0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thực trạng pháp luật trọng tài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu QUY CHẾ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TRỌNG TÀI VIÊN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 42 -42 )

Xuyên suốt quá trình xây dựng hệ thống pháp lý Việt Nam, pháp luật trọng tài luôn là một nội dung đƣợc các nhà lập pháp luôn quan tâm và dành nhiều tâm huyết. Ra đời từ những văn bản pháp lý từ những năm 60-70 của thế kỷ trƣớc, song hành cùng quá trình xây dựng các quy phạm dân sự, tố tụng dân sự…, có thể nói so với các lĩnh vực pháp luật khác thì pháp luật trọng tài đã có một giai đoạn phát triển và cải biến đủ dài để có thể hình thành nên các chuẩn mực tối thiểu. Tuy nhiên, mục tiêu định hình vai trò lớn hơn của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong sau khi ban hành Luật lại không đƣợc nhƣ mong đời bởi sự nghèo nàn về thực tiễn hoạt động trọng tài tại Việt Nam. Theo khảo sát của Bộ Tƣ pháp, phƣơng thức giải quyết tranh chấp mà họ ƣu tiên là thƣơng lƣợng (57,8%), Toà án (46,8%), hoà giải (22,8%) và cuối cùng là trọng tài (16,9%). Thậm chí, 84% số doanh nghiệp đƣợc hỏi chƣa bao giờ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Đặc biệt, trong hợp đồng thƣơng mại nội địa, Toà án thƣờng là cơ quan giải quyết tranh chấp. Điều này đƣợc giải thích là do hiệu lực thi hành phán quyết trọng tài thấp (61,4%), doanh nghiệp chƣa tin tƣởng trọng tài (68,6%), thậm chí chƣa biết đến phƣơng thức này (74,3%) [2].

Nguyên nhân đƣợc phân tích có nhiều tuy nhiên có thể nhận thấy rõ một trong số đó là việc xây dựng và ban hành các văn bản hƣớng dẫn áp dụng Luật còn chậm và thiếu tính thực tiễn. Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ban hành ngày 28/07/2011 hƣớng dẫn thi hành Luật Trọng tài thƣơng mại ra đời sau thời điểm ban hành Luật đƣợc một năm thay vì tập trung vào nội dung các quy định liên quan tới hoạt động hành nghề trọng tài thì chỉ quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nƣớc và quy chế pháp lý áp dụng đối với trung tâm trọng tài tại Việt Nam và nƣớc ngoài tại

43

Việt Nam. Phải mất tới bốn năm thi hành Luâ ̣t , Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mới ban hành Nghị quyết số 01/2014/HĐTP hƣớng dẫn thi hành một số quy định của Luật trọng tài thƣơng mại năm 2010 với nhiều quy định tố tụng đƣợc hƣớng dẫn cụ thể. Nghị quyết này có hiệu lực từ 02/07/2014 ghi nhận sự tham gia và hỗ trợ nhiều hơn từ hệ thống cơ quan tƣ pháp đƣợc đánh giá là dấu hiệu rất tích cực cho sự phát triển của tố tụng trọng tài tại Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh đó là một số văn bản chuyên biết trong quản lý hoạt động của các trung tâm trọng tài phải kể tới nhƣ Thông tƣ số 12/2012/TT-BTP ngày 07/11/2012 của Bộ Tƣ pháp ban hành một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động trọng tài thƣơng mại; Thông tƣ số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 của Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn hoạt động thống kê của Ngành Tƣ pháp; Thông tƣ số 42/2013/TT-BTC ngày 11/04/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí trong lĩnh vực hoạt động trọng tài thƣơng mại…

