Việc kịp thời nắm bắt nhu cầu khách hàng, thông tin thị trường, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước là cơ sở quan trọng để nhà quản lý cấp cao quyết định và điều hành doanh nghiệp. Hệ thống thông tin của KIMEC có nhiều kênh khác nhau. Kênh thông tin chính của Công ty là trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp, các chủ đầu tư. Lãnh đạo Công ty tiếp nhận thông tin chủ yếu qua báo đài, họp nội bộ và thùng thư góp ý. Bên cạnh đó, KIMEC còn thực hiện một số quảng cáo trên các báo đài, chủ yếu là trong tỉnh Kiên Giang và tổ chức hội nghị chăm sóc khách hàng nhưng tần suất còn rất thấp.
KIMEC xây dựng website riêng để giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩn đến khách hàng (httt://cokhikiengiang.com.vn và httt://kimec.com.vn). Tuy nhiên, từ khi trang web được thành lập đến nay, thật sự chưa mang lại nhiều hiệu quả. Thông tin được cập nhật chưa thường xuyên, chưa phong phú và cũng chưa thu hút khách hàng ghé thăm. Công ty chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu đặt hàng. Chưa có bộ phận quản lý chuyên sâu về lĩnh vực này. Website của Công ty chưa thật sự là cầu nói giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Nhìn chung, hệ thống trao đổi, xử lý thông tin từ khách hàng, từ chủ đầu tư các dự án của KIMEC còn chậm so với các đối thủ cạnh tranh.
Điểm yếu:
Kết luận: Sau khi phân tích các yếu tố môi trường bên trong có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của KIMEC nêu trên, tác giả rút ra những nhận định điểm mạnh và điểm yếu có ảnh hưởng lớn đến thành bại của Công ty được tổng hợp theo bảng 2.12 dưới đây.
Bảng 2.12. Tổng hợp các yếu tố môi trường bên trong có ảnh hưởng đến KIMEC
ĐIỂM MẠNH (S) ĐIỂM YẾU (W)
S1: Đội ngũ lãnh đạo có uy tín và năng lực;
S2: Tinh thần làm việc tích cực của nhân viên;
S3: Năng lực tài chính của công ty mạnh; S4: Hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả; S5: Quan hệ tốt với khách hàng, với chủ đầu tư;
W1: Bộ máy cồng kềnh;
W2: Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; W3: Chính sách đãi ngộ người lao động chưa thu hút;
W4: Hoạt động Marketing kém;
W5: Máy móc thiết bị cũ kỷ, công nghệ lạc hậu;
W6: Hoạt động đầu tư phát triển của công ty kém;
W7: Khả năng đáp ứng tiến độ, đơn đặt hàng chưa cao;
W8: Hệ thống thông tin kém. 2.3.8 Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của KIMEC (IFE) 2.3.8.1 Những điểm mạnh và điểm yếu
Để đánh giá khách quan mức độ quan trọng và phân loại các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Công ty, tác giả lập phiếu xin ý kiến đánh giá của chuyên gia theo Mẫu phiếu số 1 - Phụ lục 2. Qua tổng hợp ý kiến đánh giá của 10 chuyên gia, tác giả đã loại bỏ 2 yếu tố ít quan trọng có tổng điểm dưới 18 điểm và chọn lọc lại được 11 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất bao gồm 5 điểm mạnh và 6 điểm yếu được liệt kê tại Phụ lục 4 nhằm thiết lập ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong công ty (IFE).
2.3.8.2 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)
Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) được thể hiện qua bảng 2.13 dưới đây. Bảng 2.13. Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)
Mức độ quan trọng Điểm phân loại Tổng điểm quan trọng 1 S1: Đội ngũ lãnh đạo có uy tín và năng lực 0.101 3.10 0.312
2 S2: Tinh thần làm việc tích cực của
nhân viên 0.093 3.00 0.279
3 S3: Năng lực tài chính của công ty
mạnh 0.105 3.50 0.366
4 S4: Hệ thống quản lý chất lượng hiệu
quả 0.097 3.20 0.310
5 S5: Quan hệ tốt với khách hàng, với
chủ đầu tư 0.101 3.30 0.333
6 W1: Bộ máy cồng kềnh 0.085 2.30 0.196
7 W2: Chất lượng nguồn nhân lực
chưa cao 0.089 2.50 0.223
8 W3: Chính sách đãi ngộ người lao
động chưa thu hút 0.085 2.30 0.196
9 W4: Khả năng đáp ứng tiến độ, đơn
đặt hàng chưa cao 0.078 2.50 0.194
10 W5: Máy móc thiết bị cũ kỷ, công
nghệ lạc hậu 0.081 2.70 0.220
11 W6: Hoạt động đầu tư phát triển của
công ty kém 0.085 2.50 0.213
Tổng cộng 1.000 2.842
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả đánh giá chuyên gia
Nhận xét:
Từ ma trận IFE tại bảng 2.13, tác giả tổng hợp và đưa ra nhận định chung với tổng số điểm đạt được là 2,842 trên mức trung bình 0,342 (điểm trung bình là 2,5). Như vậy, với kết quả tổng hợp phân tích trên cho thấy sức mạnh nội bộ trong doanh nghiệp chỉ mới ở mức trên trung bình. Kết quả này hàm ý rằng, việc xây dựng chiến lược kinh doanh trong tương lai cần lưu ý đến khía cạnh phát huy thế mạnh và khắc phục các nhược điểm của doanh nghiệp.
