Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của sinh viên

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học chương động lực học của vật rắn chuyển động chương trình vật lý đại cương 1 cho sinh viên đại học công nghệ giao thông vận tải nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự (Trang 32)

Để tính tự chủ của sinh viên trong học tập trở thành hiện thực, một nhân tố quan trọng là phải bồi dƣỡng kĩ năng tự học cho các em.

a) Tạo động cơ học tập:

+ Động cơ tạo ý: Chính là đối tƣợng hoạt động mà kết quả là sau khi chiếm lĩnh kiến thức, chủ thể thỏa mãn nhu cầu đƣợc vật chất hóa trong đối tƣợng.

+ Động cơ không tạo ý: Là những động cơ thỏa mãn nhu cầu mà đối tƣợng của nó bám theo đối tƣợng của hoạt động và khi đối tƣợng hoạt động đƣợc chiếm lĩnh, chủ thể thỏa mãn nhu cầu đó.

Một hoạt động bao giờ cũng đƣợc thúc đẩy bởi động cơ tạo ý, tuy nhiên nó còn đƣợc thúc đẩy bởi nhiều động cơ không tạo ý, chúng đƣợc sắp xếp theo thứ bậc trong đó động cơ tạo ý đứng trên cao nhất. Vì vậy khi hình thành động cơ học tập cho sinh viên, giảng viên cần phải chú ý đến động cơ tạo ý nhƣng không thể bỏ qua các động cơ thúc đẩy khác.

Động cơ học tập môn vật lý, thƣờng có đƣợc qua việc hiểu và đón nhận những mục tiêu khá hấp dẫn và cụ thể mà bộ môn vật lý đã mang lại, chúng thƣờng gần với nhu cầu ham hiểu biết của tất cả sinh viên nhƣ: khi nắm vững kiến thức này, các em có thể hiểu và giải thích hiện hƣợng khác…

Ví dụ: Trƣớc khi học chƣơng cảm ứng điện từ, giảng viên có thể đặt vấn đề: Chúng ta đã biết máy phát điện biến cơ năng thành điện năng, vậy có bao giờ các em tự hỏi: máy phát điện biến cơ năng thành điện năng dựa trên nguyên tắc nào? Để trả lời câu hỏi đó, ta đi nghiên cứu chƣơng "cảm ứng điện từ" .

b) Kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học - Kế hoạch tự học

Có kế hoạch học tập tốt là một trong những điều kiện ban đầu quan trọng để thành công trong học tập. Kế hoạch tự học là sự sắp xếp các nội dung học tập đƣợc tiến hành trong thời gian hợp lí của mỗi học sinh, sinh viên nhằm thực hiện tốt chƣơng trình đào tạo [11]. Xác định nội dung tự học phải hƣớng tới bổ sung và hoàn thiện kiến thức, đào sâu và mở rộng những hiểu biết, hoàn thành những nhiệm vụ học tập đƣợc giao của mỗi cá nhân. Vì vậy xây dựng kế hoạch tự học phải do chính mỗi cá nhân sinh viên thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 21

- Nguyên tắc xây dựng kế hoạch tự học:

+ Đảm bảo xen kẽ, luân phiên một cách hợp lí các dạng tự học có tính chất khác nhau: Trong quá trình tự học, sinh viên sẽ phải tiến hành lao động trí óc căng thẳng, vỏ não bị hƣng phấn ở những vùng nhất định. Nếu chỉ dùng một kích thích (học một hình thức) thì vỏ não sẽ bị ức chế và điều này dẫn đến năng lực làm việc của sinh viên sẽ giảm sút. Để khắc phục, sinh viên cần thay đổi và luân phiên các dạng hoạt động tự học, chẳng hạn có thể chuyển từ đọc sách, nghiên cứu lí thuyết sang làm bài tập.