Nhìn nhận lại những nội dung cơ bản của Luật Trọng tài thƣơng mại năm 2010, có thể thấy Luật mới đã mở rộng thẩm quyền của Trọng tài giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thƣơng mại và các tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định đƣợc giải quyết bằng Trọng tài. Về chủ thể tranh chấp, luật không có giới hạn về phạm vi chủ thể tranh chấp và cho phép bất kỳ tổ chức, cá nhân đều có thể thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp miễn là lĩnh vực tranh chấp phát sinh từ hoạt động thƣơng mại. Điều này xuất phát từ thông lệ quốc tế có rất nhiều tổ chức không phải là tổ chức kinh doanh nhƣ các ban quản lý dự án, cơ quan hành chính sự nghiệp tham gia đấu thầu hoặc giao kết các hợp đồng, kể cả các hợp đồng mua sắm chính phủ, trong đó sử dụng trọng tài theo khuyến nghị của các nhà tài trợ, định chế tài chính quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á...đều có quyền lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp. Một trong những điểm thay đổi quan trọng khác trong quy định về trọng tài góp phần mở ra cơ hội giải quyết nhanh chóng các tranh chấp thƣơng mại là việc bỏ quy định về việc thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi không chỉ rõ tên tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết

44

và cho phép các bên có quyền thỏa thuận lại; đồng thời hạn chế nguy cơ phán quyết của Trọng tài bị Tòa án tuyên hủy do không rõ ràng đƣợc quy định trong Khoản 5 Điều 54 Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại năm 2003 cũ. Điều này sẽ ngăn chặn và giảm bớt tình trạng thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc tình trạng không có cơ quan nào giải quyết tranh chấp. Tranh chấp liên quan đến một bên là ngƣời tiêu dùng cũng đƣợc đề cập tại Điều 17 Luật Trọng tài thƣơng mại theo hƣớng dù điều khoản trọng tài đã đƣợc ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì ngƣời tiêu dùng vẫn đƣợc quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp.

Ở khía cạnh quản lý hoạt động của trọng tài viên, Luật cho phép các tổ chức trọng tài nƣớc ngoài đƣợc mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bên cạnh đó, trên cơ sở tiếp thu quy định của Luật mẫu UNCITRAL đƣợc thông qua năm 2006. Luật đã nâng vị thế của Trọng tài một cách đáng kể thông qua việc cho phép Hội đồng trọng tài đƣợc thu thập chứng cứ (Điều 47), triệu tập nhân chứng (Điều 48), áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 50). Điều này sẽ giúp cho tố tụng trọng tài vận hành có hiệu quả hơn. Đồng thời, Luật đã đƣa ra một loạt các quy định mới nhằm xác định mối quan hệ pháp lý giữa Tòa án và Trọng tài theo Khoản 3 Điều 7 của Luật. Nhờ những cải cách trên, trong những năm qua, hoạt động giải quyết tranh chấp của các trung tâm trọng tài có một số khởi sắc. Số vụ tranh chấp thƣơng mại đƣợc giải quyết bằng trọng tài mà tiêu biểu là tại VIAC tăng liên tục, từ 18 vụ/năm trong giai đoạn 1993-2003 lên 42 vụ/năm trong giai đoạn 2004-2010. [7]

45

Bảng 2.1. Số lượng vụ việc tranh chấp do VIAC giải quyết từ năm 1993-2012 [11]

Tuy có tiến triển nhƣng con số này quá nhỏ bé so với 98,5% các vụ kiện ra tòa hiện nay là các tranh chấp thƣơng mại hoàn toàn có thể giải quyết đƣợc bằng trọng tài thƣơng mại nếu các bên đã lựa chọn phƣơng thức trọng tài. Về nhân sự, đội ngũ trọng tài viên cũng không ngừng đƣợc mở rộng. Sáu tháng đầu năm 2012, VIAC đã kết nạp thêm 37 trọng tài viên, trong đó có 12 trọng tài viên nƣớc ngoài, nâng tổng số trọng tài viên của Trung tâm lên 151 ngƣời, tăng gần 30% so với năm 2009 [7]. Hiện nay, theo số liệu mới nhất từ Bộ Tƣ pháp, tại Việt Nam có 7 Trung tâm trọng tài đang hoạt động và đã đƣợc Bộ Tƣ pháp phê chuẩn Điều lệ của Trung tâm theo quy định của Luật Trọng tài thƣơng mại năm 2010. Tổng số trọng tài viên trong cả nƣớc hiện nay là 288 ngƣời. Trong đó, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) có số trọng tài viên nhiều nhất với 149 ngƣời và Trung tâm trọng tài Thƣơng mại Tài chính (FCCA) có số trọng tài viên ít nhất là 6 ngƣời, số lƣợng trọng tài viên nƣớc ngoài đƣợc đăng ký với Bộ Tƣ pháp là 16 ngƣời đều thuộc VIAC. Tuy nhiên, bức tranh về trọng tài thƣơng mại tại Việt Nam chƣa thật sự khởi sắc khi phƣơng thức này chỉ giải quyết khoảng 11%

