Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí kiên giang đến năm 2020 (Trang 51)

Môi trường vĩ mô bao gồm những yếu tố khách quan và chủ quan bên ngoài có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ và tính chất tác động của môi trường vĩ mô đến các ngành kinh doanh khác nhau là không giống nhau. Dưới đây, nghiên cứu này phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô có tác động đến hoạt động kinh doanh của KIMEC.

2.2.1.1 Môi trường kinh tế

Tình hình kinh thế thế giới có nhiều bất ổn và biến động phức tạp, khó lường. Tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái, nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Vấn đề việc làm đang được xem là một thách thức lớn của các nước phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Ở trong nước, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết kịp thời, gây nhiều áp lực cho sản xuất kinh doanh như: hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu được thể hiện trong bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1. Số liệu kinh tế vĩ mô chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2009-2013

Stt Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

1 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 5,32 6,78 5,89 5,25 5,42

2 Tốc độ tăng trưởng khu vực nông,

lâm nghiệp và thủy sản (%) 1,82 2,78 4,01 2,68 2,67

3 Tốc độ tăng trưởng khu vực công

nghiệp và xây dựng (%) 5,52 7,70 5,53 5,75 5,43

4 Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ (%) 6,63 7,52 6,99 5,90 6,56

5 Tỉ lệ lạm phát (%) 6,88 11,75 18,13 6,81 6,3

6 Thu nhập bình quân đầu người

(USD/người/năm) 1160 1168 1300 1540 1960

Cùng với sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ đổi mới, các địa phương nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng đã đạt được những thành tựu về kinh tế đáng khích lệ. ĐBSCL là vùng kinh tế xuất siêu của Việt Nam, thế mạnh là lúa gạo, trái cây và thủy sản. Giá trị sản xuất nông nghiệp và thủy sản của khu vực này chiếm 33% giá trị sản xuất của cả nước nên mỗi năm vùng ĐBSCL xuất siêu khá lớn. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 – 2010 đạt 11,5%. Hai năm 2012 và 2013, tốc độ tăng trưởng có chậm lại với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là 11,3% và 9%. Năm 2012, toàn vùng xuất khẩu ước đạt khoảng 9 tỷ 600 triệu USD, chủ yếu là gạo và thủy sản, nhập khẩu đạt 5 tỷ 600 triệu USD. Nhìn chung, nền kinh tế của vùng ĐBSCL vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Thu hút vốn FDI vào ĐBSCL hiện chỉ mới chiếm tỷ lệ hơn 7% so với cả nước. Điều này hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng của khu vực chưa đồng bộ, lao động có tay nghề không đủ đáp ứng, môi trường đầu tư chậm được cải thiện. Hệ quả là ĐBSCL hiện nay đang trở thành khu vực có tỷ lệ lao động rời quê hương đi làm ăn xa cao nhất cả nước; các địa phương có sản lượng lúa, thủy sản lớn lại có tỷ lệ hộ nghèo cao8.

Thời gian vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt Đề án xây dựng chính sách đặc thù để thu hút đầu tư tại vùng ĐBSCL và Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020. Đây là tiền đề rất quan trọng đòi hỏi các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL phải huy động mọi nguồn vốn từ khu vực công đến khu vực tư; trong đó, vai trò của đầu tư công là một yếu tố quan trọng. Đồng thời, Chính phủ cũng quan tâm, tập trung đầu tư nhiều dự án trọng điểm như cầu Cần Thơ, cầu Vàm Cống bắc ngang sông Hậu, cầu Cao Lãnh bắc ngang sông Tiền, đường Hồ Chí Minh nối dài từ Long An đến mũi Cà Mau; đường hành lang ven biển phía Nam kéo dài từ mũi Cà Mau đến Hà tiên (Kiên Giang); cầu Cái Bé và Cái Lớn (Kiên Giang) nối liền vùng Bán đảo Cà Mau và vùng Tứ giác Long Xuyên; Nhà máy Khí điện đạm Cà Mau, Nhà máy Điện mặt trời Bạc liêu; đường cáp ngầm vượt biển Hà Tiên-Phú Quốc, Trung tâm Điện lực Kiên Lương (Kiên Giang); đường dây 500kV Phú Lâm (TP.Hồ Chí Minh)-Ô Môn (Cần Thơ), v.v... Những dự án này khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế-xã hội khu vực ĐBSCL phát triển mạnh mẽ.

Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo ra những cơ

8

hội thuận lợi để Chính phủ có thể xem xét những chính sách trong phát triển kinh tế. Thêm vào đó, với tiêu chí tự do hóa thương mại, WTO kiên quyết xóa bỏ những rào cản bất hợp lý trong thương mại quốc tế để các nước thành viên đều phải tuân theo. Những rào cản này có thể là chế độ hạn ngạch; chính sách cấm xuất, nhập khẩu; bảo hộ thuế quan. Thực hiện xóa bỏ các rào cản chính là điều kiện hết sức quan trọng nhằm xóa bỏ những tiền đề nảy sinh tiêu cực trong quản lý Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, làm trong sạch bộ máy Nhà nước.

Theo cam kết tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế nhập khẩu đối với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ giảm dần từ năm 2014 - 2015 còn 50%, năm 2016 còn 40%, năm 2017 còn 30% và đến năm 2018 là 0%. Đối với cam kết trong WTO, tất cả các loại ôtô sẽ phải cắt giảm thuế suất xuống 70% sau 7 năm gia nhập, tức năm 2014. Và đến năm 2017, thuế suất áp dụng chỉ còn khoảng 47%. Mức thuế này tiếp tục được cắt giảm cho đến năm 2019.

Bên cạnh đó, Việt Nam vừa kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Hải quan9 và ký chính thức vào đầu năm 2015. Đây là sẽ cơ hội để Việt Nam xúc tiến, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, thông tin, viễn thôn, cơ khí, sản xuất máy kéo, ô tô.

Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, từ nay đến năm 2025, các chính sách của Việt Nam vẫn bám sát mục tiêu là ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất. Chính sách tiền tệ tiếp tục theo hướng thận trọng linh hoạt; tuy nhiên, có thể được nới lỏng nhất định... Dự báo tăng trưởng GDP giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 6,5-7,1%.

Đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam tại thời điểm hiện nay, theo ông Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho rằng đã bắt đầu phục hồi nhưng tốc độ còn chậm. Tuy nhiên thời gian tới, Việt Nam không thể tăng trưởng bằng mở rộng đầu tư, hơn nữa chúng ta không còn dư địa để mở rộng đầu tư dàn trải như lâu nay nữa. Để tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, không còn cách nào khác là Việt Nam phải tăng năng suất lao động bằng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nghĩa là

9

một phần lao động từ khu vực sản xuất nông nghiệp được chuyển sang khu vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ.

Riêng tỉnh Kiên Giang, bên cạnh chủ trương, chính sách đầu tư, phát triển của Chính phủ, chính quyền địa phương cũng đã tập trung phát triển một số lĩnh vực thế mạnh, điển hình như sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, gạch, đá); đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, nông nghiệp; cơ khí, xây dựng; phát triển các khu-cụm công nghiệp. Tập trung xây dựng các xã nông thôn mới giai đoạn đến năm 2015 và những năm tiếp theo; xây dựng hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp, tập trung cấp điện cho vùng nông thôn, biên giới và hải đảo, v.v.... Tỉnh Kiên Giang đã có định hướng “... từng bước đưa ngành công nghiệp cơ khí trở thành ngành công nghiệp mạnh của tỉnh, theo định hướng sẽ đáp ứng 25% nhu cầu chế tạo máy móc thiết bị cho nền kinh tế của tỉnh”; “ ... tăng khả năng chế tạo các dây chuyền thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ cho công nghiệp chế biến; nông cụ và máy nông nghiệp; các loại thiết bị cho các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ; phương tiện vận tải, máy công cụ, máy xây dựng, cơ khí tiêu dùng”10. Đồng thời, UBND tỉnh Kiên Giang vừa ban hành quy định về chính sách hỗ trợ công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2020 và đang triển khai lập quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn 2016- 2025 và định hướng đến năm 2035.

Với ngành nghề đang kinh doanh hiện nay, KIMEC chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường kinh tế trong khu vực ĐBSCL, điển hình là cơ chế, chính sách đầu tư, phát triển ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, ngành công nghiệp hỗ trợ; nguồn vốn đầu tư các công trình phúc lợi xã hội, nhất là các công trình điện, v.v...

 Cơ hội:

- Nền kinh tế Việt Nam nói chung, đặc biệt là khu vực ĐBSCL đang trên đà tăng trưởng ổn định. Thu nhập bình quân đầu người và mức sống người dân ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu thiết yếu của xã hội ngày càng tăng, nhất là nhu cầu về nhà ở, điện sinh hoạt, vận chuyển, trao đổi hàng hóa, v.v...

- Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như ngân sách Nhà nước, vốn ODA không ngừng đầu tư các công trình công ích, đặc biệt là đầu tư điện, giao thông, xây dựng...

