Quy định hiện hành chỉ mới quy định các nội dung cơ bản, tạo điều kiện để thực hiện xã hội hóa tố tụng trọng tài.
Trọng tài viên là ngƣời tham gia Hội đồng trọng tài cũng là đội ngũ nhân sự của các Trung tâm trọng tài. Chƣơng III của Luật Trọng tài thƣơng mại gồm 3 điều quy định về tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ, phạm vi trách nhiệm của trọng tài viên cũng nhƣ tổ chức hiệp hội của các trọng tài viên. So với Trọng tài vụ việc đƣợc lập ra trên cơ sở thỏa thuận lựa chọn trọng tài viên của các bên, thì trọng tài quy chế là hình thức trọng tài đƣợc thành lập dƣới dạng các trung tâm, tổ chức hoặc hiệp hội, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có trụ sở cố định. Hầu hết các tổ chức trọng tài đều có Quy tắc tố tụng trọng tài riêng, một số có Danh sách trọng tài viên riêng. Khi các bên lựa chọn Trọng tài quy chế, các bên nhận đƣợc sự hỗ trợ nhất định của tổ chức trọng tài này liên quan tới việc tổ chức và giám sát tố tụng trọng tài. Tuy nhiên, để nhận đƣợc sự trợ giúp đó, các bên phải trả một số chi phí nhất định gọi là chi phí hành chính. Các chi phí này có thể nằm trong phí trọng tài hoặc đƣợc tách riêng.
Trong quá trình soạn thảo Luật Trọng tài thƣơng mại, có hai loại ý kiến về tiêu chuẩn trọng tài viên. Theo đó, nhóm ý kiến thứ nhất đề xuất trình độ đại học và kinh
57
nghiệm công tác theo hƣớng kế thừa các quy định của Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại năm 2003 nhằm hình thành một đội ngũ trọng tài viên có năng lực, có tính chuyên nghiệp, có chuyên môn và uy tín xã hội cao ở Việt Nam. Theo cách tiếp cận thứ hai, trọng tài viên do các bên đƣơng sự tự chọn dựa trên niềm tin của họ vào tính chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn, uy tín của các cá nhân đó [19]. Cũng nhƣ vậy, ngoài các tiêu chuẩn cứng, các Trung tâm trọng tài khi bổ nhiệm các cá nhân vào danh sách trọng tài viên cũng có quyền tự xác định các tiêu chuẩn để bảo vệ uy tín cho Trung tâm của mình. Vì vậy, trên thực tế trọng tài viên đƣợc chọn qua quá trình sàng lọc mang tính xã hội này. Qua nghiên cứu so sánh, do đặc điểm của nền kinh tế chuyển đổi, chỉ có pháp luật về trọng tài của Trung Quốc và Việt Nam và một số ít nƣớc khác mới có các quy định về tiêu chuẩn trọng tài viên. Điều 20 của Luật ghi nhận theo cách tiếp cận thứ hai, theo đó ngoài việc yêu cầu những tiêu chuẩn tối thiểu nhƣng cũng mở ra quy định các bên đƣợc lựa chọn trọng tài là “chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn”. Luật cũng đƣa ra hai phƣơng án đối với những trƣờng hợp không đƣợc làm trọng tài viên. Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích không đƣợc làm trọng tài viên. Các cách tiếp cận này thay thế cho thuật ngữ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo cách quy định tại Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại trƣớc đây nhằm làm chính xác hơn thời điểm cụ thể không đƣợc làm trọng tài viên. Về cơ bản, các trung tâm trọng tài đều có quy tắc tố tụng riêng, trong đó có thể ấn định các bên phải chọn một Trọng tài viên từ danh sách do tổ chức cung cấp (Một số tổ chức trọng tài thƣờng trực có thể hạn chế các Trọng tài viên trong danh sách là những công dân thuộc nƣớc họ). Tuy nhiên, phần lớn các tổ chức trọng tài không có danh sách Trọng tài viên hoặc có danh sách Trọng tài viên cũng chỉ mang tính tham khảo, các bên không bắt buộc phải chỉ định Trọng tài viên từ danh sách đó [6].
Luật tìm cách du nhập khái niệm giới hạn trách nhiệm của các trọng tài viên. Nếu vô tƣ, khách quan, tuân thủ pháp luật, không có ý làm trái, về cơ bản theo thông lệ
58
và kinh nghiệm lập pháp của nhiều nƣớc, trọng tài viên không phải chịu trách nhiệm về hoạt động giải quyết tranh chấp của mình. Quy định này khuyến khích các trọng tài viên độc lập trong hoạt động tố tụng. Trong hoạt động của trọng tài, sự vô tƣ khách quan là tiêu chí hàng đầu của Trọng tài viên. Điều này đƣợc quy định trong rất nhiều các văn bản pháp luật về trọng tài của quốc tế và các nƣớc. (Quy tắc trọng tài UNCITRAL; Quy tắc trọng tài của Uỷ ban kinh tế trọng tài Châu Âu; Quy tắc trọng tài của của Phòng Thƣơng mại quốc tế Luân Đôn; Luật trọng tài Braxin…). Luật cũng quy định mang tính nguyên tắc định hƣớng về quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên. Trên thực tế, quy tắc nghề nghiệp và đạo đức trọng tài viên sẽ đƣợc quy định bởi từng Trung tâm trọng tài và Hiệp hội trọng tài.