụ tùng cho phương tiện vận tải đường bộ, ngành chiến biến nông lâm, thủy sản18.

* Định hướng phát triển ngành Nông nghiệp:

Chính phủ định hướng xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững; áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn vốn; nâng cao thu nhập và đồi sống của nông dân, ngư dân và người làm rừng.

Mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp được thể hiện qua bảng 3.2 dưới đây. Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính Giai đoạn 2011-2020 Đến năm 2030 Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản

bình quân

%/năm 3,5 - 4,0 3,0 - 3,2

Tốc độ tăng trưởng giá trị nông lâm thủy sản bình quân

%/năm 4,3 - 4,7 4,0 - 4,3

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy Tỷ USD 40 60

Giá trị sản lượng bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp

Triệu đồng

70 100 - 120

Nguồn: Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Về chế biến lúa gạo: Đầu tư công suất chế biến công nghiệp đạt 25 triệu tấn/năm, đủ năng lực chế biến 60% tổng sản lượng thóc. Tuân thủ các quy trình công nghệ trong chuỗi sản xuất sản phẩm từ thu mua, sấy bảo quản, xay xát, dự trữ, lưu thông, đưa tỷ lệ gạo thu hồi trên 68%; giảm tổn thất sau thu hoạch lúa còn 5-6%; cải thiện chất lượng

18

Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09 tháng 06 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

gạo xuất khẩu: Tỷ trọng gạo 5-10% tấm chiếm 70% sản lượng, tỷ lệ hạt trắng bạc không quá 4%, tỷ lệ hạt hư hỏng không quá 0,2%, hạt vàng không quá 0,2%. Đến 2015, giá trị gia tăng của gạo xuất khẩu tăng 10-15% so với hiện nay do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm 19.

* Định hướng phát triển ngành công nghiệp Ô tô Việt Nam:

Chính phủ định hướng xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới. Chú trọng phát triển dòng xe tải nhỏ đa dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, ... phù hợp với điều kiện địa hình, hạ tầng giao thông trong nước với giá thành hợp lý, an toàn và tiện dụng. Tập trung vào dòng xe cá nhân kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng phù hợp với hạ tầng giao thông và thu nhập của người dân.

Mục tiêu sản xuất ô tô trong nước được thể hiện qua bảng 3.3 dưới đây. Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu sản xuất ô tô trong nước giai đoạn 2011-2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính Đến năm 2020 Đến năm 2025 Đến năm 2035 Xe tải Chiếc 97.960 197.000 587.900 Xe chuyên dụng Chiếc 1.340 2.400 6.500 Xe đến 9 chỗ Chiếc 114.000 237.000 852.600 Xe từ 9 chỗ trở lên Chiếc 14.200 29.100 84.400

Nguồn: Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Mục tiêu tỉ lệ số xe sản xuất lắp ráp trong nước so với như cầu nội địa được thể hiện qua bảng 3.4 dưới đây.

Bảng 3.4. Tỉ lệ xe sản xuất lắp ráp ô tô trong nước giai đoạn 2011-2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính Đến năm 2020 Đến năm 2025 Đến năm 2035 Xe tải % 78 78 82 Xe chuyên dụng % 15 18 23 Xe đến 9 chỗ % 60 65 75 Xe từ 9 chỗ trở lên % 90 92 94

Nguồn: Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

19

Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Mục tiêu tỉ lệ giá trị sản xuất chế tạo trong nước đối với sản xuất ô tô, được thể hiện qua bảng 3.5 dưới đây.

Bảng 3.5. Tỉ lệ sản xuất chế tạo trong nước đối với ô tô giai đoạn 2011-2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính Đến năm 2020 Đến năm 2025 Đến năm 2035 Xe tải % 30 - 40 45 - 55 70 - 75 Xe chuyên dụng % 25 - 35 40 - 45 60 - 70 Xe đến 9 chỗ % 30 - 40 40 - 45 55 - 60 Xe từ 9 chỗ trở lên % 35 - 45 50 - 60 75 - 80

Nguồn: Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh những chủ trương, định hướng phát triển chung, để tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực ĐBSCL phát triển, Chính phủ cũng đã phê duyệt “Đề án xây dựng chính sách đặc thù để thu hút đầu tư tại ĐBSCL”.

Như vậy, giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ có rất nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, phục vụ an sinh xã hội. Nhất là trong năm 2015, năm cuối của một nhiệm kỳ đại hội đảng, tất cả các tỉnh thành phải tập trung đầu tư để hoàn thành các chỉ tiêu theo Nghị quyết của đại hội đề ra. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực nêu trên sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.

3.1.2 Định hướng phát triển của tỉnh Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang đã có chỉ đạo, định hướng phát triển ngành công nghiệp cơ khí đủ mạnh để phục vụ tốt hơn trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, trong đó tập trung phát triển các sản phẩm cơ khí phục vụ các nhóm ngành như công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, giao thông, xây dựng, du lịch và hàng cơ khí tiêu dùng; từng bước đưa ngành công nghiệp cơ khí trở thành ngành công nghiệp mạnh của tỉnh, theo định hướng sẽ đáp ứng 25% nhu cầu chế tạo máy móc thiết bị cho nền kinh tế của tỉnh; tăng khả năng chế tạo các dây chuyền thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ cho công nghiệp chế biến; nông cụ và máy nông nghiệp; các loại thiết bị cho các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ; phương tiện vận tải, máy công cụ, máy xây dựng, cơ khí tiêu dùng 20.

20

Quyết định số 510/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2014 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025.

Đồng thời, UBND tỉnh Kiên Giang giao cho Sở Công thương Kiên Giang đang chủ trì lập quy hoạch phát triển lưới điện nông thôn, biên giới, hải đảo giai đoạn 2015- 2025, có xét đến năm 2030. Quy hoạch sau khi được UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận nhiều dự án điện.

Bên cạnh đó, thành phố Rạch Giá và đảo ngọc Phú Quốc vừa được Chính phủ công nhận là đô thị loại II. Nhiều khu, cụm công nghiệp đang chuẩn bị xây dựng, điển hình là Khu công nghiệp Thạnh Lộc và Tắc Cậu thuộc huyện Châu Thành; Khu công nghiệp Mỹ Đức thuộc thị xã Hà Tiên; Khu công nghiệp Xẻo Rô thuộc huyện An Biên. Xây dựng và phát triển huyện đảo Kiên Hải và đặc khu kinh tế Phú Quốc và xúc tiến thành lập huyện đảo Thổ Châu, v.v... Nên trong thời gian tới, nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, xây dựng dân dụng tại những nơi này là rất lớn. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, nhất là cung cấp các sản phẩm bê tông như cọc cừ sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.

3.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của KIMEC 3.2.1 Tầm nhìn 3.2.1 Tầm nhìn

KIMEC phấn đấu trở thành doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề có mức tăng trưởng nằm trong nhóm đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

3.2.2 Sứ mệnh

Tạo ra giá trị mới cho xã hội, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, tối đa hóa lợi ích cho cổ đông.

3.2.3 Mục tiêu của KIMEC đến năm 2020

Phát huy tối đa lợi thế sẵn có về sản xuất cơ khí, sản xuất bê tông, xây lắp điện và thương mại dịch vụ để đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13%/năm.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu bình quân là 2,57%.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bình quân từng lĩnh vực: Sản xuất là 3,5%; dịch vụ là 4,0 %, thương mại là 1,2%.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn điều lệ bình quân: 22,7%/năm.

Khai thác, mở rộng thị trường kinh doanh, đại lý phân phối ô tô, vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị thi công lưới điện.

3.3 Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh của KIMEC đến năm 2020 3.3.1 Xây dựng ma trận SWOT 3.3.1 Xây dựng ma trận SWOT

Từ kết quả phân tích ở Chương 2, tác giả xây dựng ma trận SWOT bảng 3.6 dưới đây.

Bảng 3.6. Ma trận SWOT

SWOT

Những cơ hội (O) O1: Chính phủ ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển;

O2: Nhiều nguồn vốn đầu tư các công trình công ích như điện, giao thông, xây dựng; O3: Chính phủ phê duyệt các quy hoạch phát triển ngành; O4: Vị trí địa lý thuận lợi; O5: Nguồn lao động dồi dào; O6: Thu nhập bình quân đầu người tăng, nhu cầu người dân ngày càng gia tăng; O7: Nhu cầu của thị trường về các sản phẩm cơ khí, bê tông ngày càng lớn và đa dạng.

Những nguy cơ (T) T1: Thị trường tài chính tiền

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí kiên giang đến năm 2020 (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)