Các giải pháp pháp lý

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 69)

Muốn hội nhập vào nền kinh tế thế giới một cách nhanh chóng và bền vững thì Việt Nam cần không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về trọng tài nói riêng cho phù hợp với xu thế phát triển chung. Cải tổ đội ngũ trọng tài

70

viên và hoàn thiện các quy định nội dung, xây dựng cơ chế hỗ trợ trọng tài viên hành nghề là những giải pháp đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Các nội dung này cần đƣợc phản ánh thông qua hệ thống giải pháp hoàn thiện pháp lý và các giải pháp bổ trợ khác.

3.2.1.1 Hoàn thiện pháp luật quản lý trọng tài viên

Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về trọng tài thương mại.

Mới đây nhất, Tòa án nhân dân tối cao mới ban hành Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hƣớng dẫn một số nội dung liên quan tới hoạt động tố tụng trọng tài tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng nhƣ Nghị định số 63/2011/NĐ-CP đƣợc Chính phủ ban hành năm 2011, các văn bản này mới chỉ hƣớng dẫn những nội dung tổng quát, chƣa có cơ chế để thực hiện cụ thể dẫn tới hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thời gian qua vẫn chƣa có nhiều khởi sắc. Tiếp thu bất cập này, Bộ Tƣ pháp đã ban hành Quyết định 4145/QĐ-BTP năm 2011 phê duyệt Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 63/2011/NĐ-CP hƣớng dẫn Luật Trọng tài thƣơng mại do Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp ban hành, trong đó đặt mục tiêu sớm soạn thảo Thông tư của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định số 63/2011/NĐ-CP và phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao xây dựng văn bản hướng dẫn về tố tụng trọng tài.

Thứ hai, tăng cường quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động trọng tài kết hợp tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ trọng tài viên và Trung tâm trọng tài; công bố danh sách trọng tài viên và Trung tâm trọng tài.

Tạo cơ chế giám sát và đánh giá đội ngũ trọng tài viên và các trung tâm trọng tài là biện pháp cần thiết để nâng cao chất lƣợng các trung tâm trọng tài và năng lực của trọng tài viên đáp ứng yêu cầu hiện nay. Bộ Tƣ pháp cần phối hợp với hệ thống các sở tƣ pháp xây dựng cơ chế rà soát số lƣợng, đánh giá trình độ, chất lƣợng đội ngũ trọng tài viên trên cơ sở các tiêu chuẩn chuyên môn và thực tiễn theo hƣớng tiếp cận chuẩn thế giới. Bên cạnh đó, hoạt động đánh giá thƣờng xuyên thực trạng tổ chức, điều kiện cơ sở vật chất và hoạt động của các Trung tâm trọng tài kết hợp xây dựng các tiêu

71

chuẩn, quy chuẩn đối với trung tâm trọng tài quốc tế tại Việt Nam cũng cần thiết trong bối cạnh hoạt động của các trung tâm trọng tài hiện nay còn manh mún, chƣa chuyên nghiệp. Việc công bố danh sách trọng tài viên và Trung tâm trọng tài trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tƣ pháp hiện cũng trở thành một kênh quan trọng để các cá nhân, tổ chức có nhu cầu truy cập và liên hệ.

Thứ ba, về quy phạm nội dung, tiếp tục hoàn thiện các quy định về hòa giải là cơ sở quan trọng để trọng tài viên được mở rộng số lượng vụ việc giải quyết.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cho thấy số vụ đƣợc giải quyết bằng hòa giải không phải là ít và việc áp dụng hòa giải có ý nghĩa tích cực trong hoạt động thƣơng mại. Tuy nhiên, pháp luật trọng tài nƣớc ta quy định về vấn đề này còn quá sơ sài mà chủ yếu theo hƣớng quy định khuyến khích hòa giải. Các Trung tâm trọng tài hiện nay chỉ có rất ít xây dựng bộ Quy tắc hòa giải riêng, việc hòa giải phụ thuộc vào kinh nghiệm và khả năng của trọng tài viên. Điều này làm giảm ý nghĩa của hòa giải và có thể có nhiều cơ hội hòa giải bị bỏ lỡ. Trƣớc hết, cần quy định hòa giải là một thủ tục bắt buộc trong tố tụng trọng tài, trọng tài chỉ đem tranh chấp ra xét xử nếu các bên hòa giải không thành hoặc không hòa giải đƣợc. Quy định này sẽ làm tăng trách nhiệm của trọng tài viên trong việc cho các bên hòa giải với nhau, mặt khác tạo điều kiện để hoạt động tố tụng trọng tài trở nên gần gũi hơn với thực tiễn xã hội.

3.2.1.2 Xây dựng cơ chế thuận lợi và tạo điều kiện hành nghề cho trọng tài viên

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nƣớc cũng cần có cơ chế đặc thù để tạo điều kiện hành nghề thuận lợi hơn cho Trọng tài viên và hơn thế là cơ chế tăng cƣờng giá trị pháp lý cho các phán quyết trọng tài.

