Một số kiến nghị cấp tỉnh và cấp trung ương

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 95)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

4.2. Một số kiến nghị cấp tỉnh và cấp trung ương

4.2.1. Kiến nghị cấp tỉnh

Trong thời gian sắp đến, vùng Gò Công sẽ phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ với hàng loạt các dự án lớn. Trong quá trình phát triển, cần chú trọng công tác an toàn, bảo vệ môi trường để đảm bảo tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống của cư dân, đặc biệt là các nông dân nghèo. Bởi vì những người nông dân nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương nhất nếu như nguồn tài nguyên đất, nước, không khí bị ô nhiễm. Do vậy, khi quy hoạch phát triển công nghiệp và dịch vụ, phải đặc biệt chú trọng bảo vệ nền nông nghiệp của vùng vì đa phần người dân của vùng vẫn còn sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp.

4.2.2. Kiến nghị cấp trung ương

Phải nghiên cứu để có giải pháp tác động, tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong nước và quốc tế, các tổ chức và cá nhân để việc giải quyết nghèo hiệu quả và triệt để hơn.

Cần phải cải thiện chính sách, dịch vụ chăm sóc sức khỏe quốc gia đối với người nghèo. Người nghèo thường không chú tâm chăm sóc sức khỏe cho mình mà khi mà cái ăn, cái mặc luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong cuộc sống của họ, thậm chí khi xảy ra bệnh tật thì họ phó mặc cho số phận vì không có tiền để chữa trị. Vì vậy, khi người nghèo bị bệnh tật thì họ thường rơi vào cảnh khốn cùng, đau khổ.

Cải thiện chính sách giáo dục quốc gia. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dốt nát và nghèo luôn là hai người bạn thân của nhau, muốn giải quyết tình trạng nghèo một cách triệt để, cần phải cải thiện dân trí thông qua giáo dục. Mọi chính sách chống nghèo sẽ hiệu quả hơn nếu người dân có trình độ cao hơn. Tuy nhiên, công tác giáo dục của chúng ta hiện nay còn rất nhiều bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, nhà nước cần phải nghiên cứu cải thiện hệ thống giáo dục quốc gia, đặc biệt là giáo dục ở các vùng sâu, vùng xa.

4.3. Những hạn chế của đề tài

Do giới hạn về thời gian, nhân lực, kinh phí nên mẫu điều tra còn quá nhỏ, nghiên cứu chỉ mới tập trung ở 7 xã ở 2 huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây, chọn mẫu theo phương pháp điều tra thuận tiện nên có thể chưa phản ánh đầy đủ và chính xác thực trạng của hộ nghèo ở vùng Gò Công. Để có cái nhìn toàn diện hơn và chính xác về nghèo ở vùng Gò Công cần phải có những nghiên cứu rộng hơn, sâu hơn nữa để việc đo lường chính xác hơn, giúp các nhà hoạch định

chính sách có thẩm quyền có được giải pháp phù hợp hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.

Còn một số yếu tố khá quan trọng có thể có khả năng tác động đến các hộ nghèo của vùng mà đề tài chưa đề cập như ý chí thoát nghèo, tâm lý ỷ lại, chính sách kinh tế xã hội của địa phương, vốn xã hội của hộ… đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu bổ sung để vấn đề nghèo của vùng được xem xét bao quát toàn diện hơn và giải quyết triệt để hơn.

Những kiến nghị về vấn đề nghèo trong đề tài chỉ là những đề xuất chung mang tính định hướng, để áp dụng trong thực tiễn cần phải có những nghiên cứu chi tiết hơn. Chẳng hạn như mô hình kinh tế lượng đã chứng minh rằng số người di cư có ảnh hưởng đến khả năng nghèo của một hộ gia đình ở vùng Gò Công. Tuy nhiên vấn đề di cư luôn phức tạp vì di cư có hai mặt tích cực và tiêu cực. Để có chính sách di cư hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế cho vùng, rất cần những nghiên cứu cụ thể hơn về vấn đề này.

