Các giải pháp bổ trợ khác

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 75)

Thứ nhất, cần tuyên truyền, phổ biến về vai trò và bản chất của hoạt động trọng tài, về pháp luật trọng tài thương mại nhằm nâng cao nhận thức của cá nhân, doanh nhân, các cơ quan nhà nước có liên quan và của xã hội về vai trò của trọng tài thương mại. Tổ chức phổ biến nội dung văn bản pháp luật về trọng tài, tuyên truyền về hoạt động trọng tài thƣơng mại, đánh giá sơ kết việc thực hiện văn bản pháp luật trọng tài là các giải pháp cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên để nâng cao nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp. Các buổi tập huấn hƣớng dẫn triển khai và đánh giá việc thực hiện văn bản pháp luật trọng tài bao gồm hƣớng dẫn các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện thống nhất các quy định mới về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động trọng tài thƣơng mại; trao đổi, thảo luận và tháo gỡ những vƣớng mắc, chấn chỉnh những biểu hiện tiêu cực, hành vi vi phạm pháp luật trong thực tiễn hoạt động trọng tài; đánh giá những thuận lợi, khó khăn, đề xuất biện pháp giải quyết và bài học kinh nghiệm qua thực tiễn hoạt động trọng tài thƣơng mại. Thực tế, các hoạt động tuyên truyền này nên

76

đƣợc phối hợp với đơn vị báo chí, tuyên truyền để hoạt động phổ biến rộng rãi pháp luật về trọng tài thƣơng mại đến các doanh nghiệp và ngƣời dân hiệu quả hơn. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong nỗ lực khắc phục hiện tƣợng này có thể là bài học quý báu dành cho Việt Nam. Những buổi tiệc danh dự, một loạt xuất bản phẩm và đặc biệt là “Tuần trọng tài” đƣợc tổ chức vào năm 1923 đã kết nối trọng tài với giới doanh nhân vào một mối quan hệ khăng khít hơn.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu và giảng dạy pháp luật trọng tài mà giảng viên là các trọng tài viên có uy tín. Đây là nhân tố bảo đảm cho sự phát triển bền vững của mô hình này mà Hoa Kỳ là một điển hình. Từ thập kỷ 20 của thế kỷ trƣớc, quốc gia này đã đề ra hàng loạt biện pháp nhằm thúc đẩy phƣơng thức trọng tài, trong đó xây dựng nền tảng kiến thức về trọng tài thƣơng mại luôn là chiến lƣợc xuyên suốt. Không chỉ giảng dạy lý thuyết, trọng tài còn là chủ đề thảo luận nóng hổi và có thể đƣợc nghe thấy ở khắp nơi. Từ năm 1922 đến nửa đầu năm 1923, Cộng đồng Trọng tài Mỹ đã xuất bản hơn 158.000 văn bản về trọng tài cùng 1.200 buổi họp và hội thảo chuyên đề. [18] Vì thế, cần bồi dƣỡng năng lực cũng nhƣ định hƣớng cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên luật, về những vấn đề cơ bản trong pháp luật trọng tài. Theo khảo sát của các tác giả, đây cũng là nhu cầu thực tế khi 87,4% sinh viên đƣợc hỏi cho rằng việc giảng dạy mô hình trọng tài thƣơng mại là cần thiết hoặc rất cần thiết và 73,3% sẵn sàng bỏ ra chi phí để theo học những khóa huấn luyện ngắn hạn về mô hình này. Bên cạnh đó, những giải pháp đƣợc đƣa ra nhằm nâng cao nhận thức và thái độ của sinh viên luật về trọng tài thƣơng mại bao gồm giảng dạy nhƣ một môn học tự chọn (47,7%), giới thiệu nghề trọng tài viên (49,0%), tổ chức các cuộc thi liên quan đến mô hình này (56,3%), tổ chức hội thảo, giao lƣu chuyên đề (57,3%) và cho sinh viên thực tập tại các trung tâm trọng tài (65,3%) [2]. Con số trên một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục kiến thức về trọng tài thƣơng mại cũng nhƣ áp dụng chúng vào thực tế. Trong tƣơng lai, những sinh viên luật này sẽ hình thành nên

