Tổ chức seminar để phát huy hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của sinh

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học chương động lực học của vật rắn chuyển động chương trình vật lý đại cương 1 cho sinh viên đại học công nghệ giao thông vận tải nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự (Trang 40)

chủ của sinh viên

a) Các bƣớc tiến hành buổi học theo hình thức seminar

Một buổi học seminar (với một đề tài cho trƣớc, theo quy mô một lớp học) thƣờng đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau đây:

- Chuẩn bị:

+ Nêu đề tài thuyết trình, thảo luận: Đề tài là những vấn đề cơ bản của chƣơng trình môn học, gây đƣợc hứng thú sáng tạo, nghiên cứu của sinh viên; sinh viên chọn trong phạm vi đề tài giảng viên khống chế, hoặc tự đề xuất.

+ Phân công thuyết trình: Sinh viên xung phong kết hợp với sự chỉ định của giáo viên sao cho có đồng đều ba loại sinh viên trung bình, khá, giỏi.

+ Nghiên cứu tài liệu (hoặc thực tiễn): Tất cả sinh viên đều thực hiện, giáo viên có gợi ý, hƣớng dẫn và nêu những điểm cần chú ý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29

+ Viết bài thuyết trình: Giảng viên gợi ý cấu trúc, độ dài và hình thức trình bày. Bài thuyết trình tránh sao chép lại nguyên văn giáo trình mà phải có sự tổng hợp, khái quát, đối chiếu so sánh nhất định giữa các tài liệu (quan điểm); phải có ý kiến riêng của sinh viên; giảng viên không cần đọc duyệt bài thuyết trình, để cho sinh viên tập bảo vệ quan điểm của mình; phôtô bài thuyết trình với số lƣợng vừa đủ để nhiều sinh viên trong lớp cùng theo dõi.

- Thực hiện

+ Tổ chức lớp học : Lớp học nên sắp xếp theo hình vòng tròn hoặc chữ U (khi cần sử dụng bảng và các phƣơng tiện kỹ thuật) để tạo cảm giác đối thoại thân thiện. Giảng viên chọn một chỗ ngồi thích hợp giữa các sinh viên sao cho vừa gần gũi vừa dễ dàng điều khiển, quán xuyến đƣợc quá trình thảo luận. Những việc giảng viên cần làm trong seminar : Giới thiệu ngƣời thuyết trình, nhận xét việc thuyết trình, tổ chức cho sinh viên thảo luận, tranh luận, kết luận, tổng kết. Sinh viên có thể đứng tại chỗ để thuyết trình, đặt câu hỏi hoặc trình bày ý kiến. Những sinh viên tự tin hơn có thể lên trƣớc lớp.

+ Thuyết trình: Thuyết trình kết hợp xen kẽ với thảo luận. Mỗi sinh viên trình bày trong khoảng bao lâu là tùy vào quỹ thời gian và nội dung đƣợc trình bày, dựa vào đề cƣơng để nói, chỉ đọc trong những trƣờng hợp cần thiết, có thể sử dụng bảng hoặc các phƣơng tiện kỹ thuật để minh họa; tốc độ trình bày vừa phải, có nhắc lại những điểm quan trọng để ngƣời nghe dễ ghi chép. Sau khi sinh viên thuyết trình xong, giáo viên nhận xét sơ lƣợc về nội dung và cách trình bày, và chuyển qua phần thảo luận.

+ Thảo luận, tranh luận: Sinh viên đặt câu hỏi liên quan về đề tài vừa đƣợc thuyết trình cho ngƣời trình bày hoặc cho giáo viên. Câu hỏi không nên chỉ tập trung vào câu hỏi nhận diện, câu hỏi chất vấn - giải thích, mà chủ yếu là câu hỏi phân tích lý giải, câu hỏi so sánh - đối chiếu, câu hỏi liên hệ - phát triển đề tài. Ngƣời trả lời đƣợc phép chuẩn bị một thời gian cần thiết và có thể tham khảo các ý kiến của các sinh viên trong nhóm. Giáo viên khẳng định lại ý kiến đã trả lời và bổ sung mở rộng nâng cao ở những chỗ cần thiết. Trong trƣờng hợp có sự bất đồng giữa các sinh viên, giáo viên sẽ là ngƣời đứng ra để làm sáng tỏ vấn đề đang thảo luận, tranh luận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30

b) Những biện pháp phát huy hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của sinh viên trong hoạt động seminar

Để cho buổi seminar đạt kết quả tốt đẹp, giảng viên và sinh viên cần làm tốt một số yêu cầu sau:

- Chuẩn bị của giảng viên: Cần giao nhiệm vụ cụ thể cho sinh viên, yêu cầu sinh viên chuẩn bị trong một khoảng thời gian nhất định và thƣờng xuyên kiểm tra tiến độ công việc, kịp thời có những hƣớng dẫn, nhắc nhở. Giảng viên cần chuẩn bị sẵn những câu hỏi giành cho mỗi vấn đề mà sinh viên sẽ trình bày. Câu hỏi ở đây có thể là hỏi sinh viên giải thích một vấn đề nào nó hoặc câu hỏi để mở ra vấn đề cho sinh viên thảo luận. Ngoài ra, giảng viên cũng phải phán đoán đƣợc xu hƣớng tranh luận của sinh viên cũng nhƣ những sai lầm mà sinh viên thƣờng hay mắc phải, những thắc mắc mà sinh viên hay hỏi, khi tìm hiểu về một nội dung kiến thức nhất định. Khi làm tốt các yêu cầu trên, giảng viên sẽ thực sự định hƣớng đƣợc buổi seminar, tránh tình trạng buổi seminar quá tẻ nhạt.