46

tổng số tranh chấp thƣơng mại. Số vụ tranh chấp mà VIAC thụ lý trong năm 2011 là 83, vẫn rất khiêm tốn nếu so với 188 vụ mà Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) giải quyết hay nhƣ Uỷ ban trọng tài Bắc Kinh là 1.500 vụ. [23]

Hình 2.2. Biểu đồ phân loại tranh chấp thương mại

Bên cạnh những hạn chế trong tâm lý và nhận thức của doanh nghiệp, hệ thống tổ chức trọng tài thƣơng mại hiện nay còn khá thƣa thớt với chƣa đến mƣời trung tâm trọng tài và không phải trung tâm nào cũng hoạt động hiệu quả. Đội ngũ trọng tài viên nƣớc ta với hơn 200 ngƣời cũng chƣa thực sự phát triển, đáng nói là có đến 30% trọng tài viên chƣa từng tham gia giải quyết một vụ tranh chấp thƣơng mại nào. Thêm vào đó, sự hỗ trợ của toà án và cơ quan thi hành án còn khiêm tốn do hoạt động trọng tài quá ít (84,3%), toà án không có thời gian cho hoạt động liên quan đến trọng tài (43,1%), trọng tài viên chƣa yêu cầu toà án hỗ trợ (43,1%) và quy định của pháp luật chƣa phù hợp (35,3%)… [2]

47

Ở Việt Nam, mô hình Trọng tài Thƣơng mại chỉ tồn tại từ khi thực hiện công cuộc đổi mới khi xã hội đối diện với xu thế hội nhập nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của trọng tài thông qua quá trình dân chủ hóa và nhất thể hóa khung pháp luật, hƣớng đến một hệ thống hoàn thiện, hợp lý và cạnh tranh hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là động lực quan trọng để Việt Nam thực hiện những cải cách về hành lang pháp lý, trong đó có quá trình hài hòa hóa và quốc tế hóa pháp luật trọng tài thông qua việc tiếp nhận Luật Mẫu UNCITRAL.

Tuy nhiên, đối với các quy định về trọng tài hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, không phát huy đƣợc vai trò của hoạt động tố tụng trọng tài cũng nhƣ của đội ngũ trọng tài viên.

Thứ nhất, Luật Trọng tài thƣơng mại 2010 không quy định rõ ràng phạm vi điều chỉnh đƣợc áp dụng với quyết định của trọng tài trong nƣớc hay cả đối với các quyết định của trọng tài nƣớc ngoài trong quá trình giải quyết tranh chấp nếu quyết định đƣợc tuyên tại Việt Nam hoặc địa điểm giải quyết vụ tranh chấp là tại Việt Nam (ngoại trừ việc công nhận, cho thi hành phán quyết cuối cùng của trọng tài giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp). Sở dĩ có vƣớng mắc trên là do luật của nƣớc ta còn phân biệt đối xử giữa phán quyết trọng tài trong nƣớc với quyết định trọng tài nƣớc ngoài. Đối với phán quyết trọng tài trong nƣớc, bên đƣợc thi hành chỉ cần làm đơn yêu cầu thi hành án. Còn đối với quyết định trọng tài nƣớc ngoài, bên đƣợc thi hành phải làm đơn yêu cầu tòa công nhận và cho thi hành theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 trƣớc khi làm đơn yêu cầu thi hành án. Hiện nay luật về trọng tài của các nƣớc phát triển hầu nhƣ không có sự phân biệt này. Chẳng hạn nhƣ Đạo luật Trọng tài 1996 của Anh, dù địa điểm giải quyết tranh chấp của trọng tài là trong hay ngoài nƣớc Anh, dù quyết định là của trọng tài trong nƣớc hay trọng tài nƣớc ngoài thì để đƣợc thi hành tại nƣớc Anh, các quyết định trọng tài đều phải đƣợc tòa công nhận.