Kết luận chương 4: Với mong muốn giúp cho công tác giảm nghèo của vùng Gò Công đạt hiệu quả cao hơn, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp như nâng cao hiệu quả hoạt động nông nghiệp, đồng thời phát triển công nghiệp dịch vụ; tạo điều kiện thuận lợi để lao động di cư của địa phương có được việc làm tốt; giảm qui mô hộ; cải thiện năng suất đất nông nghiệp của hộ; nâng cao hiệu quả giáo dục và một số kiến nghị cấp tỉnh và cấp trung ương để nâng cao hiệu quả giảm nghèo của vùng Gò Công. Tuy nhiên, đây là chỉ các giải pháp mang tính định hướng, cần phải có những nghiên cứu bổ sung sâu hơn nữa để giúp cho các hộ nghèo trong vùng cải thiện chất lượng cuộc sống.

KẾT LUẬN

Qua nội dung trình bày trong các phần trên, đề tài được đúc kết thành các luận điểm chính sau:

1.Hệ thống cơ lý thuyết về nghèo bao gồm: các quan niệm về nghèo, các phương xác định đối tượng nghèo, các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo, các mô hình nghiên cứu về nghèo và một số công trình nghiên cứu về nghèo ở Việt Nam.

2.Sơ nét về tình hình kinh tế xã hội của vùng Gò Công, thực trạng về nghèo của tỉnh Tiền Giang và vùng Gò Công.

3.Dựa theo dữ liệu khảo sát từ 152 hộ ở 7 xã của vùng Gò Công bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tác giả đã dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích tình trạng nghèo theo các yếu tố, dùng mô hình Logit để lượng hóa và tìm ra các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến nghèo của vùng Gò Công bao gồm: nghề nghiệp chính của chủ hộ, số lao động di cư của hộ, qui mô hộ, diện tích đất nông nghiệp, trình độ học vấn của chủ hộ.

4.Dựa vào kết quả của mô hình kinh tế lượng, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo của vùng Gò Công bao gồm các nhóm giải pháp sau: các giải pháp giúp nâng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các hộ hoạt động trong nông nghiệp, đồng thời phát triển công nghiệp dịch vụ để tạo ra nhiều việc làm hơn; các giải pháp hỗ trợ để giúp cho quá trình di cư của lao động địa phương hợp lý hơn và mang lại lợi ích kinh tế cao hơn; giảm qui mô hộ bằng các biện pháp như tuyên truyền giáo dục, kế hoạch hóa gia đình…; nâng cao năng suất đất nông nghiệp; chú trọng nâng cao trình độ cho người dân trong vùng, đặc biệt là chú trọng giáo dục phổ thông.

Điểm mới của đề tài nghiên cứu là đã dùng mô hình kinh tế lượng chỉ ra các yếu tố tác động đến xác suất nghèo của một hộ gia đình ở vùng Gò Công.

Do đó, các giải pháp đề xuất tập trung hơn và sát thực tế hơn. Mặc dù vậy đề tài còn một số hạn chế như mẫu điều tra còn quá nhỏ, còn một số yếu tố tác động đến nghèo của vùng Gò Công mà tác giả chưa đề cập, các nhóm giải pháp chưa thật cụ thể… nên rất cần có các nghiên cứu bổ sung để giúp cho công tác giảm nghèo của vùng Gò Công đạt hiệu quả cao hơn.

TAØI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2008 của các nhà tài trợ tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Bảo trợ xã hội, Hà Nội, 12/2007.

2. Cục thống kê Tiền Giang (2008), Niên giám thống kê Tiền Giang năm 2007. 3. Cục thống kê Tiền Giang (2008), Thông báo tình hình kinh tế xã hội tỉnh

Tiền Giang năm 2007.

4. Nguyễn Trọng Hoài, Nguyễn Khánh Duy (2008), Phương pháp nghiên cứu

định lượng cho lĩnh vực kinh tế trong điều kiện Việt Nam, đề tài nghiên

cứu khoa học cấp trường, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Trọng Hoài, Võ Tất Thắng, Lương Vinh Quốc Duy (2005), Nghiên cứu ứng dụng các mô hình kinh tế lượng trong phân tích các nhân tố tác động nghèo đói và đề xuất giải pháp xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Đông

Nam Bộ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Đại học kinh tế thành phố

Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp: Lý thuyết và thực tiễn, Nhà xuất bản Thống Kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Đinh Phi Hổ (2006), Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn, Nhà xuất bản Thống Kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Đinh Phi Hổ (2008), Kinh tế học nông nghiệp bền vững, Nhà xuất bản Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Hải Hữu, Vụ trưởng vụ TBXH – Bộ lĐTBXH (2006), Tài liệu cán bộ tập huấn làm công tác giảm nghèo cấp xã, thôn, bản, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

10. Harvey B. King, di cư, dịch viên: Lê Thủy (2006)

http://www.kinhtehoc.com/index.php?name=News&file=article&sid=91.