10

Quyết định số 510/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025.

sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong những lĩnh vực này.

- Doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn khi Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

- Chính phủ áp dụng lộ trình giảm thuế nhập khẩu xe ô tô từ thị trường ASEAN vào Việt Nam sẽ tạo thuận lợi phát triển thị trường, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

 Thách thức:

- Tình hình kinh tế còn phức tạp, kéo theo thị trường tài chính tiền tệ, lãi suất ngân hàng có nhiều biến động, gây khó khăn trong việc huy động vốn.

- Chính phủ ban hành những chính sách khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, khi đó có nhiều doanh nghiệp nhập ngành, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường trở nên gay gắt hơn.

- Việc giảm thuế nhập khẩu xe ô tô từ thị trường ASEAN vào Việt Nam sẽ làm gia tăng lượng xe nhập khẩu và ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và nhập siêu của nền kinh tế.

2.2.1.2 Yếu tố chính trị - pháp luật

Thể chế chính trị của Việt Nam được đánh giá là ổn định nhất trong khu vực. Trước yêu cầu của việc điều hành nền kinh tế theo cơ chế kinh tế thị trường, Chính phủ đang nỗ lực từng bước đổi mới và cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo ra nền hành chính công minh bạch và đáp ứng với yêu cầu của quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Qua nhiều năm thực hiện công cuộc cải cách hành chính, Việt Nam đã đạt được một số thành công nhất định thể hiện qua các mặt sau đây:

- Tập trung nhiều hơn vào quản lý nhà nước. Nói một cách khác, Nhà nước không còn trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như trước kia mà bước đầu đã chú trọng đến chức năng của mình là quản lý các hoạt động đó trên cơ sở pháp luật, điều chỉnh và định hướng cho kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, giao quyền tự chủ sản xuất và kinh doanh cho các doanh nghiệp.

- Thể chế (nhất là thể chế kinh tế) đã bước đầu được đổi mới. Nhiều quy định mới đã được ban hành theo yêu cầu mở rộng thị trường, xóa bỏ ngăn sông cấm chợ,

công nhận kinh tế nhiều thành phần tuy vẫn giữ kinh tế Nhà nước là chủ đạo. Nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho công dân và tổ chức đã được bãi bỏ11.

- Cơ cấu tổ chức chính quyền các cấp được hợp lý hoá hơn. Hiện nay, nhiều bộ và các cơ qua địa phương đã được tổ chức theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Nhiều cơ quan đã được sắp xếp lại theo hướng bỏ bớt đầu mối trung gian. Hiệu lực, hiệu quả điều hành đã được nâng lên một bước.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam còn bọc lộ nhiều điều bất cập, hệ thống thể chế chưa đồng bộ, chưa thống nhất, phân cấp chưa rõ ràng, chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Thủ tục hành chính vẫn còn nhiều rườm rà, nặng nề, chưa theo kịp tình hình và yêu cầu phát triển.

Lãnh đạo chính quyền địa phương cũng đã tập trung chỉ đạo thực hiện cải cách công tác quản lý hành chính Nhà nước, ban hành quy định mới về việc áp dụng chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư; tăng cường hợp tác toàn diện với các tỉnh trong khu vực để khai thác tốt thế mạnh, cùng phát triển. Ngoài ra, các tỉnh khu vực ĐBSCL cũng đã có chính sách để nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, tập trung củng cố và phát triển các ngành có khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp công nghệ cao; đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quy hoạch, sắp xếp theo hướng ưu tiên phát triển các ngành, các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, hàm lượng trí tuệ cao, sử dụng công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm.

Nói tóm lại, hệ thống pháp luật Việt Nam đã và đang được Nhà nước tích cực điều chỉnh theo hướng tiếp cận với luật pháp và thông lệ quốc tế. Hiện nay, hệ thống pháp luật nước ta được xây dựng và hoàn thiện theo hướng đảm bảo các quy định pháp luật đồng bộ, rõ ràng, phù hợp với trình độ phát triển của xã hội.

Không dừng ở đó, để có định hướng và chiến lược phát triển bền vững, Chính phủ cũng đã phê duyệt nhiều quy hoạch tổng thể cho từng ngành, cụ thể như: quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020; chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020; quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam đến năm 2020; quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020; quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm

11

Nghị quyết 38/CP ngày 4 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính phục vụ công dân và tổ chức.

2020; quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020; quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL đến năm 2020; chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, v.v... Theo đó, các doanh nghiệp sẽ có định hướng để lập kế hoạch và xây dựng chiến lược

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí kiên giang đến năm 2020 (Trang 51)