Đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, quá trình phân phối sản phẩm lao động đƣợc mở rộng ra ngoài phạm vi lãnh thổ một quốc gia nhất định, mà đƣợc gắn kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ toàn cầu. Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ cùng với đòi hỏi ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng, buộc các nhà sản xuất, kinh doanh không những nâng cao chất lƣợng sản phẩm, khả năng phục vụ, mà còn mở rộng hợp đồng với rất nhiều đối tác. Quá trình liên doanh, liên kết, mở rộng hợp đồng làm phát sinh ngày càng nhiều các quan hệ tƣ và bởi vậy tất yếu sẽ nảy sinh những vấn đề tranh chấp. Đồng thời, pháp luật tƣ hiện đại hoàn toàn cho phép các nhà kinh doanh, các cá nhân, tổ chức có quyền đƣợc lựa chọn mô hình giải quyết tranh chấp thích hợp theo thỏa thuận giữa các bên. Chính điều này đã tạo cơ sở cho sự ra đời của các phƣơng thức giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR), mà phƣơng thức có vị trí quan trọng nhất trong số đó là giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Dẫn lời Tổng thƣ ký Tòa án Trọng tài Quốc tế (ICC) Jason Fry đã khẳng định trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn có nhiều ưu thế, trong đó nổi bật là tính nhanh gọn, bí mật và phán quyết của trọng tài là có giá trị chung thẩm và Giám đốc Phòng Thƣơng mại Quốc tế (ICC) khu vực châu Á: Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ làm ăn với các nước trên thế giới, là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một sân chơi mà vấn đề tranh chấp thương mại diễn ra thường xuyên thì ngay từ lúc này, các doanh nghiệp Việt Nam cần có một cái nhìn nghiêm túc về những ưu thế của trọng tài thương mại [24]. Những khẳng định trên cho thấy Trọng
66
tài là phƣơng thức giải quyết hiện đại, phù hợp và đang trở thành xu thế tất yếu trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại và trong xu hƣớng giải quyết tranh chấp đó, trọng tài viên giữ một vị trí then chốt.
Để quản lý tốt hoạt động tố tụng trọng tài, việc xây dựng hoàn chỉnh và đầy đủ các quy định pháp lý liên quan tới hoạt động trọng tài của các trung tâm trọng tài trong và ngoài nƣớc, các quy định quản lý trọng tài viên (bao gồm cả trọng tài viên nƣớc ngoài) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Có thể thấy định hƣớng chung của các quy định liên quan tới trọng tài viên tại Việt Nam hiện nay đƣợc xây dựng theo hƣớng dành sự tự chủ cho các trung tâm trọng tài, bên cạnh đó xây dựng cơ chế quản lý hoạt động trọng tài theo hƣớng “mở”, tức là để xã hội điều tiết các chuẩn mực dành cho trọng tài viên và cơ chế thỏa thuận giữa trung tâm trọng tài và đƣơng sự. Hiện nay, pháp luật Việt Nam mặc dù đã xây dựng đƣợc khung pháp lý cơ bản trong hoạt động tố tụng trọng tài, tuy nhiên còn thiếu đi những hƣớng dẫn cụ thể. Một số nội dung về thủ tục hành chính còn rƣờm rà, không ƣu tiên cơ chế “hậu kiểm” dẫn tới những rào cản lớn cho quá trình áp dụng trọng tài trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thƣơng mại. Hoạt động quản lý trọng tài viên nƣớc ngoài không đƣợc quy định cụ thể cũng dẫn tới những lúng túng đối với các trọng tài viên là ngƣời nƣớc ngoài tham gia hành nghề tại Việt Nam, điều này không có lợi cho hoạt động giao lƣu nghề nghiệp và kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài để trọng tài trong nƣớc tiến gần hơn với các chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù của hình thức giải quyết tranh chấp này, nên các quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nƣớc, hiệp hội nghề nghiệp chƣa đƣợc điều chỉnh cho phù hợp.