Quy định quản lý trọng tài viên nƣớc ngoài và trung tâm trọng tài nƣớc

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 58)

ngoài tại Việt Nam

Hoạt động quản lý mới tập trung vào các quy định chung đối với trọng tại viên mà chưa có quy định cụ thể đối với trọng tài viên nước ngoài. Quy định quản lý các trung tâm trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã có nhưng không khuyến khích được việc tham gia vào thị trường.

Đối với hoạt động của Trọng tài viên nƣớc ngoài và trung tâm trọng tài nƣớc ngoài tại Việt Nam, tổ chức trọng tài nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam dƣới hai hình thức đơn vị phụ thuộc là: (1) Chi nhánh và (2) Văn phòng đại diện tại Việt Nam theo Điều 74 Luật Trọng tài thƣơng mại.

Đối với Chi nhánh tại Việt Nam:

Theo Điều 75 Luật Trọng tài Thƣơng mại năm 2010, Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tài nƣớc ngoài. Tổ chức trọng tài nƣớc ngoài cử một Trọng tài viên làm Trƣởng Chi nhánh và là ngƣời đại diện theo uỷ quyền của Tổ chức trọng tài nƣớc ngoài tại Việt Nam. Chi nhánh Trung tâm trọng tài nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc thực hiện một số nội dung tƣơng tự nhƣ chi nhánh của doanh nghiệp thông thƣờng

59

nhƣ: (i) thuê trụ sở, thuê, mua các phƣơng tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động; (ii) tuyển dụng lao động là ngƣời Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài; (iii) mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng đƣợc phép hoạt động tại Việt Nam; (iv) chuyển thu nhập của Chi nhánh ra nƣớc ngoài; (v) có con dấu mang tên Chi nhánh.

Đối với hoạt động tố tụng trọng tài, trong phạm vi quyền hạn của mình, chi nhánh có quyền chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài theo ủy quyền của tổ chức trọng tài nƣớc ngoài đồng thời đƣợc cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Về tài chính, chi nhánh đƣợc thu phí trọng tài và các khoản thu hợp pháp khác và trực tiếp trả thù lao cho Trọng tài viên.

Về thủ tục, chi nhánh trung tâm trọng tài nƣớc ngoài phải thực hiện hai thủ tục là thủ tục thành lập và thủ tục đăng ký hoạt động. Trƣớc tiên, tổ chức trọng tài nƣớc ngoài muốn lập Chi nhánh phải gửi hồ sơ thành Bộ Tƣ pháp. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tƣ pháp sẽ xem xét cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đƣợc cấp Giấy phép thành lập, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nƣớc ngoài phải thực hiện đăng ký hoạt động tại Sở Tƣ pháp ở địa phƣơng nơi đặt trụ sở Chi nhánh. Và trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chi nhánh đƣợc cấp Giấy đăng ký hoạt động, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nƣớc ngoài phải đăng báo hàng ngày của Trung ƣơng hoặc địa phƣơng nơi đăng ký hoạt động của Chi nhánh trong ba số liên tiếp về việc lập Chi nhánh. Bên cạnh đó, Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nƣớc ngoài tại Việt Nam còn phải gửi danh sách trọng tài viên cho Bộ Tƣ pháp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đƣợc cấp Giấy phép thành lập.

Nhƣ vậy, để chi nhánh có thể hoạt động đƣợc, tổ chức trọng tài nƣớc ngoài phải thực hiện tối thiểu 04 công đoạn: (i) đăng ký thành lập; (ii) đăng ký hoạt động; (iii) bố cáo hoạt động; (iv) đăng ký danh sách trọng tài viên. Đó là chƣa kể tới các thủ tục về

60

thuế, phí, lệ phí, giấy phép lao động…trong quá trình hoạt động mà chi nhánh tổ chức trọng tài nƣớc ngoài phải đối mặt khi vào thị trƣờng Việt Nam.

Đối với văn phòng đại diện tại Việt Nam:

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trọng tài, đƣợc thành lập nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội hoạt động trọng tài, đại diện cho Trung tâm trọng tài trong các giao dịch của Trung tâm. Văn phòng đại diện có Trƣởng Văn phòng đại diện. Văn phòng đại diện tại Việt Nam của trung tâm trọng tài nƣớc ngoài thực hiện chức năng đại diện nhƣng không có chức năng kinh doanh và hành nghề tại Việt Nam. Cụ thể, văn phòng chỉ đƣợc tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động trọng tài của tổ chức mình tại Việt Nam. Đƣợc thuê trụ sở, thuê, mua các phƣơng tiện, vật dụng cần thiết và đƣợc tuyển dụng lao động là ngƣời Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài cho hoạt động của Văn phòng đại diện, đƣợc mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng đƣợc phép hoạt động tại Việt Nam và đƣợc có con dấu mang tên Văn phòng đại diện, tuy nhiên, văn phòng không đƣợc thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam và chỉ đƣợc thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hoạt động trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thực tế, quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với chức năng vốn có của văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Cụ thể, căn cứ Khoản 1 và Khoản 3 Điều 18 Luật Thƣơng mại năm 2005, văn phòng đại diện thƣơng nhân nƣớc ngoài không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam, không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài.