11. George J.Borjas, Kinh tế học lao động, Biên dịch: Nguyễn Trung Anh (2000), Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Bùi Quang Minh (2007), Những yếu tố tác động đến nghèo ở Tỉnh Bình Phước và một số giải pháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Hoàng Ngọc Nhậm, Vũ Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Ngọc Thanh, Dương Thị Xuân Bình, Ngô Thị Tường Nam, Nguyễn Thành Cả ((2008), Giáo trình kinh tế lượng, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Nhóm hành động chống đói nghèo (PTF) (2003), Đánh giá nghèo có sự tham

gia của cộng đồng tại đồng bằng Sông Cửu Long, Hà Nội.

15. Nicholas Minot (IFPRI), Bob Baulch (ids), Michael Epprecht (IFPRI) phối hợp với tác chiến lập bản đồ nghèo liên bộ (2003), Đói nghèo và bất

bình đẳng ở Việt Nam: Các yếu tố về địa lý và không gian, Hà Nội.

16. Ngân hàng phát triển Châu Aù (2005), Sổ tay đánh giá nghèo đói và thị

trường có sự tham gia, Nơi xuất bản: Cơ quan đại diện thường trú tại Việt

Nam, Hà Nội.

17. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS, Nhà xuất bản thống kê, Thành Phố Hồ Chí Minh.

18. World Bank (2008), Điểm lại: Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam tại Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Sapa.

19. Viện khoa học xã hội Việt Nam (2006), Báo cáo nghèo và giảm nghèo giai

đoạn 1993 – 2004, Hà Nội

20. Trương Thanh Vũ (2007), Những nhân tố tác động đến nghèo đói ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2003 – 2004, luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Thông tư số 04/2007/TT-BLĐTBXH của BLĐTBXH về việc hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm.

Phụ lục 1: Kiểm định mối quan hệ giữa nhóm chi tiêu và vùng

Noidinhcu * loaingheo Crosstabulation

Loại nghèo

Tổng Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá giàu Giàu

Nơi định cư Bình Nghị Count 9 5 3 0 2 19 % within Noidinhcu 47.4% 26.3% 15.8% .0% 10.5% 100.0% Kiểng Phước Count 8 6 2 0 0 16 % within Noidinhcu 50.0% 37.5% 12.5% .0% .0% 100.0% Bình Đông Count 10 13 2 2 2 29 % within Noidinhcu 34.5% 44.8% 6.9% 6.9% 6.9% 100.0% Bình Xuân Count 7 6 1 3 2 19 % within Noidinhcu 36.8% 31.6% 5.3% 15.8% 10.5% 100.0% Thành Công Count 8 6 7 1 0 22 % within Noidinhcu 36.4% 27.3% 31.8% 4.5% .0% 100.0% Yên Luông Count 9 10 6 2 1 28 % within Noidinhcu 32.1% 35.7% 21.4% 7.1% 3.6% 100.0% Thạnh Trị Count 7 7 2 3 0 19 % within Noidinhcu 36.8% 36.8% 10.5% 15.8% .0% 100.0% Total Count 58 53 23 11 7 152 % within Noidinhcu 38.2% 34.9% 15.1% 7.2% 4.6% 100.0% Chi-Square Tests

Value df Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square 23.282a 24 .503

Likelihood Ratio 26.327 24 .337

Linear-by-Linear Association .632 1 .427

N of Valid Cases 152

a. 21 cells (60.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .74.

Giả thiết không: H0: Hai biến độc lập

Giả thiết đối: H1: Hai biến có mối quan hệ với nhau Với mức ý nghĩa 0,05 (ứng với mức độ tin cậy 95%)

Kết quả Sig. =0.503 > 0,05 nên ta chấp nhận giả thiết H0. Kết luận rằng: Yếu tố vùng không có quan hệ với nhóm chi tiêu

Phụ lục 2: Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính của chủ hộ và diện tích đất nông nghiệp

Group Statistics

Giới

tính N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Diện tích đất nông

nghiệp

Nữ 51 .424 .4365 .0611

Nam 101 .523 .5854 .0583

Independent Samples Test

Levene's Test for Equality of

Variances t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Diện tích đất nông nghiêp Equal variances assumed 1.751 .188 -1.072 150 .285 -.0995 .0928 -.2830 .0839

Equal variances not

assumed -1.179 128.909 .241 -.0995 .0844 -.2666 .0675

Kiểm định phương sai (xem cột thứ 4) bảng 2

Sig. = 0,188 > 0,05: phương sai của diện tích đất nông nghiệp của 2 nhóm nam và nữ bằng nhau.

