Quán triệt định hƣớng hoàn thiện pháp luật theo Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và định hƣớng phát huy vai trò của tố tụng trọng tài theo Nghị quyết số 49 ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp kể trên, việc hoàn thiện Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên cần thiết phải sớm đƣợc thực hiện theo các quan điểm cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, các quy định liên quan trong Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên phải phù hợp và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hoạt động tố tụng trọng tài và thực
68
tiễn giải quyết tranh chấp hiện nay và dự báo trong thời gian tới khi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ngày càng mở rộng.
Theo thống kê của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, hiện cả nƣớc có hơn 300.000 doanh nghiệp, đặc biệt số các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng gia tăng và đóng góp vai trò ngày càng quan trọng vào đời sống kinh tế của đất nƣớc. Theo đó, số các vụ việc tranh chấp trong tƣơng lai gần sẽ ngày càng nhiều hơn, nhu cầu giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài sẽ cao. Ở Việt Nam, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài sẽ phải góp phần làm giảm tải hoạt động xét xử của Tòa án. Ở nhiều nƣớc và khu vực lãnh thổ đều có quy định Toà án phải từ chối thụ lý vụ tranh chấp nếu các bên đã có thoả thuận trọng tài. Thậm chí, ở Anh, Hồng Kông, Ấn Độ, Ảrập-Sê út còn có quy định rằng, kể cả trong trƣờng hợp không có thoả thuận trọng tài thì các bên tranh chấp cũng phải đƣa vụ việc ra Trọng tài trƣớc, nếu không, các bên phải có sự lý giải thoả đáng thì Toà án mới chấp nhận thụ lý vụ tranh chấp. Điều này đỏi hỏi cần sớm hoàn thiện quy chế pháp lý đối với trọng tài viên để một mặt tạo thuận lợi hơn cho trọng tài viên trong quá trình tiếp nhận và giải quyết vụ việc, mặt khác để tạo cơ chế khuyến khích đào tạo, công nhận và hành nghề cho lực lƣợng trọng tài viên trong giai đoạn mới.
Thứ hai, các quy định liên quan tới hoạt động của trọng tài viên phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế.
Hoạt động giải quyết tranh chấp của trọng tài thƣơng mại phải đƣợc đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm sự phù hợp với các Điều ƣớc quốc tế về thƣơng mại mà Việt Nam là thành viên, trƣớc hết là đảm bảo thực thi các cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ, trong đó có dịch vụ về Trọng tài. Theo đó, sau 03 năm gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) thì dịch vụ Trọng tài sẽ mở cửa, dỡ bỏ mọi hạn chế. Luật Trọng tài thƣơng mại hiện hành đƣợc xây dựng đã tham khảo và tiếp nhận các quy định của Luật Mẫu về Trọng tài thƣơng mại quốc tế của Uỷ ban Liên Hợp Quốc về Luật Thƣong mại Quốc tế (UNCITRAL) ban hành ngày 21 tháng 6 năm 1985,
69
bổ sung, sửa đổi ngày 7 tháng 7 năm 2006 cũng nhƣ tiếp thu những kinh nghiệm của các nƣớc và vùng lãnh thổ có thị trƣờng dịch vụ trọng tài phát triển nhƣ Anh, Mỹ, Hồng Kông, Singapore và các nƣớc khác nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản. Điều này đặc biệt cần thiết trong mục tiêu xây dựng lực lƣợng trọng tài viên quốc tế
Thứ ba, quy định đối với trọng tài viên cần đảm bảo hơn nữa giá trị của các phán quyết trọng tài, quyền tự định đoạt của các bên trong việc lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp và tính tự chủ trong hoạt động hành nghề của trọng tài viên.
Trọng tài là một quá trình đồng thuận trong đó cơ sở đầu tiên để xác định thẩm quyền của Trọng tài là thoả thuận trọng tài giữa các bên. Đây là một nguyên tắc quan trọng của Trọng tài, đảm bảo tối đa quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp, đồng thời cũng chỉ rõ thêm tính chất tài phán tƣ của hình thức giải quyết tranh chấp này. Cơ sở đồng thuận về Trọng tài tạo cho Trọng tài tiềm năng để trở thành phƣơng thức giải quyết tranh chấp linh hoạt. Quyền tự định đoạt của các bên cũng đƣợc coi là một trong các nguyên tắc cơ bản của Luật mẫu UNCITRAL và của Luật Trọng tài nhiều nƣớc trên thế giới. Do đó, các quy định liên quan đối với Trọng tài viên cần đƣợc xây dựng trên cơ sở cho phép quyền đƣợc lựa chọn loại hình giải quyết tranh chấp mà mình mong muốn, đảm bảo tối đa quyền đƣợc lựa chọn trọng tài của các bên cũng nhƣ tính tự chủ trong hoạt động hành nghề của trọng tài viên. Tính tự chủ này đƣợc thể hiện ở các quy định về điều kiện hành nghề, khả năng hỗ trợ từ phía cơ quan nhà nƣớc, tòa án đặc biệt trong việc cƣỡng chế thi hành phán quyết cũng nhƣ công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài…