trình Vật lí đại cƣơng 1 của trƣờng ĐH Công nghệ giao thông vận tải
Chƣơng "Động lực học của vật rắn chuyển động" là chƣơng thứ ba trong chƣơng trình vật lí đại cƣơng 1 của trƣờng ĐH Công nghệ giao thông vận tải. Hai chƣơng trƣớc nghiên cứu về động học và động lực học chất điểm. Nhƣ vậy khi nghiên cứu đến chƣơng này, sinh viên đã có những kiến thức hết sức cơ bản về chất điểm. Động lực học vật rắn là nội dung mới với hầu hết sinh viên. Đối với sinh viên học chƣơng trình Vật lý 12 nâng cao, các em đã đƣợc học về vật rắn nhƣng các khái niệm, định luật chủ yếu đƣợc trình bày dƣới dạng công nhận, các biểu thức của định lý, định luật đều đƣợc biểu diễn dƣới dạng đại số cho nên không làm nổi bật tính tổng quát và bản chất vật lý của hiện tƣợng.
Nhƣ vậy khi học chƣơng này, sinh viên đã có nền tảng kiến thức nhất định, xong vẫn gặp phải khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức mới. Trong chƣơng trình vật lí đại cƣơng 1 của trƣờng ĐH Công nghệ giao thông vận tải, chƣơng "động lực học của vật rắn chuyển động" gồm có 3 bài:
Bài 3.1. Khối tâm - chuyển động tịnh tiến của vật rắn
Bài 3.2. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
Bài 3.3. Các định lí mômen động lượng - định luật bảo toàn mômen động lượng
Kết thúc chƣơng có tiết thảo luận về "Chuyển động của con quay", đƣợc coi nhƣ là ứng dụng của các định lí mômen động lƣợng và định luật bảo toàn mômen động
lượng. Ngoài ra sinh viên còn được tiến hành thí nghiệm đo mômen quán tính của một số vật đặc biệt và nghiệm lại định luật Steiner - Huyghens ở một buổi thí nghiệm riêng.
Kiến thức của chƣơng này có thể đƣợc áp dụng trong việc giải thích những hiện tƣợng đơn giản trong cuộn sống hằng ngày nhƣ việc "mở cánh cửa thế nào cho dễ dàng?", "tại sao xe đạp, xe máy có hai bánh mà khi đi không bị đổ?"… hay giải thích đƣợc một số nguyên lý trong việc chế tạo các thiết bị kĩ thuật trong ngành giao thông vận tải nhƣ "máy bay, tàu thủy, tên lửa, thủy lôi giữ hƣớng bay nhƣ thế nào?", "tại sao nòng súng lại có các rãnh xoắn để viên đạn bay ra sẽ quay rất nhanh?"…