Các trọng tài viên hành nghề trọng tài trên cơ sở các quy định pháp luật cho phép. Trong quá trình tố tụng trọng tài, pháp luật xây dựng nên các cơ chế đặc thù tạo điều kiện và cơ sở pháp lý để trọng tài viên thực hiện các công đoạn của quy trình giải quyết vụ việc. Các cơ chế này đƣợc thể hiện ở một số vấn đề pháp lý liên quan tới việc hành nghề của trọng tài viên nhƣ: (i) xác định thẩm quyền; (ii) tính chất chung thẩm và hạn chế phán quyết vô hiệu/bị hủy; (iii) khả năng hỗ trợ từ cơ quan tƣ pháp và (iv) cơ cấu trọng tài viên.
Vấn đề 1. Xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc
Việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết vụ việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và điều kiện đầu tiên phải xem xét đối với bất kỳ trọng tài viên nào trƣớc khi
28
tham gia giải quyết vụ việc tranh chấp. Theo quy định tại Điều 2 của Luật Trọng tài thƣơng mại, Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các loại tranh chấp phát sinh từ hoạt động thƣơng mại; hoặc tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thƣơng mại hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định đƣợc giải quyết bằng Trọng tài. Nhƣ vậy, ngoài việc có thẩm quyền đối với các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thƣơng mại, Luật Trọng tài thƣơng mại còn để mở khả năng trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp không phát sinh từ hoạt động thƣơng mại nhƣng đƣợc pháp luật có liên quan quy định sẽ đƣợc giải quyết bằng trọng tài. Quy định này đã khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại năm 2003 về việc phân định không rõ ràng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài đối với các tranh chấp thƣơng mại, trên cơ sở đó bảo đảm sự tƣơng thích giữa các văn bản pháp luật hiện hành nhƣ Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật thƣơng mại, Luật Đầu tƣ và các luật chuyên ngành.
Vấn đề 2. Tính chất chung thẩm và hạn chế phán quyết vô hiệu/bị hủy
Một trong những ƣu thế của tố tụng trọng tài nằm ở việc giá trị của phán trọng tài đƣợc thể hiện ở việc phán quyết đó có giá trị ràng buộc với các đƣơng sự và đƣợc công nhận và bảo đảm thi hành, ít rủi ro bị tuyên hủy hoặc tuyên vô hiệu. Điều 18 của Luật Trọng tài thƣơng mại giới hạn 06 tình huống thoả thuận trọng tài bị coi là vô hiệu gồm: (i) tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài; (ii) ngƣời xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; (iii) ngƣời xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; (iv) hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp; (v) một trong các bên bị lừa dối, bị đe doạ, bị cƣỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu; (vi) thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật. So với Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại năm 2003, Luật mới đã bỏ quy định về việc thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi không chỉ rõ tên tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết. Ngoài ra, để giải quyết vấn đề thỏa thuận trọng tài
29
không rõ ràng, Luật cho phép các bên có quyền thỏa thuận lại. Trong trƣờng hợp không thỏa thuận đƣợc thì bên khởi kiện (Nguyên đơn) có quyền đƣợc tự do lựa chọn tổ chức trọng tài mà mình cho là phù hợp để khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo Khoản 5 Điều 43 của Luật. Với quy định này sẽ ngăn chặn và giảm bớt tình trạng thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc tình trạng không có cơ quan nào giải quyết tranh chấp.
Bên cạnh đó, Luật Trọng tài thƣơng mại năm 2010 đã hạn chế nguy cơ phán quyết của Trọng tài bị Tòa án tuyên hủy theo đơn của một bên đƣơng sự yêu cầu Tòa án huỷ quyết định trọng tài nếu “không đồng ý với quyết định trọng tài”. Quy định cũ đã làm cho tố tụng trọng tài trở nên rất rủi ro và làm mất đi tính chung thẩm của phán quyết trọng tài. Về căn cứ hủy phán quyết trọng tài, Luật quy định các căn cứ rõ ràng, cụ thể, phù hợp với Luật Mẫu UNCITRAL, xóa bỏ một số căn cứ hủy phán quyết trọng tài không rõ ràng đƣợc quy định trong Điều 54 khoản 5 Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại năm 2003 đó là căn cứ: “Bên yêu cầu chứng minh được trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của Trọng tài viên quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này”. Trên thực tế những tiêu chí “vô tƣ”, “khách quan” không đƣợc quy định rõ ràng nên rất dễ bị lạm dụng để yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Ngoài yêu cầu phải có đề nghị hủy của một bên đƣơng sự, thì căn cứ Điều 68 Luật Trọng tài thƣơng mại, phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trƣờng hợp: (i) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu; (ii) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định; (iii) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ; (iv) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng
30
đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài; (v) phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Điểm khác biệt so với Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại năm 2003 là Luật đã phân chia nghĩa vụ chứng minh về căn cứ hủy thành 2 trƣờng hợp. Đối với các căn cứ tại khoản a, b, c, d bên yêu cầu hủy có nghĩa vụ chứng minh. Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.