+ Đảm bảo xen kẽ, luân phiên hợp lí giữa tự học và nghỉ ngơi

Nếu tự học liên tục trong thời gian dài, khả năng chú ý, trí nhớ và tƣ duy của sinh viên sẽ bị giảm sút, vì vậy cần phải xen kẽ giữa thời gian tự học và thời gian nghỉ ngơi.

+ Đảm bảo tính mềm dẻo, tính thực tế của kế hoạch tự học

Kế hoạch tự học cần đƣợc xây dựng mềm dẻo và thực tế nhƣ : Ƣu tiên công việc quan trọng, có phƣơng án thay đổi trình tự các hoạt động học tập, có thời gian dự trữ cho mỗi kế hoạch học tập, sắp xếp thời gian để bảo đảm thực hiện công việc của kế hoạch trƣớc đó.

- Kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học : Là kĩ năng bố trí, sắp xếp các công việc, phân phối thời gian cho từng công việc, xác định phƣơng pháp và các hình thức tổ chức thực hiện từng công việc và mức độ hoàn thành của cá nhân [13].

Các bƣớc lập kế hoạch tự học :

+ Liệt kê tất cả các công việc cần tiến hành, căn cứ vào kế hoạch giảng dạy, nhiệm vụ học tập đƣợc giao và các công tác của lớp, của cá nhân.

+ Xác định quỹ thời gian tự học.

+ Phân biệt thời gian cho từng công việc và xác định khoảng thời gian thực hiện mục tiêu.

+ Kiểm tra lại tính hợp lí của kế hoạch học tập, tức là trả lời các câu hỏi: Công việc hoặc thời gian có trùng không ? Khả năng thực hiện công việc đã hợp lí chƣa?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 22

Xây dựng kế hoạch tự học nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, do đó ngƣời học cần kiên trì, quyết tâm với sự nỗ lực rất lớn để thực hiện đúng kế hoạch. Muốn vậy ngƣời học cần:

+ Rèn luyện cách làm việc độc lập + Có phƣơng pháp và kĩ năng tự học

+ Tập trung tƣ tƣởng, không để những tác động bên ngoài ảnh hƣởng + Kiên trì cố gắng, không nản chí

+ Tiết kiệm thời gian

+ Tự kiểm tra, kết hợp với sự kiểm tra của giảng viên

+ Đảm bảo các điều kiện tự học nhƣ không gian học, tài liệu, sức khỏe… c) Nghe và ghi bài giảng

- Các giai đoạn nghe giảng

+ Chuẩn bị nghe giảng: Chuẩn bị nghe giảng giúp ngƣời học phát hiện ra điều cần tập trung và hƣớng sự tập trung của mình vào chỗ cần chú ý nghe giảng. Chuẩn bị nghe giảng gồm các bƣớc

Bƣớc 1: Tìm hiểu trƣớc bài học

Bƣớc 2: Xem và nhớ lại những bài đã học

Bƣớc 3: Xem qua nội dung bài giảng, đánh dấu những chố khó, chƣa hiểu để khi nghe giảng sẽ chú ý nhiều hơn đến phần đó

Bƣớc 4: Xác định các công việc cần làm ( cách nghe, cách dùng chữ viết tắt, cách dùng các kí hiệu, …) và chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho việc nghe giảng

Bƣớc 5: Xác định và chuẩn bị tinh thần tiếp thu bài giảng

Tóm lại: Chuẩn bị nghe giảng là đọc và nghiên cứu sơ bộ nội dung bài giảng, xác định nội dung nào cần tập trung nghe để hiểu, nội dung nào cần ghi đầy đủ, nội dung nào cần ghi tóm tắt.

