Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học chương động lực học của vật rắn chuyển động chương trình vật lý đại cương 1 cho sinh viên đại học công nghệ giao thông vận tải nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự (Trang 26)

Tính tích cực nhận thức của sinh viên là kết quả của một quá trình lâu dài chứ không thể có đƣợc trong một thời gian ngắn. Mặt khác cần phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau, kết hợp giữa giáo dục trong nhà trƣờng và gia đình, xã hội. Để phát huy tính tích cực nhận thức cho sinh viên cần làm tốt một số biện pháp sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 15

- Giác ngộ ý thức học tập, kích thích tinh thần trách nhiệm và hứng thú học tập của các em bằng cách nói lên ý nghĩa lí thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng của những vấn đề nghiên cứu.

- Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt hằng ngày cũng nhƣ chuyên ngành đang theo học của sinh viên. Nội dung cần phải vừa sức, nếu nội dung quá dễ sẽ gây nhàm chán, ngƣợc lại nếu nội dung quá khó sẽ không phát huy đƣợc tính tích cực của sinh viên thậm chí còn ngƣợc lại.

- Tạo không khí thuận lợi cho sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập. Đƣa ra những câu hỏi mở, những gợi ý để tạo điều kiện cho các em phát biểu ý kiến cá nhân của mình về vấn đề đặt ra, cùng thảo luận hoặc trao đổi theo nhóm. Có nhƣ vậy các em mới có hứng thú hơn trong học tập, từ đó tính tích cực cũng đƣợc phát triển hơn.

- Tích cực hóa hoạt động của sinh viên: Là sử dụng các biện pháp dạy học làm chuyển biến việc học từ chỗ là sự học, sự bắt chƣớc, sự tái hiện, sự ghi nhớ, sao chép, ôn luyện máy móc… trở thành hoạt động học tập có động cơ, có mục đích xác định với hệ thống những hành động cụ thể, đƣợc tiến hành với những phƣơng pháp, phƣơng tiện thích hợp, có kỹ năng, có kế hoạch dựa trên cơ sở tự giác, tích cực, chủ động tiến hành các nhiệm vụ học tập đã đề ra nhằm tiến hành và phát triển nhân cách ngƣời học. Vì vậy, để tăng thời gian cho hoạt động trong giờ học thì cho sinh viên thảo luận, tiến hành seminar, cần nêu cao câu hỏi có tính gợi mở cho sinh viên mà trong giáo trình không đề cập đến. Khi chủ đề cần tranh luận thu hút đƣợc tất cả sinh viên trong lớp tham gia, điều đó có nghĩa là buổi học rất thành công, và tính tích cực trong hoạt động học tập của sinh viên đạt đến cao độ, chắc chắn bài học đó sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

- Sử dụng câu hỏi phát huy tính tích cực của sinh viên: Câu hỏi phát huy tính tích cực không có sẵn nội dung trả lời mà buộc sinh viên phải suy nghĩ, tìm tòi giải quyết các vấn đề. Ví dụ nhƣ một số dạng câu hỏi sau:

+ Câu hỏi đi tìm nguyên nhân, thƣờng bắt đầu với "Tại sao…?" Tại sao khi xây cầu ngƣời ta lại không xây vồng xuống ?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 16

+ Câu hỏi yêu cầu giải thích bản chất hiện tƣợng: Giải thích màu sắc của cầu vồng ?

Tại sao không đƣợc đổ nƣớc sôi vào ly thủy tinh dày ? + Câu hỏi so sánh sự giống và khác nhau:

So sánh hiện tƣợng quang điện trong và hiện tƣợng quang điện ngoài ? So sánh véctơ mômen động lƣợng và véctơ động lƣợng ?

So sánh lực từ và lực Lo - ren - xơ ? + Câu hỏi so sánh mức độ hơn kém:

So sánh độ lớn góc tới và góc khúc xạ khi chiếu tia sáng từ không khí vào thủy tinh ?

So sánh vận tốc truyền âm thanh trong chất lỏng, chất rắn và chất khí ? So sánh bƣớc sóng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gamma ? + Câu hỏi tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức:

Tại sao ta có thể nói ánh sáng mang lƣỡng tính sóng hạt ? Nguyên nhân gây ra hiện tƣợng cảm ứng điện từ ?

Tuy nhiên khi sử dụng câu hỏi, giảng viên cần lƣu ý đến những vấn đề sau: + Câu hỏi phải vừa sức với sinh viên, phù hợp với trình độ, điều kiện học tập và thời gian trả lời. Câu hỏi không nên quá khó làm cho sinh viên không thể trả lời đƣợc, nhƣng cũng không quá dễ sẽ làm sinh viên không có cơ hội tƣ duy.

+ Câu hỏi phải ngắn gọn.

+ Câu hỏi phải định hƣớng rõ ràng, nhằm đúng bản chất vấn đề trong tâm bài học.

+ Câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn sẽ là yếu tố kích thích sự tập trung chú ý của sinh viên. Ví dụ: Tại sao khi mặc áo xanh vào phòng kín có đèn màu đỏ, chiếc áo có màu đen ?

- Chuẩn bị về năng lực, trình độ chuyên môn cho giảng viên nhƣ:

+ Chuẩn bị về năng lực: Nâng cao kỹ năng tiến hành thí nghiệm, kỹ năng tổ chức các buổi seminar, kỹ năng nghiên cứu khoa học,… Giảng viên phải thƣờng xuyên đọc các giáo trình, tài liệu khác nhau, nghiên cứu sâu và tỉ mỉ từng đơn vị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 17

kiến thức nhỏ, đồng thời tổng hợp, bao quát toàn bồ chƣơng trình giảng dạy, cập nhật thông tin mới nhất về những vấn đề thuộc nội dung bài giảng.

+ Chuẩn bị về chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm: nâng cao kỹ năng sử dụng các phƣơng tiện dạy học khác nhau, biết kết hợp hài hòa những phƣơng pháp dạy học truyền thống và hiện đại sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên để thực hiện tốt các biện pháp trên, cần phải có những điều kiện thích hợp nhƣ:

- Có đủ trang thiết bị tối thiểu cho quá trình học tập. - Đƣợc học trong môi trƣờng sƣ phạm thuận lợi.

- Có kiến thức cơ bản, kĩ năng cần thiết giúp học sinh viên nhận ra vấn đề cần giải quyết cũng nhƣ đủ nền tảng kiến thức để giải quyết các vấn đề đó.

- Phải ý thức đƣợc nhiệm vụ, mục đích học tập của bản thân. Có khả năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập từ đó tự điều chỉnh quá trình học tập của bản thân.

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học chương động lực học của vật rắn chuyển động chương trình vật lý đại cương 1 cho sinh viên đại học công nghệ giao thông vận tải nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)