- Tính tự chủ có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Khi con ngƣời đã có một ít vốn sống, đã tích lũy đƣợc những kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo nhất định, họ muốn tự hoạt động dƣới những hình thức khác nhau để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Trong quá trình này họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra để đạt đến mục đích. Vì vậy, họ phải tiếp tục học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, suy nghĩ tìm tòi… và nhờ vậy mà năng lực ngày càng hoàn thiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18
hơn. Các phẩn chất nhƣ : tính kiên trì, vƣợt khó, không ngại gian khổ, khiêm tốn, giản dị, tự chủ tự cƣờng… đƣợc rèn luyện và phát triển.
- Tính chủ ảnh hưởng đến tính tích cực, sáng tạo. Tính tích cực và tính tự chủ có liên quan mật thiết với nhau. Khi đã hoạt động tự chủ có nghĩa là không dựa dẫm vào ngƣời khác, mà phải nỗ lực phát huy sức mạnh của bản thân để giải quyết vấn đề. Nhƣ vậy giữa tính tích cực và tính tự chủ có mối liên hệ chặt chẽ
Tính tự chủ cũng có quan hệ chặt chẽ với tính sáng tạo.
- Tính tự chủ và việc rèn luyện đạo đức, tư cách. Tính tự chủ làm cho con ngƣời đƣợc rèn luyện trong thực tiễn, sớm trƣởng thành, phát triển tốt cả trí tuệ, tâm hồn, ý chí và sức khỏe.
- Tính tự chủ và xúc cảm. Hiện nay ngƣời ta đã chứng minh đƣợc rằng trí thông minh xúc cảm có vai trò to lớn cho những thành tích xuất sắc của con ngƣời, đặc biệt là trong xã hội phát triển. Trí thông minh xúc cảm có mối liên hệ mật thiết với tính tự chủ, đƣợc hình thành thông qua tính tự chủ, đồng thời chi phối đến tính tự chủ nhận thức.