+ Nghe giảng: Nội dung nghe giảng có phần chính, phụ và phần liên kết giữa các phần chính, phụ. Phần chính đƣợc nhận biết qua các dấu hiệu nhƣ số lần các từ hoặc cụm từ đƣợc sử dụng, các kí hiệu, kí tự đặc biệt và cách biểu hiện của thầy giáo khi trình bày. Khi nghe giảng sinh viên cần tóm tắt các điểm chính sau đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 23

tóm tắt mỗi điểm quan trọng. Việc trình bày nhƣ vậy sẽ giúp sinh viên sáng tỏ toàn bộ cấu trúc bài giảng và nhớ tốt hơn các thông tin nhận đƣợc

Tóm lại muốn nghe giảng hiệu quả, ngƣời học cần

* Ôn lại những điều đã biết về nội dung bài giảng trước khi nghe * Tập trung vào mục đích chính

* Xác định các điểm chủ chốt của bài giảng

* Lắng nghe cái đang được nói hơn là cái muốn nghe

* Nhạy bén với các thông tin không lời và thấy được các thông tin bổ ích * Không làm gián đoạn bài giảng bằng sự tranh luận, phê phán

* Theo kịp bài giảng, không lấn cấn với các điểm chưa rõ * Kiểm soát biểu hiện của cá nhân: lời nói, ánh mắt, nét mặt… * Biết cách đặt câu hỏi về vấn đề chưa hiểu

* Xem xét các thông tin từ nhiều góc độ trước khi ra quyết định * Tuân thủ nguyên tắc "nghe trước, đánh giá sau" [13]

- Ghi chép:

Ghi chép bài giảng nhằm mục đích lƣu trữ và sắp xếp thông tin để thấy đƣợc cấu trúc bài giảng, giúp quá trình nhớ tốt và đầy đủ hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tiếp theo.

Để ghi chép tốt cần theo các giai đoạn:

+ Chuẩn bị : Vật dụng ghi chép (giấy, bút…), xem trƣớc các tài liệu có liên quan đến bài giảng và phân loại sơ bộ các dữ liệu thu đƣợc để phục vụ cho việc nghe và ghi, có thái độ mong đợi không nôn nóng hay chán nản.

+ Đặt câu hỏi: sử dụng các câu hỏi nhƣ là trọng điểm của việc ghi ghép, ví dụ nhƣ: Mục đích của việc ghi chép này là gì ? để hiệu nội dung, lƣu trữ thông tin, để nhớ tốt hơn hay giúp cho việc ôn tập khi thi….

+ Yêu cầu ghi: Cần ngắn gọn, xúc tích thông qua việc sử dụng những từ ngữ chủ chốt đối với nhƣng thông tin đã trình bày trong tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa. Ghi đầy đủ và ghi có thứ tự.

+ Tổ chức: Thông tin ghi chép cần sắp xếp trật tự và logic giúp ngƣời học thấy đƣợc rõ ràng mối quan hệ giữa các phần của bài học. Đọc và xem lại các ghi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 24

chép thƣờng xuyên để bổ sung những điều không thể ghi chép ngay trong quá trình nghe giảng, sửa những lỗi tình cờ, phụ chú thêm hay khắc sâu thêm tri thức.

Tóm lại, muốn ghi chép bài giảng tốt, sinh viên cần:

* Có khả năng ghi nhanh các thông tin từ bài giảng

* Không ghi chép cẩu thả nhưng cũng không quá cầu kì, trau chuốt

* Luyện cách dùng chữ tắt, kí hiệu thống nhất trong suốt quá trình ghi chép * Ghi rõ ràng, nhanh các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị, ghi chú của hình vẽ

* Chừa lề rộng để ghi những thắc mắc, suy nghĩ nảy sinh, những bổ sung khi đọc lại bài giảng

* Đề mục cần ghi to, rõ, có gạch chân, đánh dấu bằng màu để dễ phân biệt * Ghi chép một cách thích hợp theo cách hiểu từng vấn đề được giáo viên trình bày

* Ghi chép vẫn phải đồng thời chú ý đến sự trình bày tiếp theo của giáo viên * Ôn tập sau khi ghi chép [13]

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học chương động lực học của vật rắn chuyển động chương trình vật lý đại cương 1 cho sinh viên đại học công nghệ giao thông vận tải nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)