Về thủ tục, để đƣợc hoạt động ở Việt Nam, văn phòng đại diện của trọng tài nƣớc ngoài phải thực hiện hai thủ tục là thủ tục thành lập và thủ tục đăng ký hoạt động. Trong đó, thủ tục thành lập tƣơng tự nhƣ chi nhánh còn đối với việc đăng ký hoạt động, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nƣớc ngoài chỉ phải thông báo bằng văn bản về việc thành lập Văn phòng đại diện cho Sở Tƣ pháp, nơi đặt trụ sở của Văn

61

phòng đại diện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày đƣợc cấp Giấy phép thành lập.

Đối với trọng tài viên nước ngoài:

Hiện nay, với số lƣợng trọng tài viên nƣớc ngoài tại các trung tâm trọng tài tại Việt Nam chiếm tới 5-10%, cũng nhƣ đội ngũ trọng tài viên nƣớc ngoài đƣợc cử đến Việt Nam với tƣ cách đại diện cho các trung tâm trọng tài nƣớc ngoài, thì vai trò của đội ngũ trọng tài viên là ngƣời nƣớc ngoài trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Việt Nam là không hề nhỏ. Ngoài việc đáp ứng các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng ngoại ngữ, kinh nghiệm thực tiễn phong phú, thì các trọng tài viên nƣớc ngoài còn có phong cách làm việc chuyên nghiệp, cách thức giải quyết tranh chấp hiện đại theo chuẩn mực quốc tế mà lực lƣợng trọng tài viên trong nƣớc chƣa có đƣợc. Đây chính là một lợi thế cho trọng tài viên nƣớc ngoài đặc biệt trong các vụ việc tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài.

Thực tế hiện nay, quy định của Luật Trọng tài thƣơng mại năm 2010 không hề đề cập tới nội dung đặc thù áp dụng đối với trọng tài viên nƣớc ngoài hành nghề tại Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể hành nghề trọng tài viên, cá nhân ngƣời nƣớc ngoài phải đảm bảo các tiêu chuẩn chuyên môn đặc thù và phải đƣợc trung tâm trọng tài thừa nhận và đề xuất trong danh sách trọng tài viên đăng ký với cơ quan tƣ pháp. Khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại năm 2003, Luật trọng tài thƣơng mại không yêu cầu trọng tài viên phải có quốc tịch Việt Nam. Ngƣời nƣớc ngoài cũng có thể đƣợc chỉ định làm trọng tài viên ở Việt Nam nếu các bên tranh chấp hoặc Trung tâm trọng tài tín nhiệm họ. Quy định này đáp ứng nhu cầu thực tế trong giai đoạn Việt Nam tăng cƣờng hội nhập kinh tế quốc tế. Trọng tài viên là hạt nhân của các Trung tâm Trọng tài, quyết định uy tín và hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Trọng tài. Kết quả giải quyết vụ tranh chấp có khách quan, công bằng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của Trọng tài viên. Vì vậy khi thành lập Trung tâm Trọng tài việc đầu tiên là phải xây dựng đƣợc đội ngũ Trọng tài viên giỏi, có uy tín trong

62

những lĩnh vực hoạt động mà Trung tâm đã chọn. Trọng tài là tổ chức phi chính phủ hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải nên các Trọng tài viên không hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc mà thƣờng là kiêm nhiệm và chủ yếu hƣởng thù lao theo vụ việc mà họ tham gia giải quyết [29]. Mỗi Trung tâm Trọng tài đều có danh sách Trọng tài viên của riêng mình. Đó là yếu tố tiên quyết để khẳng định uy tín và cạnh tranh về hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp. Pháp luật ở hầu hết các nƣớc đều có một đòi hỏi chung đối với các Trọng tài viên là phải có uy tín, hiểu biết sâu săc các lĩnh vực hoạt động của Trọng tài. Việc mời chuyên gia nƣớc ngoài làm Trọng tài viên không chỉ bảo đảm quyền tự do định đoạt của các bên tranh chấp mà còn tăng tính cạnh tranh cho hoạt động Trọng tài, giúp các Trọng tài viên Việt Nam nâng cao trình độ trong qua trình hội nhập và thúc đẩy sự phát triển của Trọng tài Việt Nam. Luật Trọng tài của nhiều nƣớc quy định cho phép lựa chọn Trọng tài viên ở phạm vi rộng theo nguyên tắc bất kỳ cá nhân nào cũng có thể đƣợc chọn làm Trọng tài viên. Bởi lẽ việc trở thành Trọng tài viên là do nhu cầu của thị trƣờng xác định và việc lựa chọn là do các bên tranh chấp quyết định vì chính các đƣơng sự trả thù lao cho các Trọng tài viện.