Thứ hai, điều kiện phán quyết trọng tài hợp lệ thiếu thống nhất làm giảm đi uy tín và giá trị của phán quyết trọng tài khi bị Tòa án tuyên hủy. Xuất hiện những trƣờng

48

hợp yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong nƣớc với lý do thủ tục tố tụng trọng tài không hợp lệ. Ví dụ: Công ty S. (Mỹ) yêu cầu tòa hủy phán quyết của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam giải quyết vụ tranh chấp hợp đồng với Công ty C. (Việt Nam). Lý do Công ty S. đƣa ra là không đƣợc trọng tài tống đạt các tài liệu tố tụng (do trọng tài gửi tài liệu cho công ty theo địa chỉ ghi trong hợp đồng trong khi công ty đã thay đổi địa chỉ). Nhiều trƣờng hợp yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thƣờng viện dẫn nội dung của phán quyết trọng tài trái với quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Thƣơng mại, Luật Đầu tƣ, Luật Kinh doanh bất động sản… để cho rằng các phán quyết này trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Để giải quyết yêu cầu, trƣớc hết tòa cần phải xác định xem phán quyết trọng tài có trái với quy định của pháp luật Việt Nam hay không. Nếu thấy phán quyết trọng tài trái với một quy định nào đó của pháp luật Việt Nam thì tòa lại phải xem quy định này có đƣợc coi là nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hay không. Việc xác định vấn đề thứ nhất tƣơng đối dễ dàng đối với tòa nhƣng xác định vấn đề thứ hai rất khó khăn vì cho đến nay chƣa có hƣớng dẫn thống nhất của TAND Tối cao để xác định trƣờng hợp nào đƣợc coi là “trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

Tham khảo luật các nƣớc, chẳng hạn Công ƣớc New York năm 1958 hoặc luật trọng tài của Anh, ngƣời ta không quy định trƣờng hợp “trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật” nƣớc sở tại mà chỉ quy định trƣờng hợp “trái với trật tự công cộng” là căn cứ để tòa từ chối công nhận phán quyết trọng tài. Nếu nƣớc ta quy định nhƣ các nƣớc thì việc giải quyết yêu cầu hủy, công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài sẽ dễ dàng hơn nhiều, hạn chế đƣợc tình trạng hủy hoặc từ chối công nhận tùy tiện. Để gỡ vƣớng, góp phần giúp các phán quyết trọng tài đƣợc bảo đảm thi hành, thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức trọng tài và phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài - một xu hƣớng phát triển của thế giới - thiết nghĩ các nhà làm luật nên có sự sửa đổi, bổ sung pháp luật về trọng tài. Đồng thời, Tòa án nhân dân Tối cao cần kịp thời có văn bản hƣớng dẫn để tòa các cấp áp dụng thống nhất pháp luật, tránh tình trạng hủy hoặc

49

không công nhận phán quyết trọng tài tùy tiện, làm mất lòng tin của doanh nghiệp vào các tổ chức trọng tài, làm ảnh hƣởng đến uy tín của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.[8]

Một phần của tài liệu QUY CHẾ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TRỌNG TÀI VIÊN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 42 -42 )

×