Tóm lại, các điểm mạnh cốt lõi của KIMEC là: Đội ngũ lãnh đạo có uy tín và năng lực (S1); Tinh thần làm việc tích cực của nhân viên (S2); Năng lực tài chính của công ty mạnh (S3); Uy tín sản phẩm của công ty (S4); Hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả (S5); Quan hệ tốt với khách hàng, với chủ đầu tư (S6). Và các điểm yếu cốt lõi của KIMEC là: Bộ máy cồng kềnh (W1); Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao (W2); Chính sách đãi ngộ người lao động chưa thu hút (W3); Khả năng đáp ứng tiến
độ, đơn đặt hàng chưa cao (W4); Máy móc thiết bị cũ kỷ, công nghệ lạc hậu (W5); Hoạt động đầu tư phát triển của công ty kém (W6).
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương này, tác giả khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của KIMEC giai đoạn 2009 đến 2013 và một vài số liệu liên quan trong năm 2014, đi sâu phân tích môi trường hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm phân tích các yếu tố môi trường bên trong, môi trường bên ngoài. Tác giả nhận định, đánh giá được những cơ hội và thách thức thông ma trận các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE); những điểm mạnh và điểm yếu thông qua ma trận các yếu tố bên trong (IFE). Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho KIMEC đến năm 2020 trong Chương 3.
CHƯƠNG 3:
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA KIMEC ĐẾN NĂM 2020
3.1Định hướng phát triển ngành đến năm 2020 3.1.1 Định hướng phát triển của Chính phủ 3.1.1 Định hướng phát triển của Chính phủ
* Định hướng phát triển ngành Điện lực:
Theo dự báo của EVN, nhu cầu sử dụng điện tăng bình quân 14%-15%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và tăng khoảng 11,5%/năm trong giai đoạn 2015-2020.
Thời gian vừa qua, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030. Chính phủ có định hướng rõ, đầu tư mới bằng lưới điện quốc gia hoặc nguồn điện tại chỗ (thủy điện nhỏ, cực nhỏ; pin mặt trời, gió kết hợp với nguồn diezen) để cấp điện cho khu vực nông thôn; đến năm 2015 có 100% số xã và 98,6% số hộ nông thôn có điện; đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện. Cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn nhằm góp phần đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, cung cấp điện có hiệu quả với chất lượng đảm bảo cho nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt của khu vực nông thôn. Đẩy mạnh chương trình điện khí hóa nông thôn nhằm góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp điện cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xây dựng cơ chế quản lý, đầu tư thuận lợi để duy trì và phát triển các nguồn điện ở những khu vực này 15.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020. Quan điểm của Chính phủ nêu rõ, thu hút mọi nguồn lực đầu tư phát triển lưới điện để cung cấp điện với chất lượng bảo đảm tại khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm tạo điều kiện cho người dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được sử dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống. Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân, Trung ương và địa phương cùng làm phát triển điện nông thôn. Kết hợp Chương trình cấp điện nông thôn với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các chương trình khác có liên quan trên địa bàn nông thôn, miền núi và hải đảo 16.
15
Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030.
16
Quyết định số 2081/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020.
Mục tiêu cấp điện cho khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo đến năm 2020 được thể hiện qua bảng 3.1 dưới đây.
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu ngành điện giai đoạn 2011-2020
Chỉ tiêu Đơn vị tính Giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020 Số xã được cấp điện Xã 40 17
Số thôn, bản được cấp điện Thôn, bản 2.500 9.640
Số hộ dân được cung cấp điện từ điện lưới
quốc gia Hộ dân 140.800 1.126.800
Số hộ dân được cung cấp điện từ nguồn
điện ngoài lưới điện quốc gia Hộ dân - 21.300
Nguồn: Quyết định số 2081/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, từng bước hình thành, phát triển thị trường điện cạnh tranh, đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện. Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải để đảm bảo an ninh hệ thống năng lượng quốc giao 17.