Trước hết, cần xây dựng một số cơ chế đặc thù để hỗ trợ hoạt động của các trung tâm trọng tài và các trọng tài viên. Nhƣ ở Trung Quốc, các Uỷ ban trọng tài đƣợc cung cấp trụ sở cùng phƣơng tiện làm việc trong thời gian đầu trƣớc khi tự hoạt động. Nhà nƣớc phải hỗ trợ cho việc phát triển hoạt động trọng tài, trong việc đào tạo

72

nghề, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho trọng tài viên. Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta là cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn đối với các trọng tài viên đòi hỏi họ phải tự mình nỗ lực, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề, trình độ ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ trọng tài trong xã hội. Các trung tâm trọng tài cần chủ động, tích cực hơn trong việc mở rộng danh sách trọng tài viên, đặc biệt chú trọng tới các chuyên gia có uy tín và trình độ chuyên môn cao; bồi dƣỡng nâng cao trình độ của các trọng tài viên hiện có nhằm nâng cao chất lƣợng giải quyết tranh chấp của các trung tâm trọng tài, tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức trọng tài trong và ngoài nƣớc nhằm học hỏi kinh nghiệm cũng nhƣ nhận đƣợc những sự hỗ trợ cần thiết, thƣờng xuyên tổ chức việc tuyên truyền, giới thiệu về tổ chức và hoạt động của mình cho các doanh nghiệp. Điều đáng mừng là quy định hiện hành đã không bó buộc về quốc tịch của trọng tài viên. Quy định này cho phép các trung tâm trọng tài đƣợc mời các chuyên gia ngƣời ngƣời ngoài vào danh sách trọng tài viên của trung tâm, không những tạo cơ hội cho các bên tranh chấp lựa chọn trọng tài viên mà còn tạo điều kiện cho các trọng tài viên Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, góp phần nâng cao uy tín và cạnh tranh của các trung tâm trọng tài. Thực tiễn cho thấy một số lĩnh vực pháp lý hiện nay nhƣ luật sƣ, tƣ vấn pháp lý đều mở cửa cho ngƣời nƣớc ngoài tham gia và hiệu quả là rất khả quan.

Thứ hai, bên cạnh việc tăng cường chất lượng chuyên môn của trọng tài viên, cơ sở vật chất của các trung tâm trọng tài thì cần thiết phải có cơ chế kiểm soát việc hủy/tuyên vô hiệu đối với các phán quyết trọng tài. Giải pháp đƣợc đƣa ra là tăng cƣờng giám sát của Quốc hội đối với việc hủy quyết định trọng tài, công nhận và thi hành phán quyết trọng tài, hạn chế tình trạng hủy án không có căn cứ thuyết phục. Thực tiễn cho thấy, trong giai đoạn 2003-2013, số vụ tranh chấp có đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài chiếm 12% thì 34% trong số đó bị hủy. Luật trọng tài thƣơng mại có hiệu lực từ 1.1.2011 thì chỉ trong gần 3 năm từ năm 2011 tới 2013 đã có tới 36% số phán quyết trọng tài bị hủy [30]. Bên cạnh đó, việc công nhận và thi hành phán quyết

73

trọng tài nƣớc ngoài tại Việt Nam cũng còn những hạn chế đơn cử nhƣ thời gian chậm trễ kéo dài, áp đặt ngƣợc lại nghĩa vụ chứng minh, cơ sở pháp lý để từ chối công nhận đơn yêu cầu không tuân thủ đúng Công ƣớc NewYork và Bộ Luật tố tụng dân sự của Việt Nam… Những hạn chế này làm ảnh hƣởng đến lòng tin của các nhà đầu tƣ/thƣơng nhân nƣớc ngoài kinh doanh, đầu tƣ tại Việt Nam, đồng thời cũng ảnh hƣớng bất lợi cho chính các doanh nghiệp trong nƣớc. Giải pháp đƣợc đƣa ra là Tòa án nhân dân tối cao cần xây dựng một bộ phận làm nhiệm vụ theo dõi việc hủy phán quyết trọng tài. Đồng thời, các tòa địa phƣơng cũng cần tập huận đội ngũ thẩm phán hoặc bố trí có thẩm phán chuyên sâu giải quyết các vấn đề liên quan đến trọng tài để đảm bảo các quyết định hủy phán quyết trọng tài không bị lạm dụng, ảnh hƣởng tới uy tín của hoạt động tố tụng trọng tài.

Thứ ba, dựa trên kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ, cần thành lập Hiệp hội trọng tài để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trọng tài viên. Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trọng tài thƣơng mại trong thời gian tới cần đƣợc sự quan tâm, phối hợp thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Điều 22 Luật Trọng tài thƣơng mại có quy định “Hiệp hội trọng tài là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Trọng tài viên và Trung tâm trọng tài trong phạm vi cả nước. Việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hội nghề nghiệp”. Tuy nhiên kể từ thời điểm ban hành luật tới nay, có thể một phần nguyên nhân do hoạt động tố tụng trọng tài không có nhiều khởi sắc nên tổ chức xã hội nghề nghiệp này vẫn chƣa đƣợc thành lập trên thực tế. Hoạt động của các trung tâm trọng tài trong nƣớc và nƣớc ngoài tại Việt Nam vẫn theo hƣớng “mệnh ai nấy làm”, mà không có sự phối hợp, liên kết. Từ đó, các trọng tài viên trong nội bộ mỗi trung tâm trọng tài cũng nhƣ giữa các trung tâm trọng tài với nhau thiếu đi sự giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm dẫn tới hoạt động manh mún và thiếu chuyên nghiệp hiện nay. Mỗi trung tâm trọng tài do nguồn kinh phí hạn hẹp không có điều kiện để quảng bá hình ảnh rộng rãi tới xã hội và cộng đồng doanh

74

nghiệp. Đồng thời, các trung tâm trọng tài thiếu đi sự thống nhất khi tiếp cận với các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác nhƣ các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng… Bởi vậy, sự ra đời của Hiệp hội trọng tài thƣơng mại sẽ là cơ hội để trọng tài Việt Nam thiết lập cơ chế hợp tác nội bộ để bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng trọng tài viên, đồng thời hợp tác hiệu quả hơn trong hoạt động quảng bá cho tố tụng trọng tài và liên kết chặt chẽ hơn với cộng đồng thƣơng nhân trong và ngoài nƣớc. Điều này cần sớm đƣợc khắc phục trong bối cảnh các giao dịch thƣơng mại – kinh tế có xu hƣớng mở rộng khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào hoạt động kinh tế quốc tế và xu hƣớng toàn cầu hóa, đòi hỏi vai trò lớn hơn của lực lƣợng trọng tài viên và các trung tâm trọng tài.

3.2.1.3 Cải cách thủ tục hành chính

Thứ nhất, cần hạn chế sự quản lý và can thiệp hành chính Nhà nước vào hoạt động của trọng tài viên nhằm thực sự thừa nhận tính chất phi chính phủ của trọng tài.

Bản chất của tố tụng trọng tài là một loại hình tài phán tƣ và hoạt động tƣơng tự nhƣ một loại hình dịch vụ dựa trên uy tín và hiệu quả công việc. Ở góc độ quản lý nhà nƣớc, sự can thiệp hành chính có thể là cần thiết để đảm bảo hoạt động tố tụng trọng tài không vi phạm các quy định pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật tuy nhiên sự can thiệp này chỉ nên dừng lại ở việc quy định khung pháp luật và không nên áp đặt nguyên tắc quản lý hành chính đối với hoạt động trọng tài, cũng nhƣ đội ngũ trọng tài viên. Để tăng tính hấp dẫn của tố tụng trọng tài, việc thừa nhận tính tự quản của tổ chức trọng tài và mở rộng các điều kiện tiếp cận hoạt động trọng tài ở nhiều địa bàn sẽ góp phần tạo ra sự cạnh tranh và phát triển đúng hƣớng cho hoạt động này. Việc nới lỏng các ràng buộc này còn cần đƣợc áp dụng ở việc lựa chọn trọng tài viên, tiêu chuẩn trọng tài viên, xây dựng quy tắc tố tụng của mỗi trung tâm trọng tài…

Thứ hai, tiếp tục cải cách về thủ tục hành chính liên quan tới hoạt động của các trung tâm trọng tài trong và ngoài nước cũng như đối với đội ngũ trọng tài viên. Thực tế, các thủ tục hành chính liên quan tới hoạt động của các trung tâm trọng tài và trọng

75

tài viên hiện nay đã rút gọn nhiều hơn so với quy định cũ, tuy nhiên, một số thủ tục vẫn trở nên rƣờm rà và không cần thiết, đặc biệt đối với các trung tâm trọng tài nƣớc ngoài muốn hoạt động tại Việt Nam. Nhƣ đã đề cập, chi nhánh trung tâm trọng tài nƣớc ngoài để đƣợc hoạt động phải thực hiện 04 thủ tục bắt buộc với thời gian lên tới vài tháng. Việc chuyển dịch các thủ tục hành chính từ xu hƣớng “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” chƣa đƣợc thực hiện triệt để khiến thủ tục hành chính trở thành rào cản cho việc phát triển các tổ chức trọng tài mới cũng nhƣ sự gia nhập của mạng lƣới trọng tài nƣớc ngoài tại Việt Nam. Lực lƣợng trọng tài nƣớc ngoài khi hành nghề tại Việt Nam gặp vƣớng mắc về cơ chế xin giấy phép lao động do hiện chƣa có bất kỳ văn bản hƣớng dẫn nào ghi nhận vấn đề này. Những vấn đề này khiến cho đội ngũ trọng tài hoạt động tại Việt Nam thiếu đi cơ hội đƣợc tiếp cận với lực lƣợng trọng tài viên quốc tế có chuyên môn cao từ các môi trƣờng pháp lý có uy tín trên thế giới.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 69)