- Chuẩn bị của sinh viên: Công tác chuẩn bị cho buổi seminar cần phải đƣợc thực hiện chu đáo, tỉ mỉ. Ngoài các phƣơng tiện thuyết trình truyền thống tranh ảnh, sách báo thì sinh viên cần vận dụng các phƣơng tiện hiện đại nhƣ máy vi tính, các file trình chiếu, video, máy chiếu,… Sau khi chuẩn bị, sinh viên nên có thời gian tập thuyết trình trƣớc. Khi việc chuẩn bị đƣợc tiến hành kĩ càng, sinh viên sẽ tự tin hơn trong lúc trình bày, thảo luận; và khi đã có sự tự tin, các em sẽ tích cực hơn trong việc đặt ra những câu hỏi hay bảo vệ quan điểm của mình. Ngoài ra, sinh viên tránh tình trạng sao chép y nguyên bài giảng, giáo trình , tài liệu mà giáo viên cung cấp, ở đây các em có thể trích dẫn trong sách vở nhƣng cần diễn đạt theo cách hiểu của mình, tức là bài thuyết trình phải mang màu sắc cá nhân hay của nhóm, thậm chí là đƣa ra một hƣớng nhìn nhận vấn đề, một quan điểm hoàn toàn mới.

- Chuẩn bị về cơ sở vật chất: Cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất tối thiểu cho hoạt động seminar nhƣ; phòng học, bàn ghế, bảng, máy vi tính, máy chiếu,… các phƣơng tiện dạy học nêu trên cần đƣợc bố trí cho hợp lý với một buổi seminar.

- Thời lƣợng trình bày: Thƣờng từ 30 phút đến 90 phút tùy loại hình seminar và nội cần trình bày dài hay ngắn, khó hay dễ. Cần bố trí thời gian giữa các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31

phần cân đối giữa các hoạt động giới thiệu bài thuyết trình, trình bày nội dung, hỏi và thảo luận, thu nhận thông tin phản hồi cho đánh giá và rút kinh nghiệm. Thời gian giành cho trình bày nội dung cần hợp lý, nếu thời gian này ngắn quá, sinh viên không đủ thời gian trình bày hết phần trọng tâm. Ngƣợc lại, nếu thời gian quá dài có thể gây nhàm chán, mất sự chú ý và hứng thú của sinh viên khác.

- Đảm bảo tính ngang nhau giữa các nhóm sinh viên: Ngay từ khi giao nhiệm vụ nghiên cứu, nếu cần chia nhóm, giảng viên phải phân chia các nhóm đều nhau về số lƣợng. Trong mỗi nhóm, số sinh viên khá, giỏi và sinh viên yếu kém phải nhƣ nhau; nội dung giao cho mỗi nhóm cũng phải ở mức độ khó dễ gần nhƣ nhau.

- Đảm bảo mỗi sinh viên đều đƣợc tham gia tích cực vào quá trình tổ chức seminar: Khi giao nội dung thuyết trình cho mỗi nhóm, nếu điều kiện cho phép, giáo viên phân công luôn nhiệm vụ của từng sinh viên trong nhóm, hoặc để cho nhóm tự giao nhƣng phải đảm bảo rằng, tất cả sinh viên trong nhóm đều phải hoàn thành một phần hay toàn bộ nội dung của nhóm mình, tránh tình trạng trong một nhóm chỉ có vài sinh viên thực hiện nhiệm vụ. Chỉ khi nào sinh viên chủ động tham gia xây dựng nội dung thuyết trình, sinh viên đó mới có hứng thú và tích cực hơn trong buổi seminar trên lớp. Trong quá trình thảo luận, mọi sinh viên đều có quyền đƣợc đặt ra câu hỏi, đƣợc giải đáp thắc mắc hoặc phản biện lại những ý kiến của sinh viên khác để bảo vệ quan điểm của mình đƣa ra.

- Giảng viên vừa là ngƣời điều hành buổi seminar, vừa là ngƣời tham dự: Khác với các hình thức dạy học khác, những thông tin và kiến thức đƣợc cung cấp trƣớc lớp chủ yếu là từ sinh viên. Giảng viên cũng là ngƣời tham dự seminar nhƣ các sinh viên khác, sinh viên thuyết trình cho cả lớp nghe chứ không phải cho riêng giảng viên. Nhƣng vào những tình huống cần thiết, chẳng hạn nhƣ vấn đề sinh viên thảo luận rơi vào bế tắc, sinh viên tranh luận nhƣng có những quan điểm mâu thuẫn nhau thì giảng viên lại đóng vai trò là cố vấn để giải thích. Nhƣ vậy, việc chuyển đổi giữa hai vai trò trên một cách kịp thời và hợp lý là vô cùng cần thiết, có nhƣ vậy buổi seminar mới thực sự sôi nổi và tránh đƣợc căng thẳng cho sinh viên. Nhƣ đã nói ở trên, vị trí ngồi của giảng viên cũng phải đảm bảo vừa tạo sự gần gũi với sinh viên, vừa thuận tiện cho việc điều hành hoạt động seminar.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học chương động lực học của vật rắn chuyển động chương trình vật lý đại cương 1 cho sinh viên đại học công nghệ giao thông vận tải nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)