Vấn đề 3. Hỗ trợ của Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp
Một trong những tâm điểm quan trọng nhất của Luật Trọng tài thƣơng mại là vấn đề về mối quan hệ giữa Trọng tài với Toà án trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ tranh chấp của các bên nhằm đảm bảo giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài. Luật đã đƣa ra một loạt các quy định mới nhằm xác định mối quan hệ pháp lý quan trọng này. Cụ thể, Điều 7 Luật Trọng tài thƣơng mại xác định rõ Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài, khắc phục đƣợc những bất cập của Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại năm 2003. Căn cứ Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành hƣớng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài Thƣơng mại, trừ khi các bên có thỏa thuận khác thì Tòa án đƣợc phép thụ lý tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài trong những trƣờng hợp sau: (i) các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng nó đã chấm dứt hoạt động; (ii) trọng tài viên trọng tài vụ việc được các bên lựa chọn không thể tham gia giải quyết tranh chấp; (iii) trọng tài viên trọng tài vụ việc được lựa chọn từ chối giải quyết tranh chấp mà không có thỏa thuận việc lựa chọn người thay thế; (iv) quy tắc tố tụng được các bên lựa chọn khác với quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài được lựa chọn và trung tâm này không cho phép áp dụng quy tắc của trung tâm khác. Quy định này đƣợc xây dựng với mục đích hạn chế tối đa sự can thiệp của hệ thống tƣ pháp nhà nƣớc vào hoạt động tố tụng trọng tài – vốn dĩ đƣợc coi nhƣ một phƣơng thức tài phán tƣ. Khi đó, Tòa án chỉ can thiệp khi việc giải quyết tranh chấp thông qua thỏa thuận
31
trọng tài trƣớc đó của các bên không có cơ sở để thực hiện đƣợc trong thực tiễn và các bên không có thỏa thuận trọng tài mới thay thế.
Ngoài ra, trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài viên có thể viện tới quyền trƣng cầu thu thập chứng cứ thông qua việc gửi văn bản đề nghị Toà án có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc đƣợc, nghe đƣợc, nhìn đƣợc hoặc hiện vật khác liên quan đến vụ tranh chấp; gửi văn bản đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định triệu tập ngƣời làm chứng đến phiên họp của Hội đồng trọng tài. Quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng đƣợc coi là một đặc quyền của trọng tài viên trong quá trình giải quyết vụ việc. Cụ thể, theo yêu cầu của một trong các bên, Hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp nhƣ: (a) Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; (b) Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài; (c) Kê biên tài sản đang tranh chấp; (d) Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp; (đ) Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên; (e) Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Việc áp dụng các biện pháp này đƣợc hỗ trợ bởi hệ thống tòa án và cơ quan thi hành án dân sự các cấp.
Vấn đề 4. Cơ cấu trọng tài viên trong Hội đồng trọng tài
Về vấn đề này, pháp luật các nƣớc có quan điểm đều khá thống nhất. Về căn bản, các bên đƣợc quyền thỏa thuận phƣơng thức lựa chọn trọng tài viên. Thông thƣờng, với một hội đồng trọng tài gồm 3 thành viên, mỗi bên sẽ chỉ định một trọng tài viên và hai trọng tài viên đó sẽ chỉ định ngƣời thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Trong trƣờng hợp các bên không lựa chọn trọng tài viên hoặc hai trọng tài viên do hai bên lựa chọn không thỏa thuận đƣợc chủ tịch hội đồng trọng tài thì quyền chỉ định sẽ thuộc về một bên thứ ba thƣờng do các bên thỏa thuận trƣớc (thƣờng là một trung tâm trọng tài, đặc biệt là khi tiến hành tố tụng trọng tài tại trung tâm đó) hoặc nếu không có
32
thỏa thuận thì việc chỉ định sẽ do tòa án có thẩm quyền của nƣớc sở tại thực hiện. Ngoài ra, luật của một số nƣớc có thể tạo cơ chế thuận lợi hơn cho một bên khi bên kia không hợp tác trong việc chỉ định trọng tài viên. Theo Luật Trọng tài của Anh, nếu các bên đã thỏa thuận trƣớc là hội đồng trọng tài sẽ bao gồm 3 thành viên và một bên không chịu chỉ định trọng tài viên của mình, bên kia có thể đề nghị chỉ định trọng tài viên của mình là trọng tài viên duy nhất. Phán quyết của trọng tài viên duy nhất này sẽ có hiệu lực nhƣ thể các bên đã thỏa thuận hội đồng trọng tài chỉ bao gồm một trọng tài viên duy nhất mà thôi.
Luật Trọng tài thƣơng mại năm 2010 quy định ƣu tiên quyền quyết định số lƣợng trọng tài viên của Hội đồng cho các bên tự thỏa thuận. Trƣờng hợp không thỏa thuận đƣợc thì số lƣợng trọng tài viên sẽ là ba. Trọng tài viên khi đƣợc chỉ định có thể đƣợc thay đổi trong một số trƣờng hợp nhất định để đảm bảo quy tắc Trung lập và Vô tƣ. Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết tranh chấp trong các trƣờng hợp sau: (i) trọng tài viên là ngƣời thân thích hoặc là ngƣời đại diện của một bên; (ii) trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp; (iii) có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tƣ, khách quan; (iv) đã là hòa giải viên, ngƣời đại diện, luật sƣ của bất cứ bên nào trƣớc khi đƣa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trƣờng hợp đƣợc các bên chấp thuận bằng văn bản. Với các hạn chế kể trên, cơ cấu của hội đồng trọng tài sẽ đƣợc lập dựa trên sự thỏa thuận của các bên, đồng thời cơ cầu này ảnh hƣởng trực tiếp tới quá trình phối hợp giải quyết tranh chấp giữa các trọng tài viên.