Dùng kết quả kiểm nghiệm t ở dòng thứ 1 cột thứ 7 bảng 2: Sig. = 0,285 > 0,05 : sự khác biệt về diện tích đất nông nghiệp của 2 nhóm giới tính chủ hộ là không có ý nghĩa.

Phụ lục 3: Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính của chủ hộ và chi tiêu

Group Statistics

Giới

tính N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

Chi tiêu bình quân

0 51 7284.74 3432.306 480.619

1 101 7560.87 4350.281 432.869

Independent Samples Test

Levene's Test for Equality of

Variances t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Chi tiêu bình quân Equal variances assumed 3.227 .074 -.395 150 .693 -276.133 698.699 -1656.697 1104.431 Equal variances not assumed -.427 123.414 .670 -276.133 646.816 -1556.422 1004.156

Kiểm định phương sai (xem cột thứ 4) bảng 2

Sig. = 0,074 > 0,05: Phương sai của diện tích đất nông nghiệp của 2 nhóm nam và nữ bằng nhau.

Dùng kết quả kiểm nghiệm t ở dòng thứ 1 cột thứ 7 bảng 2: Sig. = 0,693 > 0,05: Sự khác biệt về diện tích đất nông nghiệp của 2 nhóm giới tính chủ hộ là không có ý nghĩa.

Phục lục 4:Kiểm định trình độ học vấn trung bình của chủ hộ với nhóm chi tiêu Descriptives Học vấn của chủ hộ N Mean Std. Deviation Std. Error 95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound Nghèo 58 4.45 2.549 .335 3.78 5.12 0 11 Khá nghèo 53 7.15 3.201 .440 6.27 8.03 1 15 Trung bình 23 7.96 3.686 .769 6.36 9.55 2 14 Khá giàu 11 9.00 4.336 1.307 6.09 11.91 2 15 Giàu 7 9.43 3.952 1.494 5.77 13.08 5 14 Total 152 6.48 3.573 .290 5.91 7.05 0 15

Test of Homogeneity of Variances

Học vấn của chủ hộ

Levene Statistic df1 df2 Sig.

4.383 4 147 .002

Sig.= 0,002 <0,05 => phương sai của trình độ học vấn trung bình của chủ hộ là khác nhau

ANOVA

Học vấn của chủ hộ

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 444.133 4 111.033 11.000 .000

Within Groups 1483.808 147 10.094

Multiple Comparisons

Học vấn của chủ hộ

Tamhane (Dùng trong trường hợp phương sai khác nhau) (I) loại

nghèo

(J) loại nghèo

Mean

Difference (I-J) Std. Error Sig.

95% Confidence Interval Lower Bound Upper Bound

Nghèo Khá nghèo -2.703* .553 .000 -4.28 -1.12 Trung bình -3.508* .838 .002 -6.04 -.98 Khá giàu -4.552 1.349 .058 -9.22 .12 Giàu -4.980 1.531 .142 -11.27 1.31 Khá nghèo Nghèo 2.703* .553 .000 1.12 4.28 Trung bình -.806 .886 .990 -3.44 1.83 Khá giàu -1.849 1.379 .898 -6.53 2.83 Giàu -2.278 1.557 .873 -8.50 3.94 Trung bình Nghèo 3.508* .838 .002 .98 6.04 Khá nghèo .806 .886 .990 -1.83 3.44 Khá giàu -1.043 1.517 .999 -5.91 3.82 Giàu -1.472 1.680 .994 -7.56 4.62 Khá giàu Nghèo 4.552 1.349 .058 -.12 9.22 Khá nghèo 1.849 1.379 .898 -2.83 6.53 Trung bình 1.043 1.517 .999 -3.82 5.91 Giàu -.429 1.985 1.000 -7.02 6.16 Giàu Nghèo 4.980 1.531 .142 -1.31 11.27 Khá nghèo 2.278 1.557 .873 -3.94 8.50 Trung bình 1.472 1.680 .994 -4.62 7.56 Khá giàu .429 1.985 1.000 -6.16 7.02

Phục lục 5:Kiểm định trình độ học vấn trung bình của chủ hộ theo giới tính

Group Statistics

Giới

tính N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 95)