Hiện nay, quy định pháp luật không quy định việc quản lý trọng tài viên là ngƣời nƣớc ngoài đƣợc thực hiện theo quy định cụ thể nào. Tuy nhiên, hiện nay để quản lý các lao động là ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/09/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam và Thông tƣ số 03/2014/TT-BLĐTBXH. Trong đó, thực tiễn quản lý cho thấy phát sinh nhiều vấn đề:

Đối với ngƣời sử dụng lao động, nhiều đơn vị tuyển lao động nƣớc ngoài chƣa thực hiện các nghĩa vụ theo quy định nhƣ thông thông báo nhu cầu tuyển lao động trên các báo; không cung cấp đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền, trách nhiệm của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động cho lao động nƣớc ngoài biết và thực hiện; không thực hiện đúng trình tự thủ tục tuyển lao động. Bên cạnh đó, nhiều

63

đơn vị không làm thủ tục đề nghị cấp, gia hạn giấy phép lao động kịp thời cho lao động nƣớc ngoài và không báo cáo đầy đủ, kịp thời việc sử dụng lao động nƣớc ngoài theo quy định. Về phía ngƣời lao động nƣớc ngoài thì chƣa nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật lao động Việt Nam do ngƣời sử dụng lao động cung cấp; chƣa chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để làm các thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động. Đây là những rào cản cho công tác quản lý lao động nƣớc ngoài, trong đó có trọng tài viên nƣớc ngoài hành nghề tại Việt Nam, đòi hỏi cần có những hƣớng dẫn cụ thể trong thời gian tới.

64

KẾT LUẬN CHƢƠNG II

Nếu xét ở ba khía cạnh quản lý bao gồm: quản lý trung tâm trọng tài, quản lý trọng tài viên trong nƣớc và quản lý trọng tài viên nƣớc ngoài và trung tâm trọng tài nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam, có thể đƣa ra nhận định rằng: các quy định quản lý nhà nƣớc đối với các nội dung này hiện nay còn nhiều vấn đề đáng bàn. Xu hƣớng xây dựng các quy định quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này hiện nay đang tạo ra những rào cản thủ tục và pháp lý vô hình cản trở sự gia nhập và hành nghề của các trọng tài nƣớc ngoài/trung tâm trọng tài nƣớc ngoài có uy tín, chuyên nghiệp tại thị trƣờng Việt Nam. Đặt trong bối cảnh hoạt động giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế bằng trọng tài quốc tế hiện nay phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều nếu so sánh với thực tiễn tại Việt Nam, thì có thể thấy chính sách này đang hạn chế rất nhiều khả năng tiếp cận các chuẩn mực trọng tài thế giới của đội ngũ trọng tài trong nƣớc, vốn đã mỏng về lƣợng và hạn chế về chất.

Bên cạnh đó, uy tín và sự ƣu việt của tố tụng trọng tài hiện nay tại Việt Nam ảnh hƣởng khá nhiều bởi các quy định mang tính “nửa kín nửa hở”, chƣa dành một khung khổ đủ thông thoáng để khuyến khích hoạt động này cũng nhƣ tạo ra các định kiến về phƣơng thức giải quyết tranh chấp này bởi những kẽ hở trong quy định về hủy phán quyết trọng tài, sự can thiệp của cơ quan tòa án vào hoạt động tố tụng, hiệu quả hoạt động thi hành phán quyết trọng tài cũng nhƣ áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những hạn chế này khiến hoạt động hành nghề trọng tài tại Việt Nam chƣa đƣợc nhìn nhận đúng vị thế của nó.

65

CHƢƠNG 3

HOÀN THIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TRỌNG TÀI VIÊN TẠI VIỆT NAM

3.1 Định hƣớng và quan điểm hoàn thiện Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên

tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 58)