Những ảnh hưởng của tiến trình hội nhập quốc tế đến cung – cầu sản

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY CẦM CỐ Ở NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (Trang 68)

BOPP, OPP lên 24.000 tấn/năm; đầu tư mới các dự án PS 60.000 tấn năm, nhựa kỹ thuật 10.000 tấn/năm, đưa nguyên liệu trong nước đạt 1,5 triệu tấn/năm so tổng nhu cầu 4,2 triệu tấn/năm.

 Việc xây dựng nhà máy sản xuất màng BOPP – một vật liệu bao bì cao cấp được sử dụng cho nhiều sản phẩm trên nhiều lĩnh vực khác nhau như bao bì thuốc lá, thực phẩm, may mặc, bột giặt ... đang phải nhập khẩu 100% và có tốc độ phát triển cao, tới 30% trong những năm qua, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự phát triển không chỉ đối với Tổng công ty Nhựa Việt Nam, mà cả ngành nhựa nói chung.

3.1.5.2 Những ảnh hưởng của tiến trình hội nhập quốc tế đến cung – cầu sản phẩm phẩm

 Khi gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế có nghĩa là ngành nhựa Việt Nam sẽ có cơ hội giao thương ngày càng nhiều hơn cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh mạnh mẽ hơn.

 Nhu cầu thị trường còn rất lớn. 90% nguyên vật liệu đầu vào của các doanh nghiệp nhựa trong nước là hàng nhập khẩu. Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO nên thuế suất nhập khẩu nguyên liệu nhựa sẽ giảm, thủ tục hải quan sẽ thông thoáng hơn ... nhờ đó tiết kiệm được chi phí đầu vào của các doanh nghiệp trong nước.

 Tuy nhiên, việc phụ thuộc quá mức vào nguồn nguyên liệu, cơ khí chế tạo khuôn mẫu ... có thể trở thành rủi ro bất cứ lúc nào, nhất là khi nền kinh tế bước vào giai đoạn hội nhập. Nếu không được đầu tư chuẩn bị tốt sẽ dẫn đến tình trạng các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất cầm chừng khi nguồn nguyên liệu khan hiếm hoặc có biến động lớn.

 Tiến trình hội nhập quốc tế đã đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp nhựa Việt Nam về việc phát triển thị trường xuất khẩu cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại của Nhật và Châu Âu.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY CẦM CỐ Ở NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (Trang 68)