Thực trạng cấp tín dụng cầm cố hạt nhựa tại chi nhánh Ông Ích Khiêm

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY CẦM CỐ Ở NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (Trang 51)

Khiêm

2.3.4.5.1 Tình hình dư nợ

Những năm qua, ngành nhựa Việt Nam đã và đang trên đà phát triển và là một trong những ngành kinh tế trọng điểm được Nhà nước quy hoạch phát triển thành ngành kinh tế mạnh trong tương lai. Nhu cầu vốn của ngành này rất lớn trong khi các doanh nghiệp kinh doanh ngành nhựa hầu hết là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc huy động vốn của họ gặp nhiều khó khăn. Nắm bắt được tình hình và xu thế này, Ngân hàng Á Châu đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm Cho vay cầm cố lô hàng hạt nhựa nhằm phục vụ nhu cầu vay vốn bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh của đối tượng này. Sản phẩm này ra đời là một trong những giải pháp tối ưu giúp các doanh nghiệp giải quyết việc huy động nguồn vốn kinh doanh không mấy dễ dàng của mình. Vì thế, sản phẩm Cho vay cầm cố lô hàng hạt nhựa của ACB được các doanh

nghiệp ngành nhựa Việt Nam chào đón rất nhiệt tình. Có thể nói cho đến thời điểm hiện tại, sản phẩm này của ACB đã và đang từng bước phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn.

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ Sản phẩm cho vay cầm cố lô hàng hạt nhựa tại Chi nhánh Ông Ích Khiêm năm 2006-2007

Đơn vị tính: Quy đổi tương đương triệu đồng.

STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 2007/2006

+/- %

1 Cho vay ngoại tệ

quy đổi 9.069,60 12.788,00 3.718,40 41,00%

2 Cho vay nội tệ 5.257,70 7.211,19 1.953,49 37,15%

Tổng dư nợ 14.327,30 19.999,19 5.671,89 39,59%

Nguồn: Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ông Ích Khiêm năm 2006-2007. (Tỉ giá quy đổi 16.000VND/1USD) Năm 2007, nhu cầu vay vốn bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành nhựa tăng cao, tổng dư nợ tăng 5.671,89 triệu đồng (tăng 39,59%) so với năm 2006. Trong đó, dư nợ cho vay ngoại tệ quy đổi tăng 232.400 USD hay 3.718,4 triệu đồng (tăng 41%), dư nợ cho vay nội tệ tăng 1.953,49 triệu đồng (tăng 37,15%) so với năm 2006. Nhu cầu vay vốn bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh của ngành nhựa trong năm qua tăng cao.

Hiện tại, cung nguyên vật liệu ngành nhựa thị trường trong nước vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường này nên đa số nguyên vật liệu được nhập khẩu từ nước ngoài. Vì thế, mục đích vay vốn là bổ sung vốn lưu động mua nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài nên dư nợ cho vay ngoại tệ quy đổi của sản phẩm cho vay cầm cố lô hàng hạt nhựa luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ cho vay nội tệ. Tỷ trọng này trong năm 2006-2007 không có biến động nhiều, tỷ trọng dư nợ cho vay ngoại tệ quy đổi năm 2006 chiếm 63% và năm 2007 chiếm 64%. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay nội tệ là những khoản vay mua nguyên vật liệu trong nước; tuy nhiên, tỷ trọng này không cao, năm 2006 đạt 37%, năm 2007 đạt 36%. Việc cho vay bằng ngoại tệ đòi hỏi chi nhánh phải tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước và của ACB cũng nhưng thực hiện tốt công tác này.

Thị trường nhựa ngày càng mở rộng, các sản phẩm nhựa trở nên phổ biến và dần thay thế một số sản phẩm làm từ những chất liệu khác. Trong những năm gần đây, ngành nhựa vẫn luôn duy trì sự tăng trưởng liên tục, các sản phẩm nhựa đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường nội địa về bao bì sử dụng trong lĩnh vực tiêu dùng, xây dựng. Bên cạnh đó là nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm nhựa Việt Nam sang thị trường thế giới. Thời gian gần đây, nhựa được đánh giá là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất cả nước (chỉ đứng thứ 4 sau cơ khí, hạt tiêu và cà phê) với những thị trường xuất khẩu còn hết sức rộng lớn và không quá khó để thâm nhập. Hiện nay, sản phẩm nhựa của Việt Nam đã có mặt tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là dấu hiện đáng mừng cho ngành nhựa Việt Nam và là cơ hội tốt cho sự phát triển sản phẩm Cho vay cầm cố lô hàng hạt nhựa của Ngân hàng Á Châu nói chung và chi nhánh Ông Ích Khiêm nói riêng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY CẦM CỐ Ở NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (Trang 51)