77

đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sƣ, chuyên gia, trọng tài viên… trở thành nguồn nhân lực quan trọng đóng góp cho hoạt động tố tụng trọng tài tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, mỗi trung tâm trọng tài cũng phải có kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ trọng tài viên, không chỉ về số lƣợng mà cả chất lƣợng. Đặc biệt, công tác nghiên cứu và giảng dạy pháp luật trọng tài là nhân tố bảo đảm cho sự phát triển bền vững của mô hình. Vì thế, cần bồi dƣỡng năng lực cũng nhƣ định hƣớng cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên luật và kinh tế về những vấn đề cơ bản trong pháp luật trọng tài. Muốn khẳng định năng lực của mình và tạo niềm tin cho giới doanh nhân, các Trung tâm Trọng tài cần không ngừng bồi dƣỡng đội ngũ trọng tài viên, không chỉ chú trọng mở rộng danh sách trọng tài viên, thu hút các chuyên gia uy tín trong các lĩnh vực mà còn phải nâng cao trình độ và kỹ năng của các trọng tài viên hiện có nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ trọng tài. Về việc này, Hội Luật gia cũng có ý định thành lập Viện Trọng tài để cung cấp chƣơng trình đào tạo chuyên sâu dành cho trọng tài viên. Bên cạnh đó, mỗi trung tâm cần tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức trọng tài trong và ngoài nƣớc nhằm trao đổi chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm cũng nhƣ giới thiệu về tổ chức và hoạt động của trung tâm mình. [24]

78

KẾT LUẬN

Đón đầu xu hƣớng giải quyết tranh chấp thƣơng mại hiện đại và phổ biến hiện nay trên thế giới, Việt Nam trong vòng gần nửa thế kỷ đã phát triển và ngày càng hoàn thiện mô hình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Từ chỗ là một cơ chế giải quyết tranh chấp đặc thù của cơ quan nhà nƣớc thì tới thời điểm hiện tại, đặc biệt sau khi Luật Trọng tài thƣơng mại đƣợc chính thức ban hành và có hiệu lực, thiết chế giải quyết tranh chấp này đã dần trở lại đúng bản chất của nó là một cơ chế tài phán tƣ hiệu quả và nhanh gọn đặc biệt trong lĩnh vực dân sự - thƣơng mại. Cùng với bƣớc tiến dài đó là sự cải biến các quy định pháp lý liên quan tới hoạt động hành nghề của lực lƣợng trọng tài viên trong nƣớc và quốc tế trong bối cảnh Việt Nam tiếp cận gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực tƣ pháp, việc gia nhập các điều ƣớc quốc tế, các tổ chức quốc tế liên quan trong hoạt động trọng tài cũng nhƣ sự gia tăng của các tranh chấp thƣơng mại quốc tế chứa đựng thỏa thuận trọng tài.

Thực tiễn tố tụng trọng tài thời gian qua mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực từ nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, từ phía cơ quan quản lý nhà nƣớc, cơ quan tƣ pháp nhƣng vẫn bộc lộ nhiều bất cập khiến hoạt động hành nghề của trọng tài viên và các trung tâm trọng tài gặp nhiều rào cản không đáng có, ảnh hƣởng trực tiếp tới định hƣớng phát triển loại hình giải quyết tranh chấp này trở thành phƣơng thức giải quyết tranh chấp “thay thế”, góp phần giảm tải cho hệ thống cơ quan tƣ pháp. Bên cạnh đó, thực trạng tố tụng trọng tài cũng phản ánh những hạn chế về chuyên môn của lực lƣợng trọng tài, cơ sở vật chất của các trung tâm trọng tài ở Việt Nam hiện nay cũng nhƣ thiếu đi cơ chế hỗ trợ - tƣơng trợ của các cơ quan tƣ pháp…Những hạn chế này đã và đang làm giảm đi tầm quan trọng của hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng nhƣ hình ảnh và uy tín chuyên môn của lực lƣợng trọng tài viên ở Việt Nam hiện nay.

Trƣớc những bất cập đó, dựa trên định hƣớng và quan điểm cải cách hệ thống tƣ pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan, việc sớm bổ sung, hoàn thiện các văn

79

bản pháp lý, thủ tục hành chính liên quan tới hoạt động của trọng tài viên tại Việt Nam là điều kiện cần giúp tăng cƣờng vai trò và tạo điều kiện hành nghề thuận lợi hơn cho trọng tài viên trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các giải pháp bổ trợ nhƣ nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, xây dựng cơ chế phối hợp với cơ quan tƣ pháp, thành lập hiệp hội, tăng cƣờng phối hợp, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức trọng tài quốc tế là các điều kiện đủ để một quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam đƣợc hoàn thiện trong bối cảnh Việt Nam đang tiến dần tới mục tiêu nhà nƣớc pháp quyền trong tƣơng lai.

