Thực trạng pháp luật về quản lý trọng tài viên tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 49)

Sự phát triển của kinh tế thị trƣờng đã dẫn đến nhu cầu thành lập các trung tâm trọng tài ở Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam có 7 trung tâm trọng tài kinh tế đang hoạt động bao gồm: VIAC, ACIAC, TRACENT, CCAC, PIAC, VIFIBAR và FCCA. Trên thế giới có khoảng hơn 100 tổ chức trọng tài thƣờng trực (Tòa án trọng tài quốc tế của Phòng thƣơng mại quốc tế Paris – ICC; Tòa án trọng tài quốc tế London – LCIA; Viện trọng tài Stockholm – SCCN; Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ - AAA; Trung tâm trọng tài quốc tế Hongkong; Ủy ban trọng tài và kinh tế Trung Quốc…). Số trọng tài viên của các Trung tâm này cũng không ngừng đƣợc mở rộng thông qua việc kết nạp thêm các trọng tài trong nƣớc và cả trọng tài viên nƣớc ngoài. Trong số đó, số lƣợng trọng tài viên quốc tế tại các trung tâm trọng tài chiếm từ 20-25%. Sự mở rộng về số lƣợng trọng tài viên trong xu thế phát triển của tố tụng trọng tài là tiền đề cho việc hình thành các quy định pháp lý về quản lý trọng tài viên. Các quy định này trƣớc hết đƣợc đề cập trong nội dung của Luật Trọng tài thƣơng mại và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật. Hoạt động của các trung tâm trọng tài và đội ngũ trọng tài viện chịu điều chỉnh bởi quy định trong Luật Trọng tài thƣơng mại và các văn bản hƣớng dẫn khác cụ thể ở ba nhóm quy định pháp lý gồm: (1) Quy định quản lý trung tâm trọng tài; (2) Quy định quản lý trọng tài viên; (3) Quy định đặc thù quản lý trọng tài viên nƣớc ngoài và trung tâm trọng tài nƣớc ngoài tại Việt Nam.

Bên cạnh những hạn chế trong tâm lý và nhận thức của các doanh nghiệp, hệ thống tổ chức trọng tài thƣơng mại hiện nay còn khá thƣa thớt và không phải trung tâm nào cũng hoạt động thực sự hiệu quả. Trong một cuộc khảo sát của Bộ Tƣ pháp, mặc dù 75% ý kiến cho rằng cần thành lập thêm trung tâm trọng tài, chất lƣợng của các trung tâm vẫn là điều đáng bàn khi 21% chƣa có trụ sở và 56% đã có trụ sở nhƣng chƣa

50

đáp ứng yêu cầu. Về hệ thống lƣu trữ hồ sơ vụ tranh chấp theo thống kê chỉ có 8% trung tâm trọng tài có tổ chức hệ thống lƣu trữ và đáp ứng đƣợc yêu cầu, 69% trung tâm đã có hệ thống lƣu trữ nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và 23% hoàn toàn chƣa có hệ thống lƣu trữ hồ sơ vụ án [22]. Đội ngũ trọng tài viên nƣớc ta với hơn 200 ngƣời cũng chƣa thực sự phát triển. Theo khảo sát, 72,6% ý kiến cho rằng trọng tài viên thiếu kỹ năng giải quyết tranh chấp, 65% cho rằng thiếu số lƣợng trọng tài viên, 51,1% cho rằng trọng tài viên thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp, 44,7% cho rằng trọng tài viên thiếu trình độ chuyên môn, thậm chí 44,3% cho rằng trọng tài viên thiếu kiến thức pháp luật. Điều này phù hợp với việc 30% trọng tài viên chƣa từng tham gia giải quyết một vụ tranh chấp thƣơng mại nào, 67,1% từng giải quyết từ 10 vụ trở xuống và chỉ 2,9% là đã giải quyết trên 10 vụ tranh chấp [22]. Sự chênh lệch trong khả năng giải quyết tranh chấp này sẽ là rào cản đối với sự phát triển chung của đội ngũ trọng tài viên ở nƣớc ta.

Theo quy định của pháp luật, Tòa án và cơ quan thi hành án có nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động của trọng tài thƣơng mại, tuy nhiên sự hỗ trợ này trên thực tế còn khá khiêm tốn. Giống nhƣ luật sƣ, đa phần các trọng tài viên khi thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ và yêu cầu hỗ trợ bởi tòa án và các thiết chế nhà nƣớc khác đều gặp nhiều khó khăn do các đơn vị trên không tạo điều kiện. Những nguyên nhân đƣợc nêu ra bao gồm: các hoạt động trọng tài quá ít (84,3%), Tòa án không có thời gian cho hoạt động liên quan đến trọng tài (43,1%), trọng tài viên chƣa yêu cầu Tòa án hỗ trợ (43,1%) và quy định của pháp luật chƣa phù hợp (35,3%)… Về cơ chế thi hành án, phần lớn cho rằng quy định pháp luật chƣa phù hợp và việc chƣa có quyết định trọng tài đƣợc yêu cầu thi hành là hai nguyên nhân cơ bản giải thích việc cơ quan thi hành án chƣa có hoạt động hỗ trợ trọng tài [22].

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 49)