dụng
Trong hoạt động tín dụng, công tác thẩm định trước khi cho vay và kiểm tra giám sát sau khi cho vay là rất quan trọng. Công tác này giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.
Để có thể nắm bắt được thông tin khách hàng một cách chính xác hơn, các nhân viên tín dụng cần phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ nhau trong công tác tiếp xúc, thu thập, xử lý thông tin và thẩm định khách hàng.
Một trong những yêu cầu đảm bảo chất lượng tín dụng là khâu kiểm tra chứng từ. Để công tác này được hoàn thành tốt, nhân viên tín dụng cần phối hợp với bộ phận Pháp lý chứng từ trong việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ pháp lý của khách hàng, các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản và các giấy tờ pháp lý khác. Bên cạnh đó, phương thức thanh toán bằng L/C qua ngân hàng thì cần thiết trên hết là sự phù hợp và chính xác của bộ chứng từ khi được gửi về ngân hàng. Do đó, nhân viên tín dụng cũng cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận Thanh toán quốc tế trong việc kiểm tra bộ chứng từ, hợp đồng thương mại, giấy tờ hải quan của lô hàng hạt nhựa cầm cố ... Thẩm định lô hàng hạt nhựa nhập khẩu làm tài sản cầm cố là khâu quan trọng nhất trong công tác thẩm định. Để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong công tác thẩm định giảm thiểu rủi ro tín dụng, chi nhánh cần phải phối hợp chặt chẽ với Phòng thẩm định tài sản trong công tác thẩm định lô hàng hạt nhựa nhập khẩu, đảm bảo lô hàng hạt nhựa đúng chất lượng và số lượng ghi trong hợp đồng và bộ chứng từ hàng hoá, tránh trường hợp lô hàng nhập khẩu kém chất lượng, không đảm bảo số lượng, không phải là loại hạt nhựa mà khách hàng đã cam kết cầm cố cho ACB để đảm bảo khoản vay. Đồng thời, nhân viên tín dụng chi nhánh cũng cần tranh thủ học hỏi những kiến thức cơ bản về loại hàng hoá đặt biệt này để có thể nhạy bén hơn trong quá trình tác nghiệp như công tác kiểm tra kho định kỳ trong quá trình lô hàng được lưu giữ.
Thu hồi nợ là khâu quan trọng nhất trong hoạt động kiểm soát sau cho vay, vì thế công tác nhắc nợ, tiến hành thu lãi vay và vốn gốc đúng hạn cần được thực hiện tích cực. Nhân viên tín dụng chi nhánh cần chủ động hơn trong hoạt động tìm hiểu đặc điểm, tính cách và thói quen của từng khách hàng để có kế hoạch nhắc nợ phù hợp với từng đối tượng. Giúp khách hàng yên tâm về khoản thời gian trả nợ đã được thông báo trước và nhắc nhở khi đến hạn, điều này thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của nhân
viên tín dụng, góp phần tăng uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, đồng thời giảm thiểu tình trạng khách hàng không chuẩn bị kịp nguồn tiền để thanh toán khoản nợ đến hạn do khách hàng quên hay nhớ nhầm ngày trả nợ. Công tác này cũng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và chất lượng dịch vụ của chi nhánh Ông Ích Khiêm nói riêng và của ACB nói chung trên thị trường. Song song với việc nhắc nợ là sự nhạy bén trong việc tiếp xúc với khách hàng khi họ gặp khó khăn hoặc ý định không trả nợ thì nhân viên tín dụng phải chủ động trình báo cấp trên dể gia tăng mức độ quan sát và theo dõi, trong những trường hợp cần thiết có thể phải xử lý thu hồi nợ trước hạn.
Sau khi giải ngân, công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình của khách hàng cần được nhân viên tín dụng lập kế hoạch kiểm tra cụ thể. Nhắc nhở khách hàng bổ sung những giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn đúng thời gian cam kết. Định kỳ và đột xuất đến thăm cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng để nắm bắt kịp thời hoạt động và những biến động xảy ra trong doanh nghiệp để có những biện pháp giúp đỡ và xử lý khi cần thiết.
Khi đã tất toán khoản vay thì không có nghĩa là khách hàng đó đã hết nhu cầu, vì thế mỗi nhân viên tín dụng cần phải tiếp tục theo dõi, quan tâm bằng việc thăm hỏi hoạt động của doanh nghiệp, nhu cầu của doanh nghiệp cũng như nhu cầu của cá nhân và nếu có thể là cả nhu cầu của người thân quen của khách hàng để có thể đáp ứng kịp thời những nhu cầu mới phát sinh. Tránh tình trạng mất khách hàng do thiếu sự quan tâm.