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Hội Luật gia Việt Nam, Giới thiệu tóm tắt Luật Trọng tài của một số nước trên thế giới, 30/04/2009.

2. Thảo Vy, Đức Tâm, Đức Thảo, Tƣờng Vân, Trọng tài Thương mại: Quá trình hội nhập và phát triển, website Đoàn Luật sƣ thành phố Hồ Chí Minh tại

http://www.hcmcbar.org/

3. GS-TSKH Đào Trí Úc, Những vấn đề cơ bản của Luật Trọng tài thương mại

4. Giáo trình Luật tư pháp quốc tế (1999), Nhà xuất bản Công an nhân dân 5. Diễn đàn Doanh nghiệp, Những vấn đề cơ bản của Luật Trọng tài

6. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Giải quyết tranh chấp: Trọng tài adhoc hay Trọng tài quy chế

7. PGS.TS Trần Thị Lan Hƣơng, Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài: Thực tiễn tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính số 4-2014

8. Trần Thị Tƣờng Vân, Hồ Đức Thảo, Nguyễn Thế Đức Tâm, Ngô Nguyễn Thảo Vy,

Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại trong tiến trình hội nhập và phát triển,

Hội nghị Khoa học trẻ ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh lần thứ 1;

9. Thẩm phán Nguyễn Công Phú - Phó Chánh tòa Kinh tế Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Cần sửa Luật Trọng tài thương mại, Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, ngày 18/04/2014;

10. Hội thảo triển khai Luật Trọng tài thƣơng mại và Nghị định số 63/2011/NĐ-CP, Dự án Hỗ trợ thi hành pháp luật về hội nhập kinh tế do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID);

11. Hội đồng Phối hợp Phổ biến Giáo dục Pháp luật Trung ƣơng, Đặc san Tuyên truyền pháp luật số 07/2013 – Chủ đề: Trọng tài thương mại và pháp luật về trọng tài thương mại; 2013;

81

12. PGS. TS Đỗ Văn Đại, Phán quyết của trọng tài không còn bị hủy vô cớ, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Báo cáo của Văn phòng Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam;

14. Nguyễn Hoài Phƣơng, Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ tố tụng trọng tài thương mại, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 03/2006.

II. Tiếng Anh

15. Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài quốc tế năm 1985, Điều 2(a), Điều 2(b) 16. Luật Trọng tài Pháp, Điều 1451

17. Luật Trọng tài Trung Quốc 1994, Điều 13 18. http://thelawdictionary.org/arbitrator/

III. Tài liệu khác

19. Tờ trình số 10/TTr-HLGVN ngày 01 tháng 9 năm 2009 của Hội Luật gia Việt Nam về Dự án Luật Trọng tài thƣơng mại;

20. Khóa luận tốt nghiệp, Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài theo pháp luật hiện hành;

21. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Giải quyết tranh chấp: Trọng tài adhoc hay Trọng tài quy chế;

22. Lê Nguyễn Gia Thiện, Số lượng Trọng tài viên trong Hội đồng trọng tài- nhìn từ góc độ luật học so sánh, Học viên Cao học luật khóa 13-Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

23. Tạp chí tài chính, Giải quyết tranh chấp thương mại: Thực tiễn tại Việt Nam.

24. Bá Tú, Trọng tài không là bản sao toà án, website Diễn đàn doanh nghiệp.

25. Cổng thông tin pháp luật của Bộ Công Thƣơng, Lịch sử phát triển “Trọng tài” trong giải quyết tranh chấp

26. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, website VIAC.

82

27. Alan Redfera, Martin Hunter, Nigel Blakeby & Dartasides, Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế, NXB Luân Đôn, Sweet & Maxwell, 2004.

28. Website Trung tâm Trọng tài Quốc tế Thái Bình Dƣơng.

29. ThS Luật sƣ Phan Thông Anh – Trọng tài viên – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam không “mặn mà” với việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng trọng tài?, Trích dẫn từ:

http://vibonline.com.vn/vi-VN/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=2514

30. Báo Lao động điện tử, Việt Nam “siêu vô địch” về hủy phán quyết trọng tài thương mại, trích dẫn từ: http://laodong.com.vn/kinh-doanh/viet-nam-sieu-vo-dich-ve-huy-

phan-quyet-trong-tai-thuong-mai-143462.bld

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 75)