* Định hướng phát triển ngành Cơ khí và xây dựng:
Chính phủ định hướng cơ khí là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước. Tập trung phát triển ngành cơ khí một cách có hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực bên ngoài. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành cơ khí một cách có tổ chức, phân công và hợp tác hợp lý; đồng thời, tiếp tục đổi mới, sắp xếp phát triển và củng cố doanh nghiệp nhà nước về cơ khí đủ mạnh để giữ vai trò nòng cốt, là lực lượng chủ lực của ngành. Tập trung phát triển một số chuyên ngành, sản phẩm cơ khí trọng điểm nhằm khai thác, phát huy tốt nhất tiềm năng (tài nguyên, nguồn nhân lực) để đáp ứng các yêu cầu cơ bản của công cuộc phát triển đất nước. Tăng cường năng lực tự nghiên cứu, chế tạo; đồng thời, đẩy mạnh việc tiếp thu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến nhằm đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến của châu Á, tạo thêm nhiều sản phẩm cơ khí có khả năng cạnh tranh cao. Nâng cao khả năng chuyên môn hóa và hợp tác hóa, nâng cao năng lực của ngành cơ khí, tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác của đất nước.
17
Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09 tháng 06 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Định hướng đầu tư phát triển một số sản phẩm cơ khí trọng điểm để đáp ứng về cơ bản nhu cầu của nền kinh tế như: máy động lực, cơ khí phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, máy công cụ, cơ khí xây dựng, cơ khí ô tô-cơ khí giao thông vận tải. Đồng thời, đưa công nghiệp mới và thiết bị hiện đại vào sản xuất vật liệu xây dựng nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Hoàn thành việc chuyển đổi công nghệ các nhà máy sản xuất xi măng lò đứng sang lò quay trước năm 2016. Cân đối năng lực đồng bộ giữa nghiền xi măng với sản xuất clinker giữa các vùng với mức cao nhất. Tập trung sản xuất thiết bị, phụ tùng cho phương tiện vận tải đường bộ, ngành chiến biến nông lâm, thủy sản18.
* Định hướng phát triển ngành Nông nghiệp:
Chính phủ định hướng xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững; áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn vốn; nâng cao thu nhập và đồi sống của nông dân, ngư dân và người làm rừng.
Mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp được thể hiện qua bảng 3.2 dưới đây. Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2020
Chỉ tiêu Đơn vị tính Giai đoạn 2011-2020 Đến năm 2030 Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản
bình quân
%/năm 3,5 - 4,0 3,0 - 3,2
Tốc độ tăng trưởng giá trị nông lâm thủy sản bình quân
%/năm 4,3 - 4,7 4,0 - 4,3
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy Tỷ USD 40 60
Giá trị sản lượng bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp
Triệu đồng
70 100 - 120
Nguồn: Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Về chế biến lúa gạo: Đầu tư công suất chế biến công nghiệp đạt 25 triệu tấn/năm, đủ năng lực chế biến 60% tổng sản lượng thóc. Tuân thủ các quy trình công nghệ trong chuỗi sản xuất sản phẩm từ thu mua, sấy bảo quản, xay xát, dự trữ, lưu thông, đưa tỷ lệ gạo thu hồi trên 68%; giảm tổn thất sau thu hoạch lúa còn 5-6%; cải thiện chất lượng
18
Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09 tháng 06 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
gạo xuất khẩu: Tỷ trọng gạo 5-10% tấm chiếm 70% sản lượng, tỷ lệ hạt trắng bạc không quá 4%, tỷ lệ hạt hư hỏng không quá 0,2%, hạt vàng không quá 0,2%. Đến 2015, giá trị gia tăng của gạo xuất khẩu tăng 10-15% so với hiện nay do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm 19.
* Định hướng phát triển ngành công nghiệp Ô tô Việt Nam:
Chính phủ định hướng xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới. Chú trọng phát triển dòng xe tải nhỏ đa dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, ... phù hợp với điều kiện địa hình, hạ tầng giao thông trong nước với giá thành hợp lý, an toàn và tiện dụng. Tập trung vào dòng xe cá nhân kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng phù hợp với hạ tầng giao thông và thu nhập của người dân.
Mục tiêu sản xuất ô tô trong nước được thể hiện qua bảng 3.3 dưới đây. Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu sản xuất ô tô trong nước giai đoạn 2011-2020
Chỉ tiêu Đơn vị tính Đến năm 2020 Đến năm 2025 Đến năm 2035 Xe tải Chiếc 97.960 197.000 587.900 Xe chuyên dụng Chiếc 1.340 2.400 6.500 Xe đến 9 chỗ Chiếc 114.000 237.000 852.600 Xe từ 9 chỗ trở lên Chiếc 14.200 29.100 84.400
Nguồn: Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Mục tiêu tỉ lệ số xe sản xuất lắp ráp trong nước so với như cầu nội địa được thể hiện qua bảng 3.4 dưới đây.
Bảng 3.4. Tỉ lệ xe sản xuất lắp ráp ô tô trong nước giai đoạn 2011-2020
Chỉ